Đối với rừng tự nhiên đã giao được trên 80 ha để quản lý , bảo vệ hưởng lợi theo quyết định 178/TTG .
4.5.2.2. Mục tiêu của phương án giao đất, giao rừng.
- Nâng cao trách nhiệm bảo vệ và quản lý rừng của người dân, hạn chế được những vụ khai thác rừng bừa bãi của lâm tặc và đảm bảo cho khu rừng phát triển, nâng cao độ che phủ và cải tạo đời sống của người dân miền núi.
- Duy trì và phát triển rừng bền vững nâng cao chất lượng tài nguyên rừng, nguồn nước trên địa bàn.
5.2.2.3. Phương thức giao đất lâm nghiệp.
a. Chọn hình thức giao
Tổ chức họp dân và lấy ý kiến tham gia của toàn dân, tiến hành tổng hợp đưa ra hợp đồng đăng ký đất đai của xã xem xét và đi đến thống nhất hình thức giao như sau: * Đối với rừng tự nhiên: Dựa vào địa hình chia rừng thành từng khu vực cho từng thôn để QLBV cụ thể:
* Đối với rừng trồng: Phân chia từng lô cho các hộ gia đình quản lý, bảo vệ và hưởng lợi quyết định178/TTG
b. Phương pháp thực hiện:
- Dựa trên kết quả QHSD đất
- Dựa vào nhu cầu nhận đất, nhận rừng của hộ gia đình
- Thôn tiến hành nhóm quản lý bảo vệ và được hội đồng đăng ký đất đai xã thống nhất. - Sau khi quyết định giao đất, giao rừng đại diện UBND thị trấn, đại diện phòng tài nguyên môi trường , hạt kiểm lâm, hộ gia đình nhận đất, nhận rừng tiến hành cắm mốc, đánh dấu sau đó đo đếm diện tích cho từng hộ.
4.5.2.4.Quyền lợi và nghĩa vụ người nhận đất.
a. Quyền lợi:
- Có quyền quyết định sử dụng đất theo kế hoạch mình nhưng phải nhằm trong quy định pháp luật.
- Được nhà nước hỗ trợ về vốn và kỉ thuật - Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Được nhà nước bảo vệ khi có người khác xâm phạm, được bồi thường thiệt hại về đất khi bị thu hồi.
- Được quyền tố cáo, khiếu nại.
b. Nghĩa vụ.
- Thực hiện đúng nội dung đã ghi trong thế ước, phương án quản lý bảo vệ rừng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Tuân thủ theo những quy định về bảo vệ môi trường, không làm ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất chung quanh.
- Giao lại đất khi nhà nước có quyết định thu hồi
- Thực hiện biện pháp bảo vệ và khả năng sinh lợi của đất.
4.5.2.5.Quy chế quản lý.
a. Quy chế quản lý và sử dụng rừng tự nhiên
* Một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác động váo từng đối tượng rừng
- Đối với rừng giàu: Khoanh nuôi bảo vệ trồng bổ sung một số loài có nguồn gốc rừng tụ nhiên.
- Đối với rừng trung bình: Cần thiết phải nuôi dưỡng, điều chỉnh và tinh giảm hoá tổ thành, tạo điều kiện cho các cây mục đích chiếm ưu thế và sinh trưởng phát triển nhanh: Chọn cây nuôi dưỡng là những cây có phẩm chất tốt, có giá trị kinh tế cao, chặt bỏ những cây công queo, sâu bệnh, kém giá trị kinh tế, cây phụ trợ, điềuc chỉnh mật độ cây tái sinh căn cứ vào quần thụ mà xác định chặt đảm bảo cho độ tán che phù hợp.
- Đối với rừng ngèo kiệt: Cần phải khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp để tác động vào rừng , làm giàu rừng, kích thích sinh trưởng, phát triển nâng cao sản lượng và chất lượng rừng, đòi hỏi chu lì kinh doanh dài.
Cần tiến hành phúc tra tài nguyên rừng 5 năm 1 lần để theo dõi được diễn biến tài nguyên rừng. Qua đó mới đánh giá mức độ tăng trưởng của rừng nhằm xác định mức độ hưởng lợi từ rừng cho các nhóm hộ.
