Bón phân cho cây ca cao

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chăm sóc ca cao (Trang 43)

C. Ghi nhớ

2.3.Bón phân cho cây ca cao

Bƣớc 1: Xác định loại phân bón cho ca cao: Loại phân bón thích hợp cho

ca cao là vôi, phân chuồng, phân NPK 16-16-8. hoặc hỗn hợp từ 3 loại phân: urea, super lân và Kali đỏ (KCl) được trộn theo tỷ lệ khối lượng 3 Urea: 6 Lân: 1 Kali đỏ. Nếu sử dụng những loại phân khác thì lưu ý đến lượng phân nguyên chất để tính ra lượng phân thương phẩm tương ứng.

Ngoài ra, cần bổ sung vi lượng, đặc biệt là kẽm bằng cách phun phân bón lá, vì trên vùng đất đỏ ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên thường hay thiếu kẽm

Bảng 2.6. Lượng phân vô cơ bón trong thời kỳ kiến thiết cơ bản Tuổi cây (tháng) NPK 16-16-8 (g/cây/năm) Phân hỗn hợp tự trộn (g/cây/năm)

Từ 0 – 6 100 125 (35g urea +75gsuper lân + 15g KCL) Từ 6-18 400 500 (150g urea +300gsuper lân +50g KCL ) Từ 18-30 600 750 (200g urea + 450gsuperlân +100g KCL )

Thời kỳ kinh doanh (từ năm thứ 4 trở đi): Lượng phân bón tùy thuộc vào đất đai, cây trồng chính, mật độ và sản lượng trái ca cao thu được.

+ Phân hữu cơ 7 -10 kg + 0,5 kg supe lân.

+ Vôi bột: bón 300-400 kg/ha/năm, rải tung đều khắp mặt đất, tiếp xúc với

đất càng nhiều càng tốt, không cần lấp đất.

+ Phân hóa học: Phân Urê, Super lân, KCl trộn lại với nhau theo tỷ lệ 1 – 3 – 2 (dạng phân thương mại) với lượng bón từ 1,5 – 2kg/cây/năm hoặc 1,5 - 3 kg NPK loại 16-16-8 + 0,25 – 0,4kg KCl/cây/năm.

+ Phân bón lá: Do đặc điểm ra hoa kết quả xen kẽ liên tục quanh năm của cây ca cao nên cây cần được bổ sung dinh dưỡng kịp thời để hạn chế hiện tượng héo trái non do sinh lý. Sau khi cây ra hoa rộ và đậu trái non xong nên sử dụng phân bón lá, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bƣớc 3: Xác định số lần bón phân:

Phân vô cơ:

Giai đoạn kiến thiết cơ bản: Lượng NPK hoặc hỗn hợp phân được chia đều và bón nhiều lần trong năm (4 – 6 lần). Nếu có điều kiện nên bón hàng tháng sẽ cho kết quả tốt hơn. Có thể sử dụng thêm phân bón lá nếu cây phát triển kém, chú ý phun ở mặt dưới lá.

Giai đoạn kinh doanh: Chia ra bón làm 3 lần vào đầu, giữa và cuối mùa mưa. Tuy nhiên tùy theo điều kiện đất, công lao động của từng nơi mà lượng phân và lần bón trên có thể tăng hay giảm và nên tập trung bón trong mùa mưa. Nhưng hai thời điểm đặc biệt trong giai đoạn kinh doanh cần bón phân là lúc hình thành trái và trước khi thu hoạch 2 tháng.

Phân hữu cơ, vôi: Bón 1 lần vào đầu mùa mưa.

Bước 4: Xác định cách bón:

Bón gốc:

- Phân hữu cơ: Bón vào hố trước khi trồng hoặc rải quanh bồn ở phía ngoài rìa tán lá, xới nhẹ và đều.

