II. Thực trạng thu hút đàu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội
5. Tình hình thu hút vốn đầutư nước ngoài phân theo ngành
Mấy năm gần đây đầu tư trực tiếp nước ngoài hàu như đã có mặt ở tất cả các lĩnh vực ngành nghề Hà Nội góp phần tạo ra ngành nghề mới, năng lực mới, phương thức sản xuất kinh doanh mới. FDI như thổi một làn gió vào làm cho nền kinh tế thêm
năng động và chuyển dịch theo hướng phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Bảng 10: Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo ngành oqr HN 1988-2005.
Đơn vị: triệu USD, %
TT Ngành VĐK Tỷ trọng VTH Tỷ trọng %VTH/VĐK 1 Công nghiệp 4317.5 39.2 1874.72 43.5 43.42 2 Dịch vụ 6363.5 57.8 2327.24 54 36.57 3 Nông lâm nghiệp 319 2.9 107.74 2.5 33.77 Tổng 11000 100 4309.7 100 39.17
Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội.
Qua số liệu trên thì lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất với 6363.5 triệu USD chiếm tỷ trọng 57.8% vốn đăng ký và 54% tỷ trọng vốn thực hiện . Tiếp đó là lĩnh vực công nghiệp với vốn đang ký là 4317.5 triệu USD tương ứng với 39.2% tỷ trọng. Thấp nhất là nông lâm nghiệp chiếm 2.9% vốn đăng ký.Đây là điều khác so với tình hình chung của cả nước. Tỷ trọng của ngành công nghiệp là cao nhất chiếm 61% gần gấp đôi ngành dịch vụ ( 32%), nông lâm nghiệp chiếm 7%. Sở dĩ như vậy là do Hà Nội có diện tích nhỏ, mật độ dân cư đông, quỹ đất đêt kêu gọi đầu tư có hạn , nếu tập trung vào ngành công nghiệp thì sẽ thiếu đất để xây dựng nhà máy, ngoài ra còn là ô nhiễm môi trường
Trong giai đoạn đầu các nhà đầu tư nước ngoài thường tập trung đầu tư vào các lĩnh vực khách sạn , văn phòng, căn hộ, giao thông, bưu điện bởi các lĩnh vực này thu được lợi nhuận cao. Tuy nhiên lĩnh vực bất động sản chiếm tỷ lệ cao nhất( khoảng >50%) trong khi cả nước lĩnh vực dầu khí chiếm tỷ lệ cao nhất(>25%).Sau một thời gian gần như đóng băng thị trường bất động sản đang sôi động trở lại.Luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các dự án bất động sản và vốn đầu tư gián tiếp thông qua thị trường chứng khoán đang dần biến bức tranh ảm đạm của thị trường bất động sản Thủ đô thời gian qua thành một bức vẽ giàu sức sống hơn trong năm 2007. Ngày nay do gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong nước và sự điều tiết của thị trường nội địa nên các nhà đầu tư nước ngoài cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn lĩnh vực đầu tư nhằm mục tiêu đem lại lợi nhuậ cao nhất. Và xu hướng là chuyên sang lĩnh vực công nghiệp và các loại hình dịch vụ khác.
Một số lĩnh vực được Hà Nội ưu tiên thu hút FDI là công nghiệp điện tử-tin học- thiết bị điện, cơ kim khí, vật liệu xây dựng cao cấp, trang phục thời trang, thể thao, dược phẩm, mỹ phẩm, chế biến thịt gia súc-gia cầm. Thành phố cũng muốn thúc đẩy nguồn vốn FDI vào việc phát triển trung tâm tài chính ngân hàng; các khu đô thị mới ở phía Bắc sông Hồng; trung tâm văn phòng-thương mại-triển lãm, trung tâm đào tạo-nghiên cứu-phát triển tại Bắc sông Hồng; khu công nghệ cao tại Hà Nội…
Mục tiêu đẩy mạnh phát triển công nghiệp lên 14% cơ cấu. Phương hướng chung của Thành phố là chuyển từ mô hình Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp sang Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp, lại đặt vấn đề đưa Công nghiệp phát triển nhanh hơn. Có mục tiêu như trên bởi vì từ thực tế so sánh giữa năm 2005 và năm 2004, Công nghiệp tăng l l ,29%, trong khi Dịch vụ chỉ tăng được 10,43%. Tương tự, năm 2006 so với 2005, Công nghiệp đã tăng l1,29%, trong khi Dịch vụ chỉ tăng được l l%. Chính vì vậy, Hà Nội xác định Công nghiệp phải đi trước để tạo nền, đến một mức độ nhất định thì sẽ đẩy Dịch vụ tăng nhanh hơn, chuyển dần từ cơ cấu kinh tế Công nghiệp - Dịch vụ sang Dịch vụ - Công nghiệp. Thêm nữa, lưu ý công nghiệp nói ở đây theo khái niệm mở rộng, bao gồm cả Xây dựng. Và hiện Xây dựng thường chiếm 1/3 tổng giá trị GDP của Công nghiệp mở rộng. Cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng đang trong thời kỳ đẩy mạnh xây dựng, không thể không tăng phần đóng góp của Xây dựng. Công nghiệp chế biến cũng đang chuyển dần từ thô sang tinh, từ kỹ thuật thấp sang kỹ thuật, cao. Chính phải trên nền công nghiệp tinh, kỹ thuật cao, mới có điều kiện phát triển ngành Dịch vụ trở thành mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của thành phố.
Ưu tiên phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những thành quả mà ngành nông nghiệp đạt được đã góp phần quan trọng vào sự phát triển tương đối toàn diện của đất nước trong năm 2006. Thủ tướng nhấn mạnh: "Phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn gắn với cải thiện đời sống của người nông dân luôn là vấn đề trọng tâm, luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm ưu tiên. Sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước sẽ không thành công nếu chúng ta không chú trọng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn". Thủ tướng chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thời gian tới cần nhanh chóng đề xuất các chính sách để thúc đẩy ngành
nông nghiệp phát triển theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội ở nông thôn; tập trung sản xuất lương thực, cây công nghiệp; đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất...
Trong lĩnh vực ngành ngân hàng phát triển thị trường vốn, thành lập các ngân hàng mới..., đã đạt được mục tiêu ổn định tiền tệ, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế, đồng thời kiềm chế lạm phát ở mức thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cũng trong năm, các ngân hàng thương mại đã phát huy hiệu quả kinh doanh, hoàn thiện hơn về năng lực trình độ quản lý, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Năm 2006 là năm đánh dấu bước tiến bộ vượt bậc của ngành ngân hàng trong việc kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái, tăng nhanh dự trữ ngoại tệ (thêm 2,5 tỷ USD), tích cực cải cách thể chế và hiện đại hoá công nghệ phù hợp hơn với chuẩn mực quốc tế. Đặc biệt, hệ thống các ngân hàng thương mại, nhất là ngân hàng thương mại cổ phần đã có những bước tiến lớn về quy mô hoạt động, mạng lưới và năng lực cạnh tranh....