Quan điểm và định hướng thu hút FDI thời gian tới

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội (Trang 65 - 68)

I. Mục tiêu, nhu cầu, định hướng và các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầutư nước

2. Quan điểm và định hướng thu hút FDI thời gian tới

2.1. Quan điểm thu hút FDI

Việc tăng cường thu hút FDI đáp ứng yêu cầu phát triển thủ đô Hà Nội cần xuất phát từ những quan điểm sau:

Thứ nhất, duy trì nhất quán, ổn định, lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực bên ngoài, nhất là FDI. Cần thống nhất nhận thức về tầm quan trọng, triển vọng và

các điều kiện hoạt động của FDI trong đời sống kinh tế-xã hội đất nước, khắc phục những lệch lạc, dao động, thiếu nhất quán trong nhận thức, cơ sở pháp lý và chỉ đạo thực tiến quá trình thu hút FDI cả trước mắt và lâu dài.Coi FDI là một bộ phận hữu cơ quan trọng về vốn và kinh doanh của nền kinh tế đất nước.

Thứ hai, coi trọng đồng bộ hoá các giải pháp, tạo thuận lợi và bình đẳng tối đa đồng thời

đáp ứng cao nhất các yêu cầu hội nhập đã cam kết, tạo những ưu đãi mọi mặt không thua kém mức cao nhất của các nước khu vực về môi trường đầu tư cho FDI. Có rất nhiều yếu tố liên quan trực tiếp và gián tiếp, trước mắt và lâu dài đến động thái, các quyết định đầu tư và việc triển khai các dự án FDI đã đăng ký. Vì vậy, cần có các giải pháp đồng bộ, thống nhất và đặc biệt là cần đứng từ góc độ nhà đầu tư để xây dựng các ưu đãi, tạo mọi điều kiện bình đẳng và thuận lợi nhất cho họ hoạt động, định hướng và khuyến khích họ kinh doanh phù hợp mục tiêu lợi nhuận theo đuổi, phù hợp khuôn khổ luật pháp và các yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội quốc gia và địa phương, ngành.

Thứ ba, kết hợp chặt chẽ, hiệu quả dòng FDI với các nguồn vốn đầu tư phát

triển khác, nhất là vốn trong nước. Để phát triển kinh tế-xã hội đất nước cần nhiều vốn được “hợp lưu” từ các dòng chảy khác nhau: nhà nước-ngoài nhà nước, trong nước-ngoài nước, đầu tư gián tiếp-đầu tư trực tiếp v.v. , song không được tách rời chức năng và môi trường hoạt động của từng loại vốn, mà cần hoà nhập chúng một cách tổng thể, hiệu quả. Cần định hướng, khuyến khích và chủ động tổ chức sự gắn kết, hợp tác, hỗ trợ kinh tế lẫn nhau giữa các loại hình doanh nghiệp và thành phần kinh tế trong toàn bộ nền kinh tế, trong từng ngành, từng địa phương, từng dự án đầu tư phát triển, cả đầu tư trong nước lẫn ĐTNN.

Thứ tư, Thu hút FDI càng nhiều càng tốt, nhưng không phải bằng mọi giá mà

cần gắn với quy hoạch, với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và từng bước tiếp cận nhanh nền kinh tế tri thức; phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả nền kinh tế; giữ vững độc lập tự chủ, an ninh quốc gia và định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm sự lành mạnh xã hội và môi trường sinh thái.

Thứ năm, đa dạng hoá cơ cấu nguồn FDI và các hình thức ĐTNN. Đồng thời, dành quan tâm và ưu tiên đặc biệt đối với các nhà đầu tư lớn, dự án lớn, có tiềm năng lớn về tài chính, nắm công nghệ nguồn; và cả những công nghệ nhỏ nhưng chuyển

giao công nghệ hiện đại hoặc phát triển các vùng sâu, vùng xa hay trong các lĩnh vực cần phát triển được chọn lựa thích hợp.

2.2. Định hướng thu hút FDI của Hà Nội trong thời gian tới.

- Khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút và sử dụng FDI vào tất cả các lĩnh vực mà pháp luật không cấm, không thuộc lĩnh vực loại trừ vì lý do quốc phòng, an ninh, bao gồm: sản xuất và dịch vụ phục vụ sản xuất; công nghiệp chế biến nhất là chế biến nông-lâm-thuỷ sản, khoáng sản, nguyên nhiên liệu; sản xuất hàng xuất khẩu, trong đó ưu tiên đặc biệt cho sản xuất có sử dụng nguyên liệu trong nước và tỷ lệ nội địa hoá cao; các dự án ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dầu khí, dự án phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, kinh doanh xây dựng nhà ở, khu đô thị mới. - Tiếp tục thu hút và mở rộng cho các dự án FDI vào những địa bàn có nhiều lợi thế để phát huy vai trò của các vùng, các KCN, KCX tập trung, khu du lịch mà Hà Nội chưa có điều kiện khai thác. Khuyến khích và dành các ưu đãi tối đa cho ĐTNN vào những vùng có nhiều điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đẩy mạnh đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng ở các địa bàn này bằng các nguồn vốn khác, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ĐTNN. Tập trung thu hút FDI vào các KCN tập trung đã hình thành theo quy hoạch được phê duyệt.

- Khuyến khích các nhà ĐTNN từ tất cả các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Hà Nội, thực hiện chủ trương đa phương hoá các đối tác ĐTNN để tạo thế chủ động trong mọi tình huống. Cùng với việc tiếp tục thu hút các nhà đầu tư truyền thống ở châu á, ASEAN vào các dự án mà họ có kinh nghiệm và thế mạnh như chế biến nông sản, sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu... cần chuyển hướng sang các đối tác Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ nhằm tranh thủ tiềm lực vốn, công nghệ, kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; chú ý các dự án lớn, dự án vừa và nhỏ nhưng công nghệ hiện đại.

- Đa dạng hoá các hình thức doanh nghiệp FDI, đặc biệt là mở rộng hình thức công ty hợp danh, công ty đa mục tiêu, ... Tất cả các thành phần kinh tế có đủ điều kiện đều được tham gia vào liên doanh, hợp tác đầu tư với nước ngoài, kể cả thể nhân. Khuyến khích và mở rộng hơn nữa cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp có vốn ĐTNN với doanh nghiệp trong nước để tạo ra môi trường cạnh tranh sôi động, lành mạnh, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển trong khuôn khổ của luật pháp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w