Dư nợ cho vay theo ngành nghề:

Một phần của tài liệu nâng cao khả năng huy động vốn ngân hàng thương mại (Trang 76 - 78)

- Hội sở: 26 6 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh.

b. Dư nợ cho vay theo ngành nghề:

Bảng 15: Dư nợ cho vay theo ngành nghề

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

So sánh So sánh Năm

2008/2007 Năm 2009/2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 337.782 100 281.026 100 649.203 100 -56.756 -16,80 368.177 131,01 TMDV 275.468 81,55 210.967 75,07 509.421 78,47 -64.501 -23,42 298.454 141,47 Tiêu dùng PVĐS 62.314 18,45 70.059 24,93 139.782 21,53 7.745 12,43 69.723 99,52

(Nguồn: Phòng tín dụng Sacombank - Vĩnh Long)

Υ Cho vay thương mại và dịch vụ:

Trong cơ cấu dư nợ, dư nợ trong lĩnh vực cho vay thương mại dịch vụ sản xuất chiếm tỷ trọng khá lớn trên 75%. Năm 2007, dư nợ tín dụng này đạt 275.468 triệu đồng, chiếm 81,55% trong tổng dư nợ trong năm. Năm 2008 là 210.967 triệu đồng, giảm 64.501 triệu đồng, tương đương giảm 23,42 % so với năm 2007. Đến năm 2009 tăng lên 78,47 % trong năm. Nguyên nhân của tình hình trên là do ngân hàng luôn hướng hoạt động tín dụng đến từng khách hàng mà đối tượng chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận cao cho xã hội. Nhưng bên cạnh đó cũng do ảnh hưởng của nền kinh tế cho nên năm 2008 có phần giảm so với năm trước. Đây chính là lượng khách hàng thường xuyên đến giao dịch tại chi nhánh và mang lại hiệu quả cao. Mặt khác từ hoạt động tín dụng ngắn hạn cung ứng cho khách hàng để sản xuất kinh doanh ngân hàng còn có thể cung ứng các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền,... đi kèm nhằm thu được lợi nhuận nhiều hơn. Hơn thế nữa do nền kinh tế nước ta phát triển không ngừng, đời sống của người dân ngày càng tăng cao. Chính vì thế mà họ không ngừng đầu tư vào thương mại dịch vụ sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều nhằm thu được lợi nhuận để đáp ứng nhu cầu đời sống cũng như yêu cầu phát triển xã hội.

Bên cạnh nhu cầu cho vay thương mại và dịch vụ để sản xuất kinh doanh, chi nhánh còn tập trung cho vay phục vụ đời sống nhằm nâng cao mức dư nợ đối với mục đích sử dụng vốn này. Dư nợ cho vay tiêu dùng cũng chiếm vị trí khá lớn trong tổng dư nợ của chi nhánh. Khoản cho vay tiêu dùng của chi nhánh đối với các tầng lớp dân cư trong xã hội liên tục tăng qua các năm gần đây. Điển hình năm 2008, dư nợ cho vay tiêu dùng đạt 70.059 triệu đồng, tăng 7.745 triệu đồng so với năm 2007. Đến năm 2009, tình hình dư nợ đối với lĩnh vực này đạt 139.782 triệu đồng, tăng 99,52% so với năm trước. Từ tình hình trên cho thấy, mặc dù dư nợ tín dụng tiêu dùng tăng liên tục qua các năm nhưng xét về cơ cấu tín dụng thì có giảm đôi chút. Do chi nhánh Vinh Long thời gian qua tập trung vào lĩnh vực cho vay sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân của tình hình trên là do giá cả các mặt hàng tăng cao trong khi đó lương chưa tăng kịp thời.

Biểu đồ 16: Dư nợ cho vay theo ngành nghề

2.5.2.4. Nợ quá hạn:

Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ có mức rủi ro lớn nhất, và đây là nghiệp vụ rất nhại cảm với môi trường kinh tế - chính trị - xã hội. Rủi ro ở đây đó là nợ quá hạn. Đây là khoản nợ đã đến kỳ hạn trả nhưng chưa được thanh toán và ngân hàng đã làm thủ tục chuyển sang nợ quá hạn. Một ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ cao sẽ rất khó khăn trong việc duy trì và mở rộng qui mô tín dụng ngắn hạn. Bên cạnh đó, nợ quá hạn cũng là cơ sở để phản ánh chất lượng tín dụng của hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu nâng cao khả năng huy động vốn ngân hàng thương mại (Trang 76 - 78)