- Phân vô cơ: Bón tập trung ở tầng đất mặt (cây ca cao có bộ rễ ăn nông chỉ từ 0 - 30 cm). Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản bộ rễ cây ca cao chưa phát triển mạnh nên bón quanh và cách gốc 20 cm tùy theo độ lớn của cây. Tủ lên môt lớp đất mỏng và dùng lá cây, cỏ, tủ lên trên. Nhưng từ năm thứ 4 (thời kỳ kinh doanh) bón bằng cách rải phân theo hình chiếu của tán, rồi lấy đất vùi lấp lại hoặc phủ lại bằng lá mục...

Phun trên lá:

- Thường áp dụng đối với các loại phân vi lượng như Supper Zinc K. Cần lưu ý sử dụng đúng nồng độ như khuyến cáo để tránh gây cháy lá hoặc ngộ độc.

- Để tăng hiệu quả của phân bón lá nên phun vào buổi sáng và phun mặt dưới của lá.

Bƣớc 5: Tiến hành bón phân cho ca cao

- Bón lót: Trộn phân hữu cơ hoặc phân chuồng và vôi đều với đất vào hố/gốc và lấp hố trước khi trồng 7 – 10 ngày.

- Bón thúc: Bón theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng loại, đúng lượng, đúng thời điểm và đúng cách. Ngoài ra, cần phải tính đến hiệu quả kinh tế để bón phân hợp lý và thu được lợi nhuận cao nhất.

Ghi chú:

- Khi bón phân kết hợp tưới nước vừa đủ ẩm: Bón phân xong cần tưới nước ngay và tủ gốc lại giữ ẩm giúp phân tan và giữ trong đất để cây hút từ từ.

- Vào tháng 2 và 3 không nên bón phân vì thời tiết nóng, đất khô, thiếu nước nên hiệu quả phân bón thấp.

- Đối với vùng đất có pH thấp nên dùng DAP bón thay NPK loại 16-16-8. - Làm sạch cỏ xung quanh gốc ca cao; xén và bứng rễ cây trồng xen tạm

B. Câu hỏi và bài tập thực hành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài tập cá nhân: Tính lượng phân thương phẩm (urê, supe photphat và kali

clorua) để bón cho 1,5 ha ca cao biết nhu cầu của cây ca cao là 200 kg N – 60 kg P2O5 – 400 kg K2O/ha. Biết rằng: Urê chứa 46% N; Supe photphate chứa 17% P2O5; Kali clorua chứa 60% K2O.

Bài tập nhóm: Bón phân cho ca cao.

C. Ghi nhớ

- Nhu cầu dinh dưỡng trong các giai đoạn sinh trưởng phát triển của ca cao. - Bón phân cho ca cao đúng yêu cầu kỹ thuật.

Bài 3. TỈA CÀNH, TẠO TÁN

Ca cao là cây ưu bóng, tuy nhiên để đảm bảo năng suất cao và ổn định ngoài các biện pháp chăm sóc như tưới nước, tủ gốc, bón phân và quản lý cỏ dại thì việc cắt tỉa tạo hình góp phần duy trì được năng suất, phẩm chất và hạn chế được tác hại của dịch hại. Việc tạo hình cắt tỉa càng được chú ý trong các vuờn cây ca cao trồng với mật độ dày, và sự phân cành của từng giống ca cao.

Mục tiêu:

- Giải thích được nguyên lý và ý nghĩa của việc tỉa cành tạo tán.

- Thực hiện được công việc tỉa cành, tạo tán đạt hiệu quả cao và ổn định

A. Nội dung:

3.1. Nguyên lý chung

Nguyên lý chung của việc tỉa cành tạo tán là:

- Điều chỉnh cây phát triển cân đối, cành vươn đều mọi hướng để nhận được ánh sáng nhiều nhất.

- Tán lá phải tỏa kín không gian dành riêng cho từng cây và không có những lỗ hổng trong tán cây.

- Dưới tán lá phải thông thoáng để giảm thiểu sâu bệnh.

- Chiều cao cây hợp lý để dễ chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch.

3.2. Ý nghĩa của việc cắt tỉa, tạo tán.