- Phương thức khai thác và cường độ khai thác: Rừng tự nhiên tại các thôn 1, Phú Cường, 2+ Quyết Tiến, 3B là rừng hỗn giao, nhiều tầng có nhiều cấp tuổi và đường kính khác nhau, chúng ta càn phải áp dụng phương thức khai thác chọn đối tượng khai thác là những cây đạt kích thước nhất định thân theo nhốm gỗ:
- Gỗ nhóm 1 đến nhóm 2: 45cm - Gỗ nhóm 3 đến nhóm 6: 40cm - Gỗ nhóm 6 đến nhóm 8: 30cm
+ Cường độ khai thác: Theo quy định của việc quản lý, bảo vệ và khai thác đối với rừng phòng hộ trong quyết định 178/TTG.
* Trách nhiệm của đối tượng được giao: - Tổ chức tuần tra bảo vệ, kiểm tra rừng.
Khi được giao rừng, các thôn phải tổ chức bảo vệ nghiêm ngặt, lập hồ sơ theo dỏi bảo vệ và báo cáo cho UBND thị trấn về diễn biến tài nguyên rừng hiện tượng chặt phá, định kỳ 1 tháng tổ chức họp thôn 1 lần để nghe các nhóm báo cáo tình hình quản lý, bảo vệ rừng và tổ chức kiểm tra một số diện tích rừng được giao
- Truy quét các đối tượng vi phạm.
Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm, các thôn phối hợp với UBND thị trấn lực lượng kiểm lâm tiến hành theo dõi để bắt quả tang việc khai thác trái phép của lâm tặc.
Sau khi phát hiện dấu hiệu vi phạm của lâm tặc cần tiến hành bắt ngay và đem ra người dân để kiểm điểm và giáo dục theo hương ước thôn bản. Nếu đối tượng còn tiếp tục vi phạm thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. * Công tác phát triển rừng :
Để rừng phát triển bền vững ngoài việc bảo vệ cần tiến hành trồng thêm nhiều loài cây có giá trị kinh tế và các loại lâm sản phụ.
* Công tác tuyên truyền vận động: Nhóm hộ cùng lực lượng kiểm lâm và chính quyền dịa phương mở cuộc họp tuyên truyền cho người dân hiểu về việc bảo vệ rừng và những quy định về đất đai, luật bảo vệ và phát triển rừng.
+ Được quyền trồng xen dưới tán rừng các loại cây công nghiệp,dược liệu, chăn nuôi gia súc và các lợi ích khác của rừng nhưng không được ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây rừng.
+ Được hưởng toàn bộ trồng xen dưới tán rừng và các sản phẩm trong quá trình thực hiện giải pháp kỹ thuật lâm sinh.
+ Được toàn quyền quyết định giá cả vận chuyển mua bán, tìm kiếm thị trường tiêu thụ những sản phẩm do mình làm ra sau khi có xác nhận cảu chính quyền địa phương.
+ Được phép khai thác các lâm sản ngoài gỗ quý như: Mây, tre, mật ong... được tự do tiêu thụ sản phẩm sau khi có xác nhận của kiểm lâm.
+ Được sử dụng sinh cảnh của rừng để kinh doanh và du lịch sinh thái, được xây dựng cơ sở dịch vụ, du lịch nghỉ mát có thủ tục của cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
+ Khi có các dự án đầu tư phát triển kinh tế tại địa phương UBND thị trấn xem xét văn bản đề nghị các dự án, ưu tiên những hộ gia đình tham gia tốt vào công tác bảo vệ và phát triển rừng để tham gia vào hoạt động của dự án đó.
* Quy định về thủ tục thực hiện chính sách hưởng lợi .
UBND thị trấn phối hợp với hạt kiểm lâm sở sẽ tiến hành kiểm kê rừng từng thôn. Nếu trữ lượng được tăng lên thì công tác bảo vệ rừng của thôn đó thực hiện tốt. Đồng thời khi trữ lượng rừng đạt tiêu chuẩn khai thác thì tiến hành làm thủ tục khai thác và thực hiện chế độ hưởng lợi.
Khi thôn có nhu cầu xin khai thác gỗ thì phải làm đơn cấp giấy phép khai thác gỗ. UBND xem xét và trình hạt kiểm lâm.
Khi tiến hành khai thác người được cấp giấy phép khai thác phải báo cáo cho hạt kiểm lâm sở tại địa điểm tập kết gỗ, lâm sản để tiến hành kiểm tra đóng búa kiểm lâm, lập biên bản kiểm tra xác nhận khối lượng nếu là các loại sản phẩm phi gỗ để cho phép vận chuyển sử dụng hợp pháp. Đồng thời tiến hành kiểm tra hiện trường khai thác gỗ , lập biên bản đánh giá hiện trường sau khi khai thác.
