C. Ghi nhớ
4.3. Các biện pháp quản lý cỏ dại
Tránh nhiễm hạt cỏ trong hầm ủ phân:
Tập quán nông dân là độn nhiều xác bã thực vật kể cả cỏ có hạt vào hầm ủ phân để hy vọng đạt được lượng phân chuồng nhiều. Đây là biện pháp kỹ thuật không đúng đắn. Nhiệt độ ủ phân trong khoảng từ 65-90o
C trong vòng 4-5 tháng là cần thiết để giết chết hạt cỏ. Các hóa chất dùng để giết chết hạt cỏ trong phân ủ là aerocyan amide (70% hydrated lime + 20,6% N2), metham, ammonium thiocuanate hoặc uramon. Các chất này sẽ tiêu diệt mầm cỏ dại và biến mất trong phân ủ trong vòng 6-8 tuần.
Ngăn cản cỏ lây lan qua nông cụ, gia súc:
Ngăn không cho gia súc di chuyển từ vùng ruộng nhiều cỏ sang ruộng sạch cỏ bởi vì chúng có thể làm rơi hạt cỏ dại và và các loại quả nhiễm cỏ hoặc các loại được chúng tiêu hóa. Máy móc trên nông trại nên vệ sinh sạch sẽ trước khi
đưa sang hoạt động trên mảnh ruộng mới. Cũng tương tự đối với chuồng nuôi gia súc, sỏi, cát và đất từ vùng nhiễm cỏ đến vùng mới. Các vườn ươm nên được kiểm tra chặt chẻ sự hiện diện của mầm cỏ dại, đặc biệt là các loại cỏ lâu năm. Những thân rễ cỏ và những thân củ thường được chuyển vào vườn ươm từ những cánh đồng canh tác. Thậm chí những cây giống của những cỏ dại như
Echinoc oa colonum và Oryza sativa var. fatua, được chuyển vào cùng với mạ, trừ phi những vườn ươm được giữ sạch cỏ và những cây giống được kiểm tra liên tục.
Giữ sạch cỏ ở vùng đất trống không gieo trồng:
Các rãnh tưới và tháo nước, các hàng rào chắn xung quanh vườn, các mảnh đất không trồng trọt quanh vườn thường bị nông dân quên lãng. Đây là nơi thuận lợi cho cỏ dại tạo hạt và phát tán. Cần làm sạch các bờ, đất trồng không canh tác bằng mọi biện pháp kể cả hóa chất.
Thường xuyên cảnh giác:
Nông dân cần để ý theo dõi định kì các loài cỏ con lạ xuất hiện trên đồng ruộng. khi phát hiện cỏ lạ cần đào gốc lên và tiêu diệt triệt để. vị trí cỏ lạ mọc cần được xử lý bằng thuốc khử trùng đất với liều cao để diệt tận gốc.
Sử dụng màng phủ:
Việc che phủ làm hạn chế hoặc diệt cỏ bằng việc che ánh sáng. Rơm, cỏ khô, lá mía khô, sân phân chuồng, trấu, mạc cưa và vỏ cây thuộc những loại vật liệu phủ tự nhiên mà chúng làm hạn chế sự phát triển của cỏ.
Làm đất tối thiểu:
Làm đất sâu và thường xuyên chôn vùi hạt giống cỏ dại và giảm sự tồn lưu cỏ hàng năm.
