Quyết định các chương trình tiếp thị trên thị trường nước ngoài

Một phần của tài liệu Thương mại và tiếp thị lâm sản (Trang 62 - 63)

3. Tiếp thị lâm sản

3.6.5. Quyết định các chương trình tiếp thị trên thị trường nước ngoài

Doanh nghiệp cần xem xét các công cụ tiếp thị của mình xem có cần thay đổi để phù hợp với tình hình của nước ngoài không và nếu có thì thay đổi đến mức độ nào. Có những doanh nghiệp sử dụng khắp toàn cầu một hệ thống công cụ tiếp thị đã được tiêu chuẩn hóa, nhưng cũng có những doanh nghiệp cá biệt hóa các công cụ này tùy tình hình của nước mà nó xâm nhập. Các quyết định cụ thểđối với từng công cụ tiếp thị hỗn hợp có thể như sau:

- Sản phẩm: Doanh nghiệp có thể giữ nguyên sản phẩm của doanh nghiệp mình mà không có bất kỳ sự thay đổi nào khi xâm nhập thị trường nước ngoài. Họđơn giản là tìm kiếm người mua những sản phẩm đó. Cách này thường được các doanh nghiệp có các sản phẩm tiêu chuẩn hóa áp dụng. Doanh nghiệp cũng có thể thay đổi một số chi tiết của sản phẩm để

thích ứng với điều kiện của thị trường sở tại. Cách thứ ba là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm mới hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của thị trường nước ngoài.

- Giá cả: Doanh nghiệp có thể có các cách lựa chọn khác nhau nhưđịnh giá thống nhất

ở tất cả mọi thị trường, định giá theo thị trường từng nước hoặc định giá căn cứ vào chi phí

đối với từng nước.

- Xúc tiến: Doanh nghiệp có thể cùng triển khai những chiến dịch quảng cáo và xúc tiến nhưđã sử dụng trên thị trường nội địa hoặc thay đổi chúng cho phù hợp với từng thị trường

địa phương. Điều doanh nghiệp cần làm là thay đổi thông điệp xúc tiến. Đơn giản nhất là giữ

nguyên nội dung của thông điệp rồi thay đổi ngôn ngữ, tên gọi và màu sắc cho từng thị trường. Cách thứ hai là sử dụng cùng một đề tài cho toàn bộ thị trường, chỉ thay đổi hình ảnh cho phù hợp với từng thị trường địa phương. Cách thứ ba là thay đổi cảđề tài và cách thể hiện cho phù hợp với từng thị trường cụ thể. Việc sử dụng phương tiện chuyển tải thông điệp cũng cần thay

đổi để phù hợp với từng thị trường.

- Phân phối: Đường dây phân phối sản phẩm của doanh nghiệp đến người tiêu dùng cuối cùng ở nước ngoài gồm các khâu từ bộ phận tiếp thị của doanh nghiệp (người bán) đến

các kênh phân phối liên quốc gia đảm bảo đưa hàng hóa đến biên giới của nước ngoài, và các kênh nội địa của nước ngoài đưa hàng hóa từ biên giới đến người tiêu dùng cuối cùng. Trong

đó, sự khác biệt lớn nhất và phần doanh nghiệp kiểm soát khó nhất là các kênh nội địa của nước ngoài vì giữa chúng có sự khác biệt to lớn về số lượng và loại hình các trung gian, cũng như thông lệ buôn bán giữa họ.

Một phần của tài liệu Thương mại và tiếp thị lâm sản (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)