- Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để hạch toán số lượng và giá trị từng loại vật tư theo từng kho Định kỳ từ 15 đến 10 ngày,
2.3.2.2. Cách tính lương
* Công nhân trực tiếp sản xuất trong công ty.
Đối với công nhân sản xuất, công ty tiến hành trả lương theo số lượng sản phẩm của tổ, xưởng sản xuất ra tỷ lệ với lượng sản phẩm đã nhập kho trong tháng của công ty.
Qua khảo sát thực tế, công ty Cổ phần Giầy- Phúc Yên kết hợp với bên đối tác đã xây dựng lên đơn giá của từng sản phẩm cho bộ phận sản xuất trực tiếp như sau:
Biểu số 09:
Bảng đơn giá sản phẩm
ĐVT: đồng
STT Tên bộ phận Cao Trung Thấp
1 Chặt 134.5 125.12 111.82
2 In 145.66 138.6 123.83
3 Đế 150.87 143.68 128.41
4 May 1285.41 1224.2 1094.12 5 Thành hình 586.41 558.48 499.14
Trong đó đơn giá tiền lương sản phẩm của các bộ phận sản xuất được phân theo cấp bậc như sau:
+ Sản phẩm loại cao: những sản phẩm khó làm. + Sản phẩm loại trung: những sản phẩm trung bình. + Sản phẩm loại thấp: những sản phẩm dễ làm.
Một số sản phẩm được hoàn thành là nhờ có sự đóng góp của một dây truyền sản xuất trong đó cố bộ phận lao động trực tiếp ( công nhân trong các tổ đội sản xuất ) và các bộ phận lao động gián tiếp ( khối hành chính) bởi vậy khi trả lương cho người lao động phải đảm bảo sao cho công bằng, hợp lý đúng với chế độ tiền lương Nhà nước quy định là một vấn đề vô cùng phức tạp.
Để đảm bảo yêu cầu trên một cách tốt nhất, việc hạch toán tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp tại công ty Cổ phần Giầy- Phúc Yên đã tiến hành như sau:
- Tại phòng lao động - tiền lương nhà máy, căn cứ vào bảng chấm công, bảng báo sản phẩm của các tổ, phân xưởng sản xuất, nhân viên kinh tế cân đối thời gian lao động rồi tính tổng quỹ lương cho từng người lao động. Sau khi tính toán hợp lý nhân viên kinh tế lập bảng thanh toán tiền lương theo từng tổ,
từng phân xưởng, và tổng hợp các bảng thanh toán này lập thành bảng tổng hợp thanh toán lương.
- Tại công ty Cổ phần Giầy- Phúc Yên tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất được tính theo trình tự sau:
Bước 1: Xác định quỹ lương cho từng phân xưởng
Bước 2: Tính ngày công quy đổi:
Hàng tháng, tổ, phân xưởng xác định bậc thợ cho từng lao động trong tổ, phân xưởng gồm:
+ Công nhân tay nghề loại 1 + Công nhân tay nghề loại 2 + Công nhân tay nghề loại 3 + Công nhân tay nghề loại 4
Đồng thời tương ứng với mỗi bậc thợ được quy định hệ số ngày công quy đổi như sau:
+ Loại 1= hệ số 1 + Loại 2= hệ số 0.9 + Loại 3= hệ số 0.8 + Loại 4= hệ số 0.7
Sau đó tính tổng ngày công quy đổi cho mỗi tổ, phân xưởng theo công thức:
Bước 3: Xác định đơn giá ngày công sản phẩm đối với từng loại cấp bậc công nhân
SV: Phạm Thu Trang 57 Lớp: K2-KTTHA
Quỹ lương của các phân xưởng Tổng sản lượng SP loại cao Đơn giá SP loại cao = x Tổng sản lượng SP loại trung + Đơn giá SP loại trung Tổng sản lượng SP loại thấp Đơn giá SP loại thấp x + x Ngày công quy đổi = Ngày công CN loại 1 x 1 + Ngày công CN loại 2 x 0.9 + Ngày công CN loại 3 x 0.8 + Ngày công CN loại 4 x 0.7
Bước 4: Tính lương của từng công nhân:
VD: Tính lương sản phẩm của công nhân: Dương Thị Nga Mã số: 1338
Hưởng đơn giá lương công nghiệp bậc 3: 33.157 đồng Ngày công quy đổi: 35
Lương sản phẩm công nhân Dương Thị Nga: 35 x 33157 = 1.160.495 đồng