Sau khi cắt tỉa cây sẽ tạo ra các chồi mới sinh trưởng mạnh và có nhiều khả năng để các cành mới này cho hoa trái, giúp giữ được sản lượng ổn định hằng năm. Ở những cây già, khả năng ra hoa trái giảm do giảm sinh trưởng của chồi thì việc cắt tiả sẽ cho hiệu quả cải thiện. Việc đốn tái sinh (cắt tỉa nặng) cũng nhằm mục đích này.

Cắt tỉa giúp là việc điều chỉnh ánh sáng truyền vào tán cây, qua đó giúp cải thiện về chất lượng, màu sắc và kích thước trái.

mức (sung mãn) thì việc cắt tỉa bớt cành lá sẽ tạo điều kiện cho cây dễ ra hoa tạo trái hơn.

- Việc tỉa bỏ hoa trái tuy có làm giảm năng suất tổng cộng nhưng tăng được năng suất trái có giá trị thương phẩm. Ngoài ra việc cắt tiả còn là một biện pháp làm giảm nguồn lây lan sâu bệnh trên cây.

3.3. Cắt tỉa, tạo tán

Cây ca cao khi được cắt tỉa, tạo tán (tạo hình) mới cho năng suất cao và ổn định.

Thời kỳ kiến thiết cơ bản chỉ để mỗi cây có 1-2 thân chính và loại bỏ những cành vượt, cành yếu. Nếu trồng cây ghép cần đặc biệt chú trọng loại bỏ các chồi nằm dưới vết ghép.

Thời kỳ kinh doanh: hàng năm cần cắt bỏ những cành đâm ngược, những cành sà đồng thời cắt bỏ những cành yếu, cành khô, cành sâu bệnh. Thường 1 năm cắt cành khoảng 3 lần. Nếu cắt tỉa đúng kỹ thuật tán cây sẽ cân đối (hình 3.2), còn nếu cắt tỉa không đúng trong tán cây sẽ có lỗ hổng (hình 3.1).

Hình 3.1. Tỉa cành không đúng kỹ thuật Hình 3.2. Tỉa cành đúng kỹ thuật

Việc cắt tỉa, tạo tán nên bắt đầu ngay từ khi mới trồng và phải được thực hiện từ giai đoạn cây con nhỏ. Kỹ thuật cắt tỉa tạo hình, tạo tán tùy thuộc vào cây trồng từ hạt hay cây ghép.

3.3.1. Kỹ thuật cắt tỉa, tạo tán

Kỹ thuật tạo hình, tạo tán tùy thuộc vào cây trồng từ hạt hay cây ghép. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trái ca cao phát triển từ thân nhưng không phải nhiều thân cho nhiều trái. Xét về mặt hình thái, sự phát triển cân đối tròn đều của tán lá là yếu tố chính ảnh hưởng đến năng suất. Chỉ giữ một thân chính để việc tạo tán được thuận lợi.

Điều chỉnh điểm phân cành đầu tiên có độ cao 1,1 – 1,3 m từ mặt đất (hình 3.3).

Trường hợp cây phân cành thấp do thiếu nước, không che bóng, nhiệt độ cao hoặc thiếu dinh dưỡng cần phải cắt bỏ ngay ngọn ở vị trí dưới điểm phân cành ( hình 3.4) và điều chỉnh các yếu tố giới hạn (tưới nước, bón phân, che bóng...) sau khi cắt ngọn chồi vượt ở nách lá sẽ mọc và phát triển thẳng đứng (hình 3.5). Bằng cách này có thể đưa vị trí phân cành lên thêm khoảng 50 cm khi chồi vượt mới mọc phân cành trở lại.

Ngoài ra, ta có thể giữ tầng cành thứ nhất và nuôi thêm chồi vượt để tạo cành thứ 2. Khi tầng cánh thứ 2 phát triển tốt, tỉa bỏ hoàn toàn tầng cành thứ nhất. Cây sinh trưởng tốt chỉ giữ cố định một tầng cành là đủ.

