- Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để hạch toán số lượng và giá trị từng loại vật tư theo từng kho Định kỳ từ 15 đến 10 ngày,
3.3.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Giầy Phúc Yên.
tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Giầy - Phúc Yên.
Đề xuất 1: Về việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất – chi phí phải trả:
Chi phí trích trước là những khoản chi tiêu phát sinh trong tương lai và đã được dự toán, có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ hiện tại.
Mục đích của việc trích trước là để ổn định chi phí sản xuất trong các kỳ, tránh sự đột biến.
Do đặc điểm hoạt động sản xuất và tính chất tổ chức sản xuất của công ty mang tính thời vụ do vậy công ty nên trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép để tránh được sự biến động bất ngờ khi hạch toán chi phí sản xuất.
Để tiến hành được, công ty cần có kế hoạch trích trước và mở TK 335 dể phản ánh từng khoản trích trước. Công ty phải xác định tỷ lệ trích trước hàng tháng, tỷ lệ này được xác định căn cứ vào số lượng công nhân sản xuất, mức lương trung bình của mỗi công nhân, thời gian nghỉ phép bình quân của mỗi công nhân trong năm và mức lương trả cho công nhân sản xuất trong thời gian để tính cho phù hợp. Đồng thời các bảng phân bổ, bảng kê kế toán mở thêm cột phản ánh TK 335 cho phù hợp.
Đề xuất 2: Về hạch toán lương của nhân viên phân xưởng.
Đồng thời công ty nên có chế độ khen thưởng phù hợp cho từng công nhân có năng suất cao, làm ra các sản phẩm hoàn thành có chất lượng tốt nhất nhằm phát huy tối đa năng lực của người công nhân sản xuất.
Đề xuất 3: Về khấu hao TSCĐ
Hiện nay ở công ty việc lập báo cáo tài chính được tiến hành 6 tháng một lần.Và việc tính khấu hao TSCĐ cũng chỉ được tính vào cuối kỳ điếu đó sẽ làm cho công tác quản lý TSCĐ nói chung và việc tính khấu hao TSCĐ không được chính xác.Cụ thể với cách tính khấu hao TSCĐ như hiện nay ở công ty thì những TSCĐ tăng hay giảm trong kỳ, từ đầu kỳ này sang đầu kì sau mới được tính khấu hao hoặc thôi không tính. Như vậy công tác tính khấu hao TSCĐ ở công ty chưa đảm bảo độ chính xác cao, kịp thời trong việc phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ trong sản xuất.
Để khắc phục tình trạng này, công ty nên tính khấu hao TSCĐ theo tháng cho phù hợp hơn với chế độ tài chính.
Đề xuất 4: Về hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất.
Thiệt hại trong sản xuất là điều tránh khỏi trong quá trình tiấn hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những thiệt hại này có thể do nguyên nhân khách quan hay chủ quan gây ra những tổn thất bất ngờ làm cho chi phí sản xuất tăng lên, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Các thiệt hại này cần phải được hạch toán đúng, đủ để đảm bảo giá thành sản phẩm của công ty không tăng lên quá cao gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, nhất là đối với công ty cổ phần Giầy - Phúc Yên có đặc điểm là sản xuất theo đơn đặt hàng nên nếu giá thành tăng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất kinh doanh do hợp đồng đã ký kết thì khó có thể thay đổi.
Do có nhiều loại thiệt hại trong sản xuất với các nguyên nhân khác nhau nên cũng phải có các biện pháp khắc phục thích hợp với từng trường hợp cụ thể:
* Với thiệt hại về sản phẩm hỏng:
chất lượng, đặc điểm kỹ thuật sản xuất ( màu sắc, kích cỡ…). Sản phẩm có thể sửa chữa được hoặc không sửa chữa được đều gây ra một khoản thiệt hại là làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh .
Hiện nay công ty không thực hiện hạch toán khoản thiệt hại này là do sản phẩm hỏng của công ty chiếm tỷ lệ không lớn nên thiệt hại về sản phẩm hỏng do thành phẩm gánh chịu. Điều này sẽ làm tăng giá thành sản phẩm một cách giả tạo và làm cho sản phẩm của công ty trở lên khó khăn hơn trong việc cạnh tranh với các đơn vị cùng nghành. Đối với sản phẩm hỏng không sửa chữa được thì chi phí chi ra cho sản phẩm loại này cần loại ra để đảm bảo tính đúng, tính đủ cho các chính phẩm.
Trước tình hình này, công ty nên hạch toán khoản thiệt hại này bằng việc tìm đúng nguyên nhân sản phẩm hỏng để có biện pháp xử lý đúng đắn. Nếu hỏng do lỗi của người lao động thì yêu cầu bồi thường để nâng cao ý thức trách nhiệm trong quá trình sản xuất. Nếu hỏng do lỗi kỹ thuật thì cần có biện pháp xử lý để hanh chế thấp nhất thiệt hại.
