Mã bài Tên bài Loại
bài dạy Địa điểm Thời lƣợng (giờ học) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
MĐ 02- 01 Tưới nước, tủ gốc Tích hợp Vườn- Lớp học 24 4 19 1 MĐ 02- 02 Bón phân Tích hợp Vườn- Lớp học 36 7 28 1
MĐ 02- 03 Tỉa cành, tạo tán Tích hợp Vườn- Lớp
học
24 4 19 1
MĐ 02- 04 Quản lý cỏ dại Vườn- Lớp
học
30 5 25
Kiểm tra hết mô đun 6 6
Cộng 120 20 91 9
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành Bài 1. Tƣới nƣớc – tủ gốc
Bài tập nhóm 1: Lắp đặt hệ thống đường ống tưới nước nhỏ giọt cho ca cao.
- Nguồn lực: Vườn ca cao, ống nhựa PV cứng đường kính 40 mm làm ống dẫn nước chính và loại đường kính 16 mm làm ống dẫn phụ. Các phụ kiện lắp ráp hệ thống ống gồm các co, khúc nối thẳng, khúc nối chữ T, khúc nối giảm đường kính ống, ống van cánh bướm và keo để dán các khúc nối, đầu nhỏ giọt là ống, van và dây của hệ thống truyền "nước biển" trong bệnh viện.
Bài tập nhóm 2: Che tủ cho ca cao mới trồng
- Nguồn lực: Vườn ca cao, rơm, lá dừa, bao nilon, dao, lưỡi hái, ...
- Cách thức: Chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ che và tủ 5 gốc ca cao.
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát khả năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Mái che chắc chắn, không đụng ngọn của cây ca cao, đảm bảo đủ che bóng cho ca cao mới trồng; Tủ dày 10 – 15 cm, rộng ra ngoài tán và không quá sát gốc ca cao.
Bài 2. Bón phân
Bài tập cá nhân: Tính lượng phân thương phẩm (urê, supe photphat và kali
clorua) để bón cho 1,5 ha ca cao biết nhu cầu của cây ca cao là 200 kg N – 60 kg P2O5 – 400 kg K2O/ha. Biết rằng: Urê chứa 46% N; Supe photphate chứa 17% P2O5; Kali clorua chứa 60% K2O.
- Nguồn lực: Viết, giấy A4, máy tính
- Cách thức: Mỗi cá nhân được nhận 1 tờ giấy A4 để hoàn thành nhiệm vụ. - Thời gian hoàn thành: 25 -30 phút/1 học viên
- Phương pháp đánh giá: Đánh giá trên cơ sở tính toán.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Tính đúng kết quả (652,5 kg urê; 529,5 kg supe lân; 1000,5 kg KCl).
Bài tập nhóm: Bón phân cho ca cao.
- Nguồn lực: Cuốc, lưỡi hái, găng tay, phân bón urê và KCl
- Cách thức: Chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ bón phân cho 05 gốc ca cao.
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát khả năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Bón phân đều, lấp đất đúng kỹ thuật và không ảnh hưởng đến cây ca cao.
Bài 3. Cắt tỉa, tạo hình
Bài tập nhóm: Cắt tỉa cành, tạo tán cho cây ca cao
giật, các loại cưa, sứa cắt cành, thang dài...
- Cách thức: Chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ cắt tỉa cho 05 gốc ca cao.
- Thời gian hoàn thành: 8 giờ/1 nhóm
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát khả năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Cắt tỉa gọn gàng, đảm bảo cây được thông thoáng, không còn cành tăm, cành sâu bệnh, cành vượt và tán phân bố đều xung quanh gốc cây ca cao.
Bài 4. Quản lý cỏ dại
Bài tập cá nhân: Điều tra và nhận biết các loại cỏ dại chính trên vườn ca cao
- Nguồn lực: Viết, giấy A4, máy tính, vườn ca cao của người dân
- Cách thức: Mỗi cá nhân được nhận 1 tờ giấy A4 để hoàn thành nhiệm vụ. - Thời gian hoàn thành: 25 -30 phút/1 học viên 5 phút trình bày và 10 phút thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phương pháp đánh giá: Đánh giá trên cơ sở điều tra, so sánh.
- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Điều tra và nhận dạng đúng số lượng và loại cỏ dại trong vườn ca cao.
Bài tập nhóm: Trừ cỏ dại trong vườn ca cao
- Nguồn lực: Vườn ca cao của người dân tại địa phương, 10 cuốc, 05 dao phát, 05 máy cắt cỏ, 10 lưỡi hái, thuốc trừ cỏ, bình phun thuốc, nước pha thuốc..