Hình 3.3. Điểm phân cành đầu tiên cách mặt đất 1,1 – 1,3 m

Hình 3.4. Cắt bỏ tầng cành đầu tiên nếu thấy cây phân cành vị trí quá thấp

Hình 3.5. Chồi bên phát triển sau khi cắt bỏ bỏ tầng cành đầu tiên

Tất cả chồi vượt mọc ra sau đó cần được tỉa bỏ để thúc đẩy cây phát triển các cành ngang.

Khi cây đã giao tán, nên tỉa thoáng vùng thân chính và chung quanh điểm phân cành để kích thích phát triển trái và hạn chế sâu bệnh (hình 3.9).

Cần đặc biệt lưu ý không tỉa quá nặng ngay một lần để tránh thân cành bị lộ ra ánh sáng trực tiếp thời gian dài sẽ bị cháy nắng, cây dễ mắc bệnh, trái ít (hình 3.8).

Hình 3.6. Chồi khỏe nhất được giữ lại Hình 3.7. Chồi vượt

Sau khi trồng dùng cọc cố định cây ghép để tránh gió lung lay gốc đồng thời giữ cho đoạn thân sát gốc thẳng đứng (hình 3.11). Khi cây tiếp tục tăng trưởng đầu cành có xu hướng nghiêng về một bên. Nhiều cành cấp 2 xuất hiện, nên cắt bỏ những cành thấp gần mặt đất (hình 3.12)và đoạn thân gần gốc cần được tỉa trống (3.13).

Hình 3.10. Cây ghép trong vườn ươm luôn nghiêng về một bên

Hình 3.11. Cố định cây ghép sau trồng

Hình 3.12. Thân chính (a); cành thứ cấp (b và c)

Hình 3.13. Tỉa trống đoạn thân gần gốc

Các chồi bên của mầm ghép phát triển sớm tạo nên cây có dạng bụi với rất nhiều thân gồm thân chính (mầm ghép) và cành thứ cấp phát triển từ thân chính. Tạo hình cây ghép cần tiến hành từ từ và thường xuyên. Tỉa bỏ hoàn toàn các cành thứ cấp trên các thân chính trong khoảng 1 mét cách mặt đất khi cây vào

giai đoạn kinh doanh. Cũng như cây thực sinh, tránh để thân, cành lộ ra ánh sáng trực tiếp trong thời gian dài sau khi tỉa.

Cây cần được cắt tỉa và tạo hình như sau (hình 3.14): + Có 1 thân chính khỏe và mọc thẳng.

+ Có 3 - 5 cành cấp 1

+ Cành cấp 1 đầu tiên được giữ lại cách mặt đất ít nhất 50 cm. + Các cành mọc đều các hướng

+ Tán lá tròn đều, cân đối

Hình 3.14. Tạo tán cây trồng từ cây ghép

* Các biện pháp để tạo tán cho ca cao

Tỉa chồi vƣợt:

- Hướng xử lý: thường xuyên phát hiện chồi vượt và cắt bỏ ngay khi phát hiện.

Hình 3.15. Chồi vượt (a), cành cấp 2 (b) Hình 3.16. Cây ghép trong giai đoạn kinh doanh đã định hình

Tỉa cành, chồi cấp 1 mọc thấp:

Một vài khái niệm cần biết:

+ Thân ghép: Phần mọc ra từ bộ phận ghép (cây giống ghép đủ tiêu chuẩn chỉ có 1 thân ghép). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chồi cấp 1: Phần mọc ra từ thân ghép, còn non

+ Cành cấp 1: Phần mọc ra từ thân ghép cành hóa gỗ lá đã phát triển thành thục.

Hình 3.17. Cây ghép định hình với 3 thân chính

Hình 3.18. Thân chính phát triển cân đối về 3 hướng

Nếu thân ghép có nhiều chồi hoặc nhiều cành cấp 1 và có chồi hoặc cành cấp 1 mọc thấp thì tỉa bỏ chồi hoặc cành mọc thấp càng sớm càng tốt.