Dương Thị Nga là tổ phó tổ may A12 do vậy chị được lĩnh thêm 120.000 (đồng) tiền phụ cấp trách nhiệm
Tổng cộng số tiền lương của chị là: 1.280.495 (đồng)
* Nhân viên quản lý phân xưởng
Căn cứ vào thời gian làm việc, cấp bậc lương nhân viên kinh tế để tính lương cho bộ phận quản lý phân xưởng ( cán bộ chức danh dưới hiện trường) theo CT:
SV: Phạm Thu Trang Lớp: K2-KTTHA
Đơn giá ngày công SP của CN loại 2 =
Đơn giá ngày công SP
của CN loại 1 x 0.9
Đơn giá ngày công SP
của CN loại 3 = Đơn giá ngày công SP của CN loại 1 x 0.8
= x 0.7
Đơn giá ngày công SP
của CN loại 4 Đơn giá ngày công SP của CN loại 1
58 Lương SP của
một CN =
Số ngày công quy đổi của
một CN x
ĐG ngày công SP của một CN
Hệ số lương = Lương bình quân ngày công tác tổ trưởng trong xưởng x 1,2 Hệ số lương
Hệ số lương = Lương bình quân xưởng dây truyền x 1,1 Lương phải trả CB chức danh hiện trường Số ngày công lao động thực tế = ĐG ngày công + Lương trách nhiệm x ĐG ngày công của CBCD hiện trường
= ĐG bình quân trong tổ Hệ số lương ngày công x
Hệ số lương = Lương bình quân ngày công trong tổ x 1,05 Hệ số lương = Lương bình quân ngày công
trong tổ x 1,1
BQ lương trách nhiệm của các tổ Tổng quỹ lương của tổ, phân xưởng Đơn giá công SP của công
Trong đó:
+) Hệ số lương ngày công được quy định như sau:
Quản đốc:
Phó quản đốc và dây truyền:
Tổ Trưởng:
Tổ Phó:
+) Lương trách nhiệm được quy định cụ thể như sau:
Tổ trưởng:
Lương trách nhiệm =10% lương bình quân công nhân trong tổ.
Tổ phó:
Lương trách nhiệm = 6% lương bình quân công nhân trong tổ.
Phó GĐ: Quản đốc:
Lương trách nhiệm = BQ lương trách nhiệm của các tổ trưởng x 1,5 VD: Tính lương tổ trưởng phòng KCS in thêu ( chị Đặng Thị Thuỷ ) ĐVT: đồng
- Đơn giá bình quân ngày công trong phân xưởng in thêu: 28.550 - Đơn giá bình quân ngày công của tổ trưởng: 28.550 x 1.1 = 31.450 - Số ngày công lao động thực tế: 30 ngày
- Lương trách nhiệm tính được: 140.000
- Vậy số lương tổ trưởng đóng thùng được hưởng là: 30 x 31.405 + 140000 = 1.083.500
Trong kỳ nếu sản xuất ra càng nhiều sản phẩm, đơn giá ngày công của công nhân trong tổ càng cao thì khoản tiền lương trả cho cán bộ chức danh hiện trường càng cao hơn. Khoản tiền lương của bộ phận quản lý phân xưởng cũng được tính toán và phản ánh vào bảng phân bổ số 2 - " Bảng phân bổ lương và BHXH".
* Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán công ty sử dụng TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” chi tiết cho từng đơn đặt hàng.
* Chứng từ và sổ sách sử dụng:
Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng các chứng từ sau: - Chứng từ hạch toán số lượng lao động và cơ cấu lao động: sổ báo lương các phân xưởng, các quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, bãi miễn, sản phẩm thải, chuyển công tác, quyết định chờ hưu, quyết định tăng lương…
- Chứng từ hạch toán thời gian lao động: bảng chấm công, bảng kê khai công tính lương.
- Chứng từ hạch toán kết quả, năng suất lao động: báo cáo năng suất lao động, báo cáo tỷ lệ hoàn thành kế hoạch, phiếu xét điểm…
- Chứng từ tiền lương, các khoản trích theo lương và các khoản phải trả khác: giấy ốm, thai sản, quyết định thưởng ngày lễ, tết, thưởng đột xuất cho tổ đội, cá nhân có thành tích xuất sắc…
Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng các sổ sách sau: - Sổ giao ca.
