V. QUÁ TRÌNH OXY HÓA PARAFIN THÀNH ACID CACBOXYLIC
2. Oxy hóa parafin rắn thành acid béo tổng hợp:
Khi oxy hóa parafin với số nguyên tử C trung bình khoảng 30 thì hiệu suất acid cacboxylic đạt 80%, trong đó:
C1 - C4: 5 - 10% → là những acid thấp phân tử, hòa tan trong nước C5 - C6: 3 - 5%
C7 - C9: 8 - 10% → là những acid không tan trong nước, được sử dụng để điều chế các rượu tương ứng, hoặc để sản xuất các chất hóa dẻo, dầu mỡ bôi trơn.
C10 - C16: 25 - 28% → sản xuất xà phòng bột C17 - C20: 15 - 20% → sản xuất xà phòng cục >C20 : 20 - 25% → sản xuất xà phòng cục Phần còn lại: có chứa các acid dicacboxylic
- Xúc tác và nồng độ chất xúc tác:
Xúc tác : dung dịch H2O - KMnO4 hoặc MnO2 hoặc muối Mn2+
Nồng độ: KMnO4 0.2 ÷ 0.3%m Chất kích động: NaOH hay KOH
Tỷ lệ tối ưu của chất kích động so với xúc tác: Mn2+ : K+ = 1 : 1 - Nhiệt độ: Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng
Chẳng hạn để đạt được %C từ 30 ÷ 35% ở t = 80oC sau τ = 110h ở t = 100oC sau τ = 38h ở t = 110oC sau τ = 24h
- Ap suất: sự oxy hóa thực hiện ở áp suất khí quyển khi không khí được sục vào tháp phản ứng qua cơ cấu phân tán chứa một số lượng vừa đủ các lỗ có φ = 1 ÷ 2mm.
-Thời gian phản ứng: Trong tất cả các điều kiện này và với số lượng xúc tác đã cho như trên thì quá trình oxy hóa sẽ xảy ra trong thời gian τ = 15 ÷ 20h.
Hình 5: Sơ đồ công nghệ oxy hóa parafin rắn
1- Bình khuấy trộn; 2- Tháp oxy hóa; 3,6- Tháp rửa; 4- Bình nung 5- Bình lắng; 7,8- Thiết bị xà phòng hóa; 9- Bộ phận TĐN 10- Nồi hấp 11- Lò nung ống xoắn 12,13,16- Bộ phận tách; 14,15- Thùng khuấy
17- Bộ phận làm nguội 18- Bơm 19-Van điều áp
Thuyết minh: Parafin nhập liệu và sản phẩm từ giai đoạn phân tách (gọi là phần chưa xà phòng hóa I) theo tỷ lệ 1:2 cũng như chất xúc tác sẽ trộn lẫn trong thiết bị (1); sau đó đưa qua tháp (2) tiến hành oxy hóa gián đoạn. Khí ở trên tháp sẽ qua tháp (3) và rửa bằng H2O nhằm hấp thụ các acid thấp phân tử; sau đó được đưa đi đốt trước khi thải ra môi trường.
Sản phẩm sinh ra sau khi làm nguội xuống 80 ÷ 90oC sẽ đưa qua bộ phận lắng (5) (ở đây sẽ tách xúc tác và đưa đi tái sinh) sau đó đưa qua tháp rửa (6) để tách các acid cao phân tử và thấp phân tử từ tháp (3) ra khỏi nước rửa.
Hỗn hợp các acid sẽ được xử lý bằng dung dịch xôđa ở thiết bị xà phòng hóa (7) để chuyển acid thành muối và bằng dung dịch kiềm trong thiết bị xà phòng hóa (8):
2 RCOOH + Na2CO3 → 2 RCOONa + CO2 + H2O RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH
Sự xà phòng hóa các chất khó thuỷ phân thực hiện dưới áp suất 2MPa trong bộ phận trao đổi nhiệt (9) và nồi hấp (10) ở 180oC. Trong nồi hấp sẽ tách được dung dịch muối ra khỏi phần chưa xà phòng hóa I, phần này được trở về chuẩn bị hỗn hợp ban đầu. Sản phẩm đáy của nồi hấp (10) vẫn còn chứa 1 ít chất chưa xà phòng hóa sẽ được chưng tách ở nhiệt độ cao. Để thực hiện quá trình này cần nung nóng trong lò nung ống xoắn (11) lên tới 320 ÷ 340oC và tiết lưu hỗn hợp để tách các chất dễ bay hơi trong bộ phận tách (12). Sau đó hơi sẽ được ngưng tụ trong thiết bị trao đổi nhiệt và phân tách thành 2 pha trong thiết bị tách (13): pha nước và pha hữu cơ. Pha hữu cơ này gọi là phần chưa xà phòng hóa II và có thể đưa trở lại oxy hóa hay đưa đi tách rượu.
Xà phòng từ thiết bị tách (12) sẽ hoà tan vào trong nước ở thiết bị trộn (14) và được xử lý bằng H2SO4 trong thiết bị (15); sau đó đem tách dung dịch muối trong thiết bị (16) ra khỏi acid tự do. Các acid tự do này sẽ được chưng trong các tháp chưng phân đoạn (trên sơ đồ không biểu diễn) ở 1,33Pa gồm nhiều phân đoạn acid C5 - C6; C7 - C9; C10 - C16; C17 - C20; phần còn lại chính là hỗn hợp acid >C20 và acid dicacboxylic.
Nhược điểm: + làm việc gián đoạn + sản lượng ít
+ nhiều sản phẩm phụ
Khắc phục: + tiến hành liên tục
+ tạo khả năng sử dụng tối đa các phế phẩm (các acid cacboxylic thấp phân tử, acid dicacboxy lic ...)
VI. Quá trình oxy hóa napten thành rượu và ceton:* Đặc điểm: + thực hiện ở pha lỏng