- Cách thức: Chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm nhận nhiệm vụ trừ cỏ dại cho 500 m2
ca cao. - Thời gian hoàn thành: 8 giờ/1 nhóm
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát khả năng vận dụng lý thuyết vào thực hành của mỗi học viên trong nhóm và thái độ thực hành của học viên.
- Kiến thức về nhu cầu nước của cây ca cao, tưới và tủ gốc cho ca cao
Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi
- Khả năng vận dụng kiến thức để tưới nước và tủ gốc đúng kỹ thuật, đúng nhu cầu của cây ca cao.
Theo dõi, kiểm tra và đánh giá bằng cảm quan và đối chiếu với hướng dẫn
- An toàn lao động trong khi làm Theo dõi và giám sát thao tác người làm
5.2. Bài 2:
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Kiến thức về các loại phân bón, các giai đoạn bón phân và kỹ thuật bón phân cho ca cao
Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi
- Tính lượng phân thương phẩm cần bón trên diện tích nhất định dựa trên lượng phân nguyên chất.
Theo dõi, kiểm tra cách làm và đối chiếu với đáp án
- Bón phân cho ca cao. Theo dõi và giám sát thao tác người làm.
5.3. Bài 3
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Kiến thức về các giai đoạn cắt tỉa, tạo tán và kỹ thuật cắt tỉa, tạo tán cây ca cao
Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi
- Khả năng vận dụng lý thuyết để tỉa cành, tạo tán cho cây ca cao cân đối, đúng kỹ thuật
Theo dõi, kiểm tra cách làm và đối chiếu với đáp án
- Ý thức học tập tích cực.
- Cẩn thận, trách nhiệm khi thực hiện công việc trên vườn ca cao thực hành
Theo dõi và giám sát thao tác của học viên.
5.4. Bài 4:
- Kiến thức về các loại cỏ hại ca cao, phương pháp quản lý và phòng trừ cỏ hại ca cao.
Kiểm tra bằng cách đặt câu hỏi
- Khả năng vận dụng kiến thức để phòng trừ cỏ dại cho ca cao trong các điều kiện cụ thể.
Theo dõi, kiểm tra và đánh giá bằng cảm quan và đối chiếu với hướng dẫn
- An toàn lao động trong khi làm Theo dõi và giám sát thao tác người làm
VI. Tài liệu tham khảo
[1]. Trần Văn Hòa, 1999. Kỹ thuật trồng và chăm sóc ca cao, cà phê, tiêu, sầu riêng. NXB trẻ.
[2]. Nguyễn Văn Tó và Phan Thị Lài, 2005. Trồng cây trong trang trại Chuối-ca cao. NXB Lao động.
[3]. Phạm Hồng Đức Phước, 2005. Kỹ thuật trồng ca cao Việt Nam. NXB Nông nghiệp Việt Nam.
[4]. Sở nông nghiệp và PTNT Bến Tre, 2009. Kỹ thuật trồng ca cao. Công ty cổ phần ca cao Việt Nam-VINACACAO.
[5]. Dương Văn Chín và Hoàng Văn Cung, 2000. Cỏ dại phổ biến tại Việt Nam. NXB Nông nghiệp.
[6]. Trịnh Xuân Ngọ, 2009. Cây ca cao và kỹ thuật chế biến. NXB Nông nghiệp Việt Nam
[7]. Vũ Hữu Yêm, 1995. Giáo trình phân bón và cách bón phân. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội.
[8]. Phan Văn Biên, Bùi Cách Tuyến và Nguyễn Mạnh Chinh, 2002. Cẩm nang thuốc bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp
Phụ lục 1: Phân hữu cơ
PHÂN HỮU CƠ
Phân hữu cơ làm tăng năng suất cây trồng và còn có tác dụng cải tạo đất. Kết quả một số công trình nghiên cứu cho thấy bón 1 tấn phân hữu cơ làm bội thu ở đất phù sa sông Hồng 80 – 120 kg thóc, ở đất bạc màu 40 – 60 kg thóc, ở đất phù sa đồng bằng sông Cửu Long 90 – 120 kg thóc. Một số thí nghiệm cho thấy bón 6 – 9 tấn phân xanh/ha hoặc vùi 9 – 10 tấn thân lá cây họ đậu trên 1 ha có thể thay thế được 60 – 90 N kg/ha. Vùi thân lá lạc, rơm rạ, thân lá ngô của cây vụ trước cho cây vụ sau làm tăng 0.3 tấn lạc xuân, 0.6 tấn thóc, 0.4 tấn ngô hạt/ha.
