III. Đánh giá tình hình thu hút đầutư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội
1. Thành công trong thu hút FDI
1.3. FDI tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng lao động
Một điều kiện quan trọng để cải thiện đời sống nhân dân là phải tạo ra nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Do đó, vấn đề giải quyết việc làm có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế thành phố. Khu kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng một vai trò tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ này.
Bảng 14 : Đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong giải quyết việc làm ở Hà Nội 2001-2005. Đơn vị : Người,% Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Số lao động của khu vực FDI 28310 28050 35971 39663 44000 Tổng số lao động 283100 280500 342580 360572 338461 Tỷ trọng 10 10 10.5 11 13
Nguồn : Niên giám thống kê Hà Nội.
Số lao động trong khu vực FDI Hà Nội 2001-2005 0 10000 20000 30000 40000 50000 2001 2002 2003 2004 2005 Năm S ố n g ư ờ i số lao động
Qua bảng số liệu ta thấy đóng góp của khu vực FDI vào giải quyết việc làm , tăng thu nhập cho người lao động không ngừng tăng lên. Trong khu vực kinh tế nước ngoài, phần lớn số lao độnglàm việc trong các doanh nghiệp liên doanh( chiếm tỷ trọng trên 64%).
1.4.Tạo và tăng thu ngân sách cho thành phố
Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian qua đã và đang là nguồn thu quan trọng, đóng góp vào việc gia tăng nguồn thu Ngân sách, tạo khả năng chủ động hơn trong việc cân đối Ngân sách của thành phố.Đặc biệt, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp và chế xuất trên địa bàn Hà Nội chiếm vị thế rất quan trọng trong khu vực các doanh nghiệp FDI, cụ thể, mặc dầu chúng chỉ chiếm 16% tổng số dự án, 18% tổng vốn đăng ký, song đó chiếm tới 43% tổng doanh thu, 88% tổng kim ngạch xuất khẩu, 18% tổng nộp ngân sách nhà nước và 35% số việc làm mà các dự án FDI tạo ra tính đến 10/03/2005.Năm
2006, khối đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 15% tổng đầu tư xã hội trên địa bàn, đóng góp khoảng 16% GDP, 38% tổng kim ngạch xuất khẩu, tạo 10% tổng thu ngân sách cho thành phố, và thu hút trên 60.000 lao động. Thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 35.117 tỷ đồng, băng 101% dự đoán và tăng 14% so thực hiện năm 2005.
Bảng 15: Cơ cấu thu ngân sách trên địa bàn thành phố. 2001-2005 Đơn vị: % 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng thu NS nhà nước 100 100 100 100 100 100 Khu vực kinh tế trong nước 94.2 93.4 93.0 89.5 89 90 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
5.8 6.6 7.0 10.5 11 10
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội
Mức đóng góp của khu vực FDI vào ngân sách ngày càng tăng tạo khả năng chủ động trong cân đối ngân sách và giảm bội chi ngân sách.
1.5.FDI góp phần chuyển giao và nâng cao năng lực công nghệ mới của nền kinh tế, góp phần tăng nhanh năng suất lao động .
FDI đã góp phần nâng cao năng lực công nghệ và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thông qua FDI, nhiều công nghệ mới, tiên tiến đã được du nhập vào như thiết kế, chế tạo máy biến thế, dây chuyền tự động lắp ráp, hàng điện tử, công nghệ thông tin..., đặc biệt trong các lĩnh vực viễn thông, khai thác dầu khí, hoá chất, điện tử và phát triển một số ngành mũi nhọn của đất nước. Một số ngành sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu trong nước như dệt, may, sản xuất giầy dép cũng thu hút được công nghệ thuộc loại trung bình và tiên tiến ở khu vực. ĐTNN đã đem lại những mô hình quản lý tiên tiến, phương thức kinh doanh hiện đại trong nhiều ngành kinh tế; thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, nâng cao hơn chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.
Trình độ công nghệ, thiết bịcủa các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Hà Nội
(Tính theo giá trị)
STT Chỉ tiêu %
A Chia theo trình độ công nghệ 100
1 Công nghệ tiên tiến 85
2 Công nghệ trung bình 15
3 Công nghệ lạc hậu -
B Chia theo trình độ thiết bị 100
1 Thiết bị mới 78
2 Thiết bị đã qua sử dụng (giá trị còn lại trên 70%)
17
3 Thiết bị cũ 5
4 Thiết bị lạc hậu -
Đánh giá một cách tổng thể, các doanh nghiệp có vốn FDI nhìn chung đều có trình độ cao hơn, xử lý môi trường tốt hơn doanh nghiệp trong nước và đạt trình độ phổ cập ở các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, doanh nghiệp FDI cũng là những đơn vị đi đầu trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.FDI đã đem lại mô hình quản lý tiên tiến, phương thực kinh doanh hiện đại trong nhiều lĩnh vực kinh tế, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.