4.5.2.6 Quy chế sử dụng đất.
- Sau khi được giao đất, người sử dụng đất phải tiến hành các giải pháp kinh doanh đúng mục đích, đúng quy định kỹ thuật.
- Sau 02 năm kể từ ngày có quyết định giao, hộ gia đình không sử dụng sẽ bị thu hồi theo quy định của pháp luật.
* Nhận xét chung: Về phương án giao đất, giao rừng ở thị trấn Lệ Ninh.
Qua tìm hiểu phương án giao đất, giao rừng ở thị trấn Lệ Ninh chúng tôi thấy, trong quá trình triển khai phương án giao đất, giao rừng còn những bất cập đó là:
- Hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai đã được quan tâm, đổi mới, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng kịp thời những đòi hỏi trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Chế độ hưởng lợi từ rừng phụ thuộc vào lượng tăng trưởng từ sau 10 -15 năm, nên không khuyến khích được bà con nhận rừng.
- Chưa quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của chủ rừng mà chỉ mang tính định hướng chung chung.
- Chưa thực sự thuyết phục, lôi kéo người dân nhận rừng bởi việc tuyên truyền còn khái quát, chưa dẫn chứng cụ thể.
- Thủ tục nhận đất, nhận rừng còn rườm rà, thông thường người dân muốn lấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải qua rất nhiều cửa do đó người dân rất ngại khi nhận đất, nhận rừng dù biết việc làm đó đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Để giải quyết bất cập trên theo tôi:
- Hệ thống chính sách, pháp luật đất đai phải quy định phù hợp với từng thời điểm, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế.
- Phải cho bà con nhận thức được hiệu quả kinh tế mang lại sau này, động viên khuyến khích người dân kiên trì trong sản xuất kinh doanh.
- Quyền lợi và nghĩa vụ của hộ dân nhận rừng phải quy định cụ thể, rõ ràng tránh cải vã, kiện cáo, làm mất đoàn kết giữa các thôn, các gia đình trong thị trấn.
- Đặc biệt cần phải giảm bớt những khâu giây tờ không quan trọng, tránh rườm rà, phức tạp khi làm thủ tục nhận đất, nhận rừng.
4.5.3. Kết quả giao đất, giao rừng ở thị trấn Lệ Ninh huyện Lệ Thủy.
Thị trấn Lệ Ninh đã giao được 35ha cho các công trình dự án và giao 430 ha cho cho 89 hộ gia đình.
Sau khi giao cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình quản lý bảo vệ thì rừng đã thực sự có chủ, rừng được chăm sóc tốt hơn, hạn chế tình trạng phá rừng làm rẫy, khai thác rừng trái phép, trách nhiệm bảo vệ đất rừng được năng lên rỏ rệt, đã giải quyết được công ăn việc làm tại chổ cho một bộ phận lớn của địa phương, góp phần cải thiện đời sống của người dân ở thị trấn Lệ Ninh.
Người dân thị trấn Lệ Ninh khi được giao đất, nhận rừng họ đã biết tận dụng khu đất , khu rừng mình có để sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập kinh tế góp phần đưa đời sống ngày một đi lên.
4.5.4. Tình hình quản lý sử dụng đất ở thị trấn Lệ Ninh huyện Lệ Thủy.
4.5.4.1 Hiện trạng quản lý sử dụng đất đai ở thị trấn Lệ Ninh sau khi thực hiện phương án giao đất, giao rừng.
Bảng 5: Hiện trạng sử dụng đất ở thị trấn Lệ Ninh
TT Loại đất Tổng diện tích ĐVT
I Đất tự nhiên 1135 Ha
1 Đất nông nghiệp 987,39 Ha
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 47.875 Ha
1.2 Đất lâm nghiệp 901,703 Ha
1.3 Đât nuôi trồng thủy sản 3,8 Ha
II Đất phi nông nghiệp 96.698 Ha
III Đât chưa sử dụng 54.582 Ha
- Đất lâm nghiệp 901,703 ha giảm so với năm 2005 là : 5,87ha - Đất nông nghiệp 987,39 ha giảm so với năm 2005 là: 2.33 ha
- Đất sản xuất nông nghiệp 47.875 ha giảm so với năm 2005 là: 3.2ha - Đất nuôi trồng thủy sản 3,8 ha vẫn giữ nguyên.
