I. Mục tiêu, nhu cầu, định hướng và các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầutư nước
1. Mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế xã hội Hà Nội thời gian tới
1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tới năm 2010.
Bước vào kế hoạch 5 năm 2006-2010, Hà Nội đựơc kế thừa những thành quả phát triển của giai đoạn trước và những kinh nghiệm đã tích luỹ trong quá trình khai thác các nguồn lực cũng như công tác chỉ đạo điều hành. Hà Nội cũng có thể tận dụng các cơ hội mới mà trong nước và quốc tế đem lại tuy nhiên cũng không tránh khỏi các thách thức trên mọi phương dịên kinh tế xã hội.
• Mục tiêu tổng quát
Hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, Thành phố chủ động sáng tạo phát huy mọi tiềm năng nguồn lực, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, xây dựng nền tảng vật chất ký thuật , nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Hà Nội phải thực hiên tốt vai trò là trung tâm đầu não về văn hoá, giáo dục, khoa học, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước và có uy tín trong khu vực.
• Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế thủ đô thời gian tơi.
Chuyên dịch cơ cấu kinh tế phải phát huy được các lợi thế so sánh, tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế thủ đô theo hướng CNH-HĐH. chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng độ mở cửa nền kinh tế, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng, phát huy được vai trò tiên phong của nền kinh tế thủ đô.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến tiến, chuyển sang dịch vụ Dịch vụ- Công nghiệp- Nông thôn. Dịch vụ chất lượng cao đóng vai trò trọng yếu. Dự kiến đến năm 2010 cơ cấu kinh tế thủ đô là: Dịch vụ 56-56.2%; Công nghiệp 42.4-42.6%, Nông nghiệp 1.3-1.4%
Trong ngành dịch vụ thứ tự ưu tiên cho các loại hình là : Dịch vụ phát triển kinh tế tri thức( viễn thông- CNTT-KHCN, TC-NH, Bảo hiểm); dịch vụ phục vụ con người( y tế, giáo dục...); dịch vụ khác như thương mại du lịch...
Đối với ngành công nghiệp phát triển có chọn lọc, tập trung phát triển nhanh hơn vào các ngành : công nghệ tin học. Công nghệ dịch vụ mới, công nghệ chế tạo khuôn mẫu, công nghiệp điện tử, cơ khí chính xác và dược hoá mỹ phẩm, đây là những ngành đòi hoi có trình độ công nghệ cao.
Nông nghiệp, quy hoạch ổn định vùng sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng nngành chăn nuôi , thuỷ sản, giảm bớt tỷ trọng ngành trồng trọt.
1. 2. Nhu cầu vốn đầu tư xã hội và vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2006-1010. 2006-1010.
Bảng 19: Các chỉ tiêu định hướng về đầu tư nước ngoài ở Hà Nội giai đoạn 2006-2010. TT Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 1 Vốn đầu tư và số dự án Tổng vốn FDI đăng ký Triệu USD 850 995 1164 1361 1593 Tổng số dự án FDI đăng ký Dự án 95 111 130 152 178
2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tổng đầu tư xã hội
Tổng vốn FDI thực hiện Triệu USD 420 491 575 673 787 Tỷ lệ so với tổng đầu tư xã hội % 14 14 15 15 15 3 Thu ngân sách trên địa bàn khu vực đầu tư FDI Triệu USD 240 281 329 384 450 4 Tỷ trọng khu vực FDI trong tổng giá trị sản xuất CN % 35 35 36 36 36 5 Tổng kim Triệu 800 936 1095 1281 1499
ngạch xuất khẩu hàng hoá khu vực FDI USD 6 Số lao động có việc làm mới FDI trong năm
Người 5000 5850 6850 8000 9370
Nguôn : Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội.
Như vậy trong 5 năm 2006-2010, Hà Nội cần thu hút vốn đầu tư nứơc ngoài khoảng 2.423 triệu USD( tương đương khoảng 37.257 tỷ đồng). Vốn thực hiện trong tổng đầu tư đăng ký dự kiến khoảng 5000 triệu USD( tốc độ tăng trung bình là 15%). 1. 3. Định hướng phát triển thành phố Hà Nội đến năm 2010.