Phân chuồng - Phân rác - Phân xanh - Phân vi sinh vật - Các loại phân hữu cơ khác
Phân chuồng:
Loại phân do gia súc thải ra. Trung bình mỗi đầu gia súc nuôi nhốt trong chuồng, sau mỗi năm có thể cung cấp một lượng phân chuồng (kể cả độn) như sau:
Lợn 1.8 – 2.0 tấn/con/năm
Dê 0.8 – 0.9 tấn/con/năm
Trâu bò 8.0 – 9.0 tấn/con/năm
Ngựa 6.0 – 7.0 tấn/con/năm
Chất lượng và giá trị của phân chuồng phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc, nuôi dưỡng, chất liệu độn chuồng và cách ủ phân.
Phân chuồng tốt thường có các thành phần dinh dưỡng như ở bảng sau:
Thành phần dinh dƣỡng của phân chuồng
Đơn vị %
Loại
phân H2O N P2O5 K2O CaO MgO
Lợn 82.0 0.80 0.41 0.26 0.09 0.10 Trâu bò 83.1 0.29 0.17 1.00 0.35 0.13 Ngựa 75.7 0.44 0.35 0.35 0.15 0.12 Gà 56.0 1.63 1.54 0.85 2.40 0.74 Vịt 56.0 1.00 1.40 0.62 1.70 0.35
Trong 10 tấn phân chuồng có thể lấy ra được một số nguyên tố vi lượng như sau:
Bo: 50 – 200 g; Mn: 500 – 2000 g; Co: 2 – 10 g
Cu: 50 – 150 g; Zn: 200 – 1000 g; Mo: 2 – 25 g
Độn chuồng: Độ chuồng vừa có tác dụng giữ ấm, tạo điều kiện khô ráo
cho gia súc, vừa tăng thêm khối lượng phân. Vì vậy chất độn chuồng cần có tác dụng hút nước phân, nước giải, giữ đạm và tăng cả khối lượng lẫn chất lượng phân chuồng. Cần chọn chất độn chuồng tốt và tiến hành độn chuồng cẩn thận. Nông dân ta thường dùng rơm rạ, thân lá cây họ đậu, cây phân xanh, lá cây, cỏ khô… để làm chất độn chuồng.
Ủ phân: Là biện pháp cần thiết trước khi đem phân chuồng ra bón ruộng.
Bởi vì trong phân chuồng tươi còn có nhiều hạt cỏ dại, nhiều kén nhộng côn trùng, nhiều bảo tử, ngủ nghỉ của nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn và tuyến trùng gây bệnh. Ủ phân vừa có tác dụng sử dụng nhiệt độ tương đối cao trong quá trình phân huỷ chất hữu cơ để tiêu diệt hạt cỏ dại và mầm mống côn trùng, bệnh cây vừa thúc đẩy quá trình phân huỷ chất hữu cơ, đẩy nhanh quá trình khoáng hoá để khi bón vào đất phân hữu cơ có thể nhanh chóng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
Mặt khác, trong phân tươi tỷ lệ C/N cao, là điều kiện thuận lợi cho các loài vi sinh vật phân huỷ các chất hữu cơ ở các giai đoạn đầu hoạt động mạnh. Chúng sẽ sử dụng nhiều chất dinh dưỡng nên có khả năng tranh chấp chất dinh dưỡng với cây.
Ủ phân làm cho trọng lượng phân chuồng có thể giảm xuống, nhưng chất lượng phân chuồng tăng lên. Sản phẩm cuối cùng của quá trình ủ phân là loại phân hữu cơ được gọi là phân ủ, trong đó có mùn, một phần chất hữu cơ chưa phân huỷ, muối khoáng, các sản phẩm trung gian của quá trình phân huỷ, một số
Chất lượng và khối lượng phân ủ thay đổi nhiều tuỳ thuộc vào thời gian và phương pháp ủ phân. Thời gian và phương pháp ủ phân ảnh hưởng đến thành phần và hoạt động của tập đoàn vi sinh vật phân huỷ và chuyển hoá chất hữu cơ thành mùn, qua đó mà ảnh hưởng đến chất lượng và khối lượng phân ủ.