Nếu cây ghép còn yếu và thấp dưới 40 cm thì chỉ tỉa bỏ chồi mọc thấp (cách gốc dưới 20 cm). Khi cây phát triển sẽ tỉa nâng dần chiều cao thân lên.

Trường hợp cây có 2 thân: Chọn giữ lại thân to khỏe có nhiều lá hơn. Tỉa bỏ ngay thân yếu, thân ít lá. Chỉ giữ lại 1 thân duy nhất. Nếu 2 thân phát triển tốt như nhau thì có thể giữ lại cả 2 nhưng các chồi cành mọc thấp trên 2 thân này đều cắt bỏ như trường hợp 1 thân.

Đối với cách trồng nghiêng: Giai đoạn đầu cành chính phát triển mạnh hơn cành cấp 2, tuy nhiên về sau sự chênh lệch này không đáng kể, và cây ghép định hình với 3 thân chính với 3 hướng khác nhau, tạo ra bộ khung chính cho cây có bộ tán cân đối, tròn đều (hình 3.19). Nếu cành chính phát triển quá mạnh, ngọn cành nên được cắt bỏ để làm chậm sự tăng trưởng nhằm tạo sự phát triển cân bằng với cành cấp 2.

Hình 3.19. Thân chính

Không nên để cành chính nằm nghiêng sát mặt đất, cản trở đi lại và thân cái dễ bị nhiễm bệnh do đất văng bám, cành thứ cấp đầu tiên nằm quá gần gốc (hình 3.20).

Đối với trồng đứng:

Dùng cọc cố định cây theo hướng thẳng đứng, cần phải buộc vào thân phần cây mới tăng trưởng. Giai đoạn đầu cành cấp 2 phát triển về 2 phía dọc theo thân chính.

Khi cây lớn dần các cành này có xu hướng tăng trưởng về phía trước hoặc phía sau vào khoảng không gian còn trống.

Hình 3.21. Cố định cây theo hướng thẳng đứng

Hình 3.22. Cây ghép trồng đứng a, nhìn từ phía trước; b, nhìn từ phía sau

Lưu ý: Khi tỉa tạo hình tán cây ghép phải luôn nhớ quy luật sinh trưởng của thực vật là thân cành có xu hướng mọc thẳng lên hoặc vươn tới những khoảng trống có ánh sáng nhiều hơn.

Để hỗ trợ cho các cành ở vị trí đã chọn mọc đúng hướng, ta cần dọn sẵn không gian cành sẽ vươn tới bằng cách tỉa bỏ những chồi, cành không mong muốn mọc chen vào khoảng không gian này. Tùy theo cách giữ cành chính nghiêng hay thẳng đứng khi mới trồng, sự tạo hình cũng có sự khác biệt.

3.3.2. Các biện pháp kích thích cây phân cành.

a. Điều chỉnh bóng che ngay

Phải đảm bảo đủ nắng (khoảng 25 % ánh nắng) mới kích thích ca cao phân cành, kết hợp bón phân tưới nước đầy đủ.

b. Hãm ngọn: Nhằm kích thích thân ghép nảy chồi, tạo ra nhiều cành cấp 1.

Cách làm:

- Dùng kéo cắt phần ngọn cây ở vị trí sau:

+ Nếu thân ghép cao hơn 1 mét thì hãm ngọn ở đoạn thân cao khoảng 80cm.

+ Nếu thân ghép cao khỏang 80 cm và đang có cơi lá non: đợi đến khi lá chuyển sang bánh tẻ hãm ngọn ở lá đoạn bánh tẻ trên cùng.

- Sau khi hãm ngọn, cây ra chồi rất nhiều cần lảy bỏ những chồi thấp dưới 50cm.

Thời điểm:

Việc hãm ngọn ca cao tùy thuộc vào chiều cao và sự phân cành của thân ghép chứ không phụ thuộc vào độ tuổi của cây. Cần phải hãm ngọn trong các trường hợp sau:

- Thân ghép cao trên 80 cm, các cơi lá đã thuần thục mà chưa có cành cấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chăm sóc ca cao (Trang 43)