Cùng với mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân 11-12%/năm trong giai đoạn 2006 – 2010, yêu cầu hàng đầu trong phát triển kinh tế thủ đô trong những năm tới là nâng cao chất lượng phát triển, chủ động chuyển mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực và sản phẩm có hàm lượng chất xám, hàm lượng công nghệ và hàm lượng chế biến cao, có triển vọng thị trường trong nước, quốc tế và phù hợp lợi thế so sánh của Thủ đô.Cơ cấu kinh tế phát triển ở trình độ tiên tiến, chuyển sang Dịch vụ- Công nghiệp-Nông nghiệp. Dịch vụ chất lượng cao đóng vai trò trọng yếu. Dự kiến cơ cấu kinh tế năm 2010 là : Dịch vụ 56-56.2% ; Công nghiệp 42.4-42.6% , Nông nghiệp 1.3-1.4%. Tập trung trọng tâm vào chuyển dịch cơ cấu nội ngành kinh tế và ứng dụng công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả đầu tư. Phát triển các ngành, lĩnh vực tạo nền tảng, có tính liên kết, liên ngành và đáp ứng tính đồng bộ thị trường cao, đồng thời từng bước hình thành và phát triển các bộ phận, lĩnh vực và thành phần cơ bản của kinh tế tri thức: Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, tự động hóa, viễn thông, giáo dục đào tạo chất lượng và trình độ cao… Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng và quản lý chất lượng của các ngành dịch vụ trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu hiện đại và tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với từng lĩnh vực và sản phẩm cụ thể. Ưu tiên phát triển các dịch vụ đô thị, các dịch vụ phục vụ trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và đối ngoại (như: tài chính, ngân hàng, du lịch, thương mại, tư vấn...). Chủ động giữ vững và mở rộng thị trường ở trong và ngoài nước. Tăng cường cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ du lịch, khai thác có hiệu quả các điểm, tuyến du lịch đã có và
tiếp tục mở rộng, xây dựng mới các tuyến du lịch liên tỉnh, liên quốc gia, phát triển mạnh các dịch vụ du lịch – hội họp, du lịch – sinh thái, du lịch – văn hóa, du lịch – chữa bệnh và du lịch – học tập…; phấn đấu tăng giá trị sản xuất ngành du lịch hàng năm 16-18%. Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu và tăng cường xuất khẩu dịch vụ, nhất là xuất khẩu lao động (kể cả lao động qua đào tạo có chất lượng và trình độ cao). Phát triển các dịch vụ cho nông nghiệp và nông thôn (điện, nước, tài chính, văn hóa, y tế, giáo dục và tiêu thụ sản phẩm...) vừa mang tính hiện đại, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống.
Mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế với phương thức đa dạng, có trọng tâm, trọng điểm; lựa chọn các đối tác chiến lược, đối tác lớn, đối tác tiềm năng trong quá trình hợp tác. Coi trọng việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch, các dự án và các cam kết hợp tác kinh tế và quản lý đô thị giữa Hà Nội với các thành phố lớn trong nước và quốc tế.
Tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại: kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn phấn đấu tăng bình quân 13 - 15%/năm, trong đó xuất khẩu địa phương tăng bình quân 15 - 17%/năm. Phấn đấu thu hút vốn FDI được 2,5 - 3 tỷ USD và 0,7 - 1 tỷ USD vốn ODA trong giai đoạn 2006-2010.
Chỉ tiêu 2005 2010 Tổng diện tích Trong đó * Đất ở đô thị * Đất chuyên dùng 920.97 km2 4.3% 28.2% 920.97 km2 6.4% 32.3%
Dân số 3.1 triệu người 3.6-3.7 triệu người
Tốc độ tăng GDP bq năm giai đoạn 11-12% (2001-2005) 11-12% (2006-2010) GDP bq đầu người 1500$ 2450-2500$ Nhà ở đô thị bq người 7.5 m2 9-10 m2
Cơ cấu kinh tế
* Công nghiêp. 40.5%
57.5%
41.2%-41.4% 57.3-57.5%
* Dịch vụ * Nông nghiệp
2% 1.1-1.3%
Cấp nước sạch 120 lít nứơc/ngày 150-160 lít/ ngày
Diện tích cây xanh bq đầu người
5.5m2 6.5-7%
Tỷ lệ giao thông công cộng đáp ứng nhu cầu đi lại
25% 30-35%
Nguồn : UBND thành phố Hà Nội
1. 4. Các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài :
- Phát triển các ngành công nghiệp điện tử- tin học- thiết bị điện, cơ-kim khí , vật liệu xây dựng cao cấp, trang phục thời trang và thể thao, dược mỹ phẩm, chế biến thịt gia xúc gia cầm.
- Phát triển trung tâm tài chính- ngân hàng. - Đầu tư phát triển các khu đô thị bắc song hồng.
- Phát triển trung tâm văn phòng- thương mại-triển lãm, trung tâm đào tạo- nghiên cứu-phát triển tại Bắc Sông Hồng.
- Đầu tư phát triển khu công nghệ cao tại Hà Nội.
- Phát triển khu công viên giải trí Yên Sở, Cổ Loa sóc sơn
- Xây dựng 2 bệnh viện quy mô 500-1000 giường tại gia lâm Đông Anh. - Kè vở và khai thác khu vực hai bờ song hồng.
- Cải tạo và phát triển các khu tập thể cũ thành các khu đô thị mới, hiện đại và hạ tầng hoàn chỉnh.