Để đảm bảo cho các quá trình hoạt động của vi sinh vật được tiến hành thuận lợi, nơi ủ phân phải có nền không thấm nước, cao ráo, tránh ứ đọng nước mưa. Đống phân ủ phải có mái che mưa và để tránh mất đạm. Cạnh nơi ủ phân cần có hố để chứa nước từ đồng phân chảy ra. Dùng nước phân ở hố này tưới lại đống phân để giữ độ ẩm cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho tập đoàn vi sinh vật hoạt động mạnh.
Các phương pháp ủ phân: Có 3 phương pháp ủ phân:
* Ủ nóng: Khi lấy phân ra khỏi chuồng để ủ, phân được xếp thành từng
lớp ở nơi có nền không thấm nước, nhưng không được nén. Sau đó tưới nước phân lên, giữ độ ẩm trong đống phân 60 – 70%. Có thể trộn thêm 1% với bột (tính theo khối lượng) trong trường hợp phân có nhiều chất độn. Trộn thêm 1 – 2% supe lân để giữ đạm. Sau đó trát bùn bao phủ bên ngoài đống phân. Hàng ngày tưới nước phân lên đống phân.
Sau 4 – 6 ngày, nhiệt độ trong đống phân có thể lên đến 60oC. Các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ phát triển nhanh và mạnh. Các loài vi sinh vật háo khí chiếm ưu thế. Do tập đoàn vi sinh vật hoạt động mạnh cho nên nhiệt độ trong đống phân tăng nhanh và đạt mức cao. Để đảm bảo cho các loài vi sinh vật háo khí hoạt động tốt cần giữ cho đống phân tơi, xốp, thoáng.
Phương pháp ủ nóng có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt các hạt cỏ dại, loại trừ các mầm mống sâu bệnh. Thời gian ủ tương đối ngắn. Chỉ 30 – 40 ngày là ủ xong, phân ủ có thể đem sử dụng. Tuy vậy, phương pháp này có nhược điểm là để mất nhiều đạm.
* Ủ nguội: Phân được lấy ra khỏi chuồng, xếp thành lớp và nén chặt. Trên
mỗi lớp phân chuống rắc 2% phân lân. Sau đó ủ đất bột hoặc đất bùn khô đập nhỏ, rồi nén chặt. Thường đống phân được xếp với chiều rộng 2 – 3 m, chiều dài tuỳ thuộc vào chiều dài nền đất. Các lớp phân được xếp lần lượt cho đến độ cao 1.5 – 2.0 m. Sau đó trát bùn phủ bên ngoài.
Do bị nén chặt cho nên bên trong đống phân thiếu oxy, môi trưởng trở lên yếm khí, khí cacbonic trong đống phân tăng. Vi sinh vật hoạt động chậm, bởi vậy nhiệt độ trong đống phân không tăng cao và chỉ ở mức 30 – 35oC. Đạm trong đống phân chủ yếu ở dạng amôn cacbonát, là dạng khó phân huỷ thành amôniắc, nên lượng đạm bị mất giảm đi nhiều.
Theo phương pháp này, thời gian ủ phân phải kéo dài 5 – 6 tháng phân ủ mới dùng được. Nhưng phân có chất lượng tốt hơn ủ nóng.
* Ủ nóng trước, nguội sau: Phân chuồng lấy ra xếp thành lớp không nén
chặt ngay. Để như vậy cho vi sinh vật hoạt động mạng trong 5 – 6 ngày. Khi nhiệt độ đạt 50 – 60oC tiến hành nén chặt để chuyển đống phân sang trạng thái yếm khí.
Sau khi nén chặt lại xếp lớp phân chuồng khác lên, không nén chặt. Để 5 – 6 ngày cho vi sinh vật hoạt động. Khi đạt đến nhiệt độ 50 – 60oC lại nén chặt.
Cứ như vậy cho đến khi đạt được độ cao cần thiết thì trát bùn phủ chung quanh đống phân. Quá trình chuyển hoá trong đống phân diễn ra như sau: ủ nóng cho phân bắt đầu ngấu, sau đó chuyển sang ủ nguội bằng cách nén chặt lớp phân để giữ cho đạm không bị mất.
Để thúc đẩy cho phân chóng ngấu ở giai đoạn ủ nóng, người ta dùng một số phân khác làm men như phân bắc, phân tằm, phân gà, vịt… Phân men được cho thêm vào lớp phân khi chưa bị nén chặt.
Ủ phân theo cách này có thể rút ngắn được thời gian so với cách ủ nguội, nhưng phải có thời gian dài hơn cách ủ nóng.
Tuỳ theo thời gian có nhu cầu sử dụng phân mà áp dụng phương pháp ủ