- Sổ theo dõi tính lương từng phân xưởng. - Sổ thanh toán lương
- Bảng phân bổ tiền lương.
- Sổ cái TK 334, TK338, TK662.
Đối với các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất bao gồm BHXH, BHYT được tính trên cơ sở tiền lương cơ bản của công nhân: BHXH 15%, BHYT 2%, riêng KPCĐ được tính bằng 2% lương thực tế của công nhân. Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương, Bảng tổng hợp thanh toán lương, kế toán tiền lương lập Bảng phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ cho các tổ đội sản xuất và các bộ phận trong công ty.
Việc hạch toán tiền lương trên thực tế của công ty thực hiện theo phương pháp trực tiếp: chi phí nhân công trực tiếp của công nhân sản xuất ở tổ đội trong dây chuyền sản xuất nào thì tập hợp cho chính sản phẩm của dây chuyền sản xuất đó. Điều này xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ của công ty được phân chia thành các dây chuyền, các giai đoạn sản xuất cụ thể. Vì vậy việc hạch toán TK 622 được theo dõi chi tiết dễ dàng, nhanh chóng và chính xác.
Sau khi hoàn thành công việc của mình, kế toán tiền lương chuyển toàn bộ Bảng tổng hợp lương của từng tổ đội sản xuất trong từng phân xưởng cùng các chứng từ gốc cho kế toán tổng hợp để kế toán tổng hợp tiến hành ghi chép số liệu vào Nhật ký chứng từ số 7 và làm căn cứ để ghi sổ cái TK 622.
Kế toán tổng hợp vào sổ cái theo định khoản như sau: Nợ TK 622: 3.304.020.004
Có TK 334: 2.835.597.730 Có TK 3382: 56.711.956 Có TK 3383: 363.273.810 Có TK 3384 : 48.436.508
Như vậy tổng chi phí nhân công trực tiếp trong tháng 1/2009 là: 3.304.020.004 (đồng).
2.3.3.Hạch toán chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là những chi phí còn lại ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong quá trình sản xuất cần hạch toán vào giá thành sản phẩm. Tuỳ theo đặc điểm sản xuất của ttừng doanh nghiệp mà chi phí sản xuất chung có thể bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Đối với công ty cổ phần Giầy – Phúc Yên, chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố sau:
Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ sản xuất. Chi phí khấu hao TSCĐ.
Chi phí sửa chữa lớn Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Chi phí SXC khi phát sinh sẽ được hạch toán theo từng yếu tố cụ thể.
*Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng:
Là khoản tiền lương, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của bộ phận quản lý phân xưởng như quản đốc, tổ trưởng… Khoản tiền lương này được áp dụng trả theo hình thức lương thời gian nhưng có gắn với mức độ hoàn thành sản xuất kinh doanh của phân xưởng.
Cách tính lương nhân viên quản lý phân xưởng đã được trình bày ở mục 2.3.2.2 trang 59
Trong kỳ nếu sản xuất ra càng nhiều sản phẩm, đơn giá ngày công của công nhân trong tổ càng cao thì khoản tiền lương trả cho cán bộ chức danh hiện trường càng cao hơn. Khoản tiền lương của bộ phận quản lý phân xưởng được tính toán và phản ánh trên bảng thanh toán lương đồng thời số liệu này là căn cứ để kế toán tiến hành ghi vào bảng số 2 - “Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội”.
Theo số liệu trên bảng phân bổ số 2 kế toán ghi định khoản như sau: Nợ TK 627: 238.500.000
Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của bộ phận quản lý phân xưởng được kế toán phản ánh vào Bảng phân bổ số 2 - “ Bảng phân bổ lương và BHXH”
Căn cứ vào bảng phân bổ số 2 kế toán định khoản như sau: Nợ TK 627: 31.195.276
Có TK 338: 31.195.276 ( Có TK 3382: 4.770.000 Có TK 3383: 23.316.420 Có TK 3384: 3.108.856 )
* Chi phí vật liệu, CCDC sản xuất.
Chi phí vật liệu sản xuất được kế toán trong công ty phản ánh vào TK 627 gồm vật liệu như dầu máy dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ… thuộc phân xưởng quản lý và sử dụng.