Biện pháp trừ:
- Có thể nhổ cỏ bằng tay, làm đất, sử dụng nước thích hợp và dùng thuốc hoá học. Hiện nay, việc sử dụng thuốc hoá học để diệt trừ cỏ được coi là biện pháp hữu hiệu nhất vì nó tiết kiệm được công lao động, có thể sử dụng nhanh
Tùy theo thời điểm dùng mà có thể chia ra thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm (có tác dụng tiêu diệt cỏ trước khi nảy mầm) và thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm (tiêu diệt cỏ sau nảy mầm đang sinh trưởng tốt). Tùy mức độ chọn lọc có thể phân ra thuốc trừ cỏ một lá mầm (chỉ tiêu diệt nhóm cỏ thuộc thực vật một lá mầm) và thuốc trừ cỏ 2 lá mầm (chỉ tiêu diệt nhóm cỏ thuộc thực vật 2 lá mầm). Tùy thuộc cơ chế tác động mà người ta chia ra thuốc trừ cỏ nội hấp và thuốc trừ cỏ tiếp xúc, thuốc trừ cỏ lá rộng và thuốc trừ cỏ lá kim, thuốc trừ cỏ hằng niên và thuốc trừ cỏ đa niên…
Xuất phát từ đặc điểm trên của thuốc trừ cỏ, đặc điểm của cỏ dại, vị trí cần diệt cỏ mà ta dùng thuốc cho hợp lý, đạt hiệu quả cao. Ví dụ trên đường giao thông, nhà xưởng… ta có thể dùng thuốc trừ cỏ có phổ tác động rộng (tiêu diệt được mọi loài cỏ) và thuốc có hiệu lực dài (có thể sau 2-3 tháng mới cần phun lại). Tuy vậy thuốc trừ cỏ là một hóa chất bảo vệ thực vật có độ độc khác nhau đối với con người và môi trường cũng như hệ sinh thái nói chung, nên khi sử dụng phải tuân thủ nguyên tắc 4 đúng:
Dùng đúng thuốc: Nên sử dụng thuốc trừ cỏ có hiệu quả cao với loài cỏ dại cần phòng trừ nhưng ít độc hại với con người và môi trường. Không sử dụng thuốc cấm, thuốc không nằm trong danh mục được phép sử dụng. Ví dụ khi dùng thuốc trừ cỏ cho lúa nước phải dùng thuốc trừ cỏ chọn lọc được khuyến cáo sử dụng cho lúa nước (Sofit 300EC, Ferim 18,5WP…), không được dùng thuốc trừ cỏ có phổ tác động rộng và thuốc trừ cỏ một lá mầm để phun trừ cỏ trên ruộng lúa (lúa là thực vật một lá mầm), nếu không tuân thủ điều này thì cả lúa và cỏ dại đều bị tiêu diệt.
Dùng đúng lúc: Dùng đúng lúc với thuốc trừ cỏ là phải biết kết hợp cơ chế tác động của thuốc với giai đoạn sinh trưởng của cỏ dại. Không phun thuốc khi trời sắp mưa, có gió lớn, khi cây trồng đang thời kỳ xung yếu (dễ mẫn cảm với thuốc). Ví dụ muốn diệt cỏ cho ruộng trước khi trồng lạc, đậu tương… ta phải dùng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm như Acotab 330EC, Butan 60EC… Trong vườn cây ăn quả (cam ,xoài, vải, nhãn…) nếu muốn diệt cỏ đang sinh trưởng tốt phải dùng thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm như Basta 6SL, Vilapon 80BTN…
Dùng đúng nồng độ và liều lượng: Liều lượng là lượng thuốc tối thiểu trên đơn vị diện tích để đảm bảo tiêu diệt hết cỏ dại nhưng không gây hại tới cây trồng (thường tính bằng lít, kg thuốc thành phẩm hoặc nguyên chất cho 1 ha). Nồng độ là độ pha loãng của thuốc để trừ dịch hại nói chung và cỏ dại nói riêng thường được tính bằng %, gam, ml. Riêng nguyên tắc này với thuốc trừ cỏ cần căn cứ vào loài cỏ dại, mật độ cỏ và nơi cần trừ cỏ. Ví dụ nơi cần diệt cỏ mà
không gieo trồng (đường giao thông, nhà xưởng…) có thể pha thuốc tăng nồng độ và liều lượng so với qui định (tối đa không vượt quá 25% so với khuyến cáo). Nhưng khi phun thuốc có cả cây trồng và cỏ dại thì chúng ta bắt buộc phải tuân thủ nguyên tắc này, nếu không cả cây trồng và cỏ dại đều bị tiêu diệt.
Dùng đúng cách: Cần phun rải đều để thuốc tiếp xúc tốt với cỏ dại sẽ làm tăng hiệu quả của thuốc. Phun thuốc đúng cách còn được hiểu là dùng phương pháp phun, cách phun làm tăng hiệu quả tiêu diệt cỏ dại của thuốc trừ cỏ và hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của thuốc đối với cây trồng. Ví dụ muốn trừ cỏ trong vườn cây ăn quả ta có thể dùng thuốc trừ cỏ có phổ tác động rộng như Round 480EC, Gramoxone 20SL... Khi muốn tiêu diệt cỏ cho vườn cà chua, dưa hấu… phải hạ thấp vòi phun không để thuốc tiếp xúc với phần xanh của cây trồng. Có làm như vậy chúng ta mới đảm bảo được yêu cầu vừa tiêu diệt được cỏ dại vừa bảo vệ được cây trồng.
Ngoài 4 nguyên tắc trên cần chú ý:
Chỉ được dùng nước sạch để pha chế thuốc trừ cỏ.
Trên vườn cây ca cao để tiêu diệt cỏ dại nhanh và tăng hiệu quả của thuốc ta có thể pha thêm phân đạm vào thuốc trừ cỏ nhằm làm tăng hiệu quả hấp phụ thuốc của cỏ dại.