- Đất phi nông nghiệp 96.698 ha tăng so với năm 2005 là: 9,8 ha - Đất chưa sử dụng 54.582 ha giảm so với 2005 là 5,8 ha
Nguyên nhân của sự tăng giảm trên là do một số diện tích đất nông nghiệp chưa sử dụng được chuyển sang đất phi nông nghiệp dùng để xây dựng các công trình xây dựng công cộng, đất ngĩa địa, an ninh quốc phòng, đất giao thông, thủy lợi cơ sở y tế, giáo dục...
4.6. Hiệu quả công tác giao đất giao rừng ở thị trấn Lệ Ninh.
4.6.1. Hiệu quả kinh tế:
Cuộc sống của người dân ở thị trấn Lệ Ninh trước kia rất khó khăn vì thiếu đất canh tác và sau khi được nhà nước giao đất, giao rừng cuộc sống của người dân của người dân khá giả hơn. Từ năm 2005 trở về trước họ sống cho qua ngày, qua bửa họ thu nhập bình quân dươi 10000đ/ ngày do vậy cuộc sống rất thiếu thốn, con cái không được học hành tử tế mà phải đi củi, đi làm thuê cho các người khác.
Năm 2005 cho đến nay thực hiện phương án giao đất, giao rừng của thị trấn. Đất lâm nghiệp và rừng được giao đến cho từng hộ gia đình trong thị trấn, đã khuyến khích
người dân tham gia sản xuất,trồng rừng, và kết quả mang lại rất cao, hàng năm thu nhập tùe gỗ, họ còn thu nhập các loại lâm sản ngoài gỗ như: Tre, mây, nấm.... Cây ăn quả như: Chanh bưởi ổi.... Một số hộ gia đình đã biết tận dụng quỹ đất của mình để sản xuất mô hình nông lâm kết hợp và thu nhập được nhiều lợi nhuận. Và từ khi có chính sách giao đất giao rừng người dân đã tích cực phát triển kinh tế tập trung làm ăn nhiều mô hình trang trại được mọc lên. Và khi thấy hiệu quả của các mô hình trang trại người dân tham gia đông. Sau 5 năm số lượng các mô hình ngày càng được tăng. Hiện nay toàn thị trấn đã có trên 50 trang trại hoạt động liên quan đến ngành lâm nghiệp. Riêng có 19 trang trại hoạt chuyên về lâm nghiệp chiếm 7,45 trong tổng số trang trại toàn huyện. Cây trồng chủ yếu là tràm, bạch đàn,cao su và các cây phát triển kinh tế.
Bảng 6: Số lượng trang trại Thị trấn Lệ Ninh
Các mô hình trang trại Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Trồng trọt 100 110 125 115 128 120 Chăn nuôi 67 68 70 73 75 80 Trồng trọt-chăn nuôi 11 12 10 14 14 15 Lâm nghiệp 7 8 9 15 17 19
Nông lâm kết hợp 2 2 3 5 3 4
Thuỷ sản 7 8 8 7 9 10
Nông lâm thuỷ sản 8 8 9 5 6 7
Tổng 202 216 234 232 242 255
( Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Lệ Thuỷ)
Từ những mô hình trên người dân có thể thu được từ 15 – 20 triệu từ những mô hình trên. Đời sống người dân ngày càng được đi lên nhiều nhà đã có nhà cao, ti vi , con cái được học hành tử tể.
Có thể nói hiểu quả kinh tế từ công tác giao đất, giao rừng mang lại cho người dân rất rỏ. Nó giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động tại chỗ, tăng thu nhập cho người dân trong xã.
4.6.2. Hiệu quả xã hội
- Quá trình giao đất, giao rừng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục luật bảo vệ rừng và phát triển rừng và nhiều hình thức đa dạng, phong phú và có hiểu quả.
- Nâng cao vai trò của chính quyền địa phương, hộ gia đình. Cá nhân trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
- Nâng cao ý thức, hiểu biết của người dân và đặc biệt đã trau dồi cho cán bộ thị trấn vè nghiệp vụ chuyên môn.
- Làm phát triển các phong trào toàn dân trong thị trấn như thành lập các tổ, đội bảo vệ rừng, phòng cháy rừng, tổ giác, giáo dục, cảm hoá các đội tượng vi phạm.
- Hạn chế các vụ vi phạm như: Đốt rừng, phá rừng, khai thác trái phép, góp phần ổn