Mục đích: chủ yếu sản xuất các hợp chất trung gian monome trong công nghiệp để sản xuất các sản phẩm như nhựa, dung môi, thuốc trừ sâu, chất tải nhiệt từ các

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ hoá dầu (Trang 75 - 76)

để sản xuất các sản phẩm như nhựa, dung môi, thuốc trừ sâu, chất tải nhiệt... từ các nguồn nguyên liệu: CH4, C2H6, C3H8, C2H4, C2H2... mà các hydrocacbon này có thể thu nhận từ nhiều nguồn khác nhau: khí tự nhiên, khí đồng hành, khí của các quá trình chế biến thứ cấp như FCC, RC...

- Chia làm 2 quá trình : + Clo hóa parafin

+ clo hóa olefin

1. CLO HÓA PARAFIN1.1. Đặc điểm 1.1. Đặc điểm

- quá trình clo hóa parafin được thực hiện theo phản ứng thế với cơ chế gốc tự do - trong công nghiệp: CH4, C2H6, C3H8... được sử dụng nhiều nhất, quá trình thường được tiến hành trong pha khí và ở các nhiệt độ khác nhau của chất tham gia phản ứng, không có sự cắt mạch C - C.

- với các parafin nặng hơn, thường dùng các phân đoạn C10 - C13, C14 - C17, C20 - C38 ... được tiến hành trong pha lỏng, ở nhiệt độ thấp 80 ÷ 100oC và có thể xảy ra sự cắt mạch C - C, trong trường hợp đó gọi là quá trình Clorolyse.

- quá trình clo hóa các parafin là quá trình toả nhiệt mạnh nhưng lượng nhiệt toả ra nhỏ hơn quá trình flo hóa và lớn hơn quá trình brom hóa. Quá trình Iot hóa là quá trình thu nhiệt.

- khi phân tử lượng của parafin lớn thì quá trình Clo hóa xảy ra chậm hơn; do đó để tăng tốc độ phản ứng có thể dùng các giải pháp:

+ dùng xúc tác + dùng nhiệt

- đối với những quá trình xảy ra với vận tốc lớn sẽ dễ gây cắt mạch C-C; để khắc phục người ta thường dùng các biện pháp sau:

• cho thừa parafin

• pha loãng parafin trong một dung môi thích hợp

• pha loãng Cl2 bằng một khí trơ

• tiến hành phản ứng với nhiệt độ thấp.

1.2. Cơ chế quá trình : quá trình xảy ra theo cơ chế gốc qua các giai đoạn sau

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ hoá dầu (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)