Chi phí CCDC được kế toán công ty phản ánh vào TK 627 bao gồm: các chi phí về CCDC dùng trong phân xưởng như: dụng cụ cầm tay, giá đỡ, quần áo bảo hộ cho công nhân sản xuất và các đồ dùng khác…
Chi phí vật liệu, CCDC xuất dùng chung cho các phân xưởng được tiến hành theo dõi hàng ngày đến cuối tháng kế toán tổng hợp và phản ánh sô liệu này trên sổ Nhật ký-chứng từ số7 và Sổ cái TK 627 theo định khoản như sau:
Nợ TK 627: 176.770.000
Có TK 152: 129.930.000 Có TK 153: 176.770.000
* Chi phí khấu hao TSCĐ
Căn cứ vào kết quả tính toán hàng kỳ, kế toán lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Số khấu hao TSCĐ phục vụ cho việc quản lý chung toàn công ty được tập hợp vào TK 642 “ Chi phí quản lý Danh nghiệp”, tài sản phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng, tổ sản xuất thì tập hợp vào TK 627. Căn cứ vào số liệu kế toán phân bổ khấu hao TSCĐ tính vào chi phí SXC đối với TSCĐ phục vụ cho sản xuất ở tổ. phân xưởng sản xuất sản phẩm (máy móc,
thiết bị, nhà xưởng…) phản ánh trên bảng tính khấu hao TSCĐ, kế toán ghi: Nợ TK 627: 45.800.000
Có TK 214: 45.800.000
* Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí dịch vụ mua ngoài là khoản tiền mà công ty chi ra để mua các khoản dịch vụ bên ngoài phục vụ cho hoạt động của phân xưởng như: điện, nước, điện thoại… Khoản tiền này công ty có thế trả người bán bằng TM, TGNH.
- Hàng tháng căn cứ vào phiếu chi TM với mục đích phục vụ cho sản xuất chung như: chi tiền mặt thanh toán cho công ty nước, bưu điện… kế toán tập hợp chi phí này vào chi phí SXC (TK 627). Số liệu này được phản ánh trên NKCT số 1 theo định khoản:
Nợ TK 627: 37.711.800 Có TK 111: 37.711.800
- Căn cứ vào giấy báo điện của chi nhánh điện lực Phúc Yên, kế toán phản ánh khoản phải trả như sau:
Nợ TK 627: 43.557.600 Có TK 331: 43.557.600 * Chi phí sửa chữa lớn
Toàn bộ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trong công ty được tập hợp vào TK 142 sau đó sẽ được tính vào chi phí của nhiều kỳ hạch toán bằng cách trích trước chi phí.
TK 142 được dùng để phản ánh các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ hạch toán lên chưa thể tính hết một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh mà phân bổ dần cho các kỳ tiếp theo. Các khoản chi phí trả trước được hạch toán vào TK 142 ở công ty bao gồm các khoản sau:
+ Chi phí sửa chữa lớn máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất như sửa chữa máy may, máy cắt, xuất dùng CCDC có giá trị lớn…
+ Chi phí sửa chữa lớn nhà xưởng như: chi phí gia công lắp trần chống nóng…
Vào đầu năm, công ty sẽ dựa vào kế hoạch số lượng sản phẩm sản xuất của năm đó và tình trạng cụ thể của máy móc thiết bị trong từng dây chuyền để quyết định kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ cho cả năm đó.
Khi các khoản chi phí trả trước phát sinh, căn cứ vào các chứng từ hợp lệ kế toán ghi sổ tập hợp toàn bộ chi phí trả trước phát sinh và định kỳ tiến hành phân bổ, tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Việc phân bổ chi phí trả trước được tính vào chi phí sản xuất theo CT:
Sau khi xác định được chi phí trả trước trong kỳ được sự cho phép của tổng công ty, kế toán công ty kết chuyển trực tiếp khoản chi phí này vào tổng chi phí sản xuất trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 627: 14.500.000 CóTK 142: 14.500.000
Số chi phí trả trước phát sinh trong kỳ được kế toán tổng hợp phản ánh trên Nhật ký chứng từ số 7 và đến cuối tháng làm căn cứ để ghi vào Sổ cái TK 142.
* Tập hợp chi phí sản xuất chung.
Việc tập hợp chi phí sản xuất chung sẽ được tiến hành vào thời điểm cuối tháng trên cơ sở số liệu Nhật ký-chứng từ số 7 được thể hiện ở Sổ cái TK 627.