* Với thiệt hại do ngừng sản xuất:
Có những nguyên nhân khách quan và chủ quan: thiếu NVL, mất điện… mà công ty có thể gặp phải. Để ổn định chi phí giữa các kỳ hạch toán, công ty nên hạch toán khoản chi phí này băng việc lập kế hoạch với những thiệt hại dự kiến được là có thể xảy ra.
Đề xuất 5: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì quy mô hoạt động của các doanh nghiệp cũng ngày càng tăng, mối quan hệ kinh tế pháp lý mở rộng, làm cho nhu cầu thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin ngày càng phức tạp. Mặt khác các đối tượng sử dụng thông tin kế toán ngày càng nhiều, mục đích sử dụng các đối tượng khác nhau đòi hỏi cung cấp thông tin kế toán hữu ích và chất lượng. Tất cả những điều này khẳng định sự cần thiết phải sử dụng công cụ tính toán hiện đại vào công tác kế toán. Công ty nên nghiên cứu tình hình thực tế để lựa chọn một phần mềm kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý.
Một vài ý kiến khác
diễn ra ngày càng phức tạp không chỉ với riêng nghành nào, do đó mỗi công ty cần tìm cho mình một hướng đi khoa học, phù hợp và phải vươn lên với mục tiêu đặt ra hàng đầu là chất lượng và giá cả. Chất lượng và giá cả là tiêu chí không chỉ có người sản xuất quan tâm mà người tiêu dùng cũng rất quan tâm. Vậy cần phải làm gì và làm như thế nào để có thể tăng chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Theo em, công ty cổ phần Giầy-Phúc Yên cần tổ chức và quan tâm hơn nữa tới một số vấn đề sau đây thì sẽ đem lại hiệu quả kinh tế trước mắt cũng như lâu dài cho công ty.
Thứ nhất: Khai thác tốt năng lực dây chuyền, chỉ đạo, điều hành sản xuất linh hoạt, ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả của công tác đầu tư, xây dựng
Tăng cường quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để giảm chi phí sản xuất , nâng cao hiệu quả:
Thứ hai: Công tác quản lý vật tư, tài sản: - Gắn với trách nhiệm vật chất.
- Sửa đổi, bổ sung quy định quản lý và cách tính khấu hao TSCĐ thật cụ thể sao cho phù hợp với tình hình của công ty trên nguyên tắc quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn.
- Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch nhập xuất vật tư, hạn chế vật tư nhập đột xuất, mua về không cần thiết gây lãng phí ứ đọng vốn.
Thứ ba: Công tác tổ chức sản xuất, quản lý lao động, tiền lương:
- Hoàn thiện nâng cao mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các đơn vị, cơ chế quản lý của công ty cổ phần.
- Rà soát, đánh giá, phân tích số lượng, chất lượng lao động để xác định kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bố trí, sắp xếp lao động nhằm đảm bảo tốt nhu cầu sản xuất và phát triển của công ty trong giai đoạn tới.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ tiền lương, thưởng, các chế độ chính sách liên quan đến người lao động nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho họ.
Thứ tư: Công tác kế hoạch, tài chính:
- Đề xuất, áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kế hoạch; - Tiếp tục thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất và sinh hoạt. Không ngừng thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
- Thường xuyên cập nhật thông tin về chế độ, chính sách của Nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để có kiến nghị kịp thời, lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu
Trên đây là một số nhận xét đánh giá và một số ý kiến đề xuất góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Giầy-Phúc Yên, em hy vọng với vốn kiến thức nhỏ bé còn hạn chế của mình song những ý kiến này sẽ góp phần tích cực trong việc ngày càng hoàn thiện công tác kế toán của công ty.
KẾT LUẬN
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Đặc biệt hiện nay nền kinh tế nước ta đang hoà nhập với nền kinh tế toàn cầu, sự cạnh tranh diễn ra không chỉ ở phạm vi trong nước mà còn mở rộng ra các nước trên thế giới. Do vậy càng đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có biện pháp thích hợp để nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm mình làm ra, giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
Trong những năm qua,với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, công ty cổ phần Giầy – Phúc Yên đã có nhiều biện pháp tiết kiệm chi phí đầu vào, giảm giá thành sản phẩm và tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất.Cho nên giờ đây công ty đã và đang có những bước tiến vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước. Hy vọng rằng công ty sẽ tiếp nối và phát huy hơn nữa những thành tích đã đạt được để đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà.
Khoá luận là kết quả của việc nghiên cứu thực tế công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Do kiến thức và thời gian có hạn nên bản chuyên đề của em không tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bác, các anh, các chị nhân viên phòng kế toán thống kê tài chính Công ty để những hiểu biết của em về công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Đoàn Quang Thiệu cùng tập thể cán bộ nhân viên phòng KT - TK - TC công ty cổ phần Giầy Phúc Yên đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề này.