Kế hoạch hóa chiến lược tiếp thị quốc tế

Một phần của tài liệu Thương mại và tiếp thị lâm sản (Trang 60 - 61)

3. Tiếp thị lâm sản

3.6. Kế hoạch hóa chiến lược tiếp thị quốc tế

Tiếp cận và xâm nhập thị trường quốc tế là một quyết định khó khăn, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải thận trọng và nghiên cứu kỹ càng. Trong quá trình ra quyết định đó, các nguyên tắc cơ bản của tiếp thị như lựa chọn thị trường mục tiêu, hình thành hệ thống các công cụ tiếp thị hỗn hợp… vẫn giữ nguyên giá trị của nó. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các quốc gia khiến các doanh nghiệp cần phải nắm vững môi trường và các quy định pháp lý ở các thị

trường nước ngoài, cũng như phản ứng của khách hàng nước ngoài đối với các kích thích mà doanh nghiệp đưa ra để chinh phục. Những vấn đề này cần được phản ánh trong kế hoạch tiếp thị quốc tế của doanh nghiệp. Nội dung cơ bản của kế hoạch này gồm:

3.6.1. Nghiên cứu môi trường tiếp thị quốc tế

Để có thể tiếp cận thị trường nước ngoài, doanh nghiệp cần nắm được những đặc điểm và xu hướng cơ bản của môi trường tiếp thị quốc tế. Các vấn đề cụ thể cần quan tâm là:

- Các xu hướng cơ bản của nền kinh tế thế giới: Sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài; vị trí thống trị của thị trường Mỹ và của đồng USD đang giảm dần; sự tăng trưởng và vị thế ngày càng tăng lên của thị trường Nhật Bản và EU; sự gia tăng các rào cản thương mại quốc tếđể bảo hộ nền sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh của nước ngoài, đặc biệt là các rào cản phi thuế như các quy định kỹ thuật..; sự phát triển của các thị trường mới nhiều tiềm năng như Trung Quốc, Nga, các nước Arập…

- Các quy định của hệ thống thương mại quốc tế: Các biểu thuế quan, hạn chế số lượng, kiểm soát ngoại hối, tiêu chuẩn kỹ thuật… ở mỗi thị trường khác nhau là khác nhau. Ngoài ra, mỗi quốc gia có thể tham gia vào một tổ chức kinh tế quốc tế, ví dụ EEC, APEC, AFTA, NAFTA… mỗi tổ chức có một hệ thống các quy định khác nhau điều chỉnh hoạt động buôn bán quốc tế.

- Môi trường kinh tế của quốc gia nước ngoài: Cần chú trọng đến cơ cấu kinh tế và tính chất phân phối thu nhập trong nước.

- Môi trường chính trị và luật pháp: Cần quan tâm đến các yếu tố như: sựổn định chính trị, bộ máy Nhà nước và hệ thống luật pháp, đặc biệt là các quy định luật pháp liên quan đến các sản phẩm mà doanh nghiệp dự định tiêu thụ ở thị trường nước này, những hạn chế về

ngoại tệ, thái độđối với việc mua hàng nhập khẩu…

- Môi trường văn hóa: cần nghiên cứu các đặc điểm liên quan đến phong tục, tập quán, quy tắc, thông lệ…, đặc biệt là những đặc điểm liên quan đến việc mua bán sản phẩm mà doanh nghiệp dựđịnh tiếp thị trên thị trường nước đó.

Một phần của tài liệu Thương mại và tiếp thị lâm sản (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)