Nghé tiêu chảy Nghé chết
3.5.3. Kết quả xác định yếu tố bám dính của vi khuẩn E.coli phân lập được
Để gây bệnh tiêu chảy cho bê, nghé vi khuẩn E. coli thuộc nhóm ETEC
phải bám vào tế bào nhung mao ruột non. Từ đó xâm nhập vào tế bào biểu mô, ở đây vi khuẩn sản sinh ra độc tố đường ruột, Vì vậy yếu tố bám dính F4 (K88), F5 (K99), F6 (987P), F18 có vai trò quan trọng đối với quá trình gây bệnh của E. coli thuộc nhóm ETEC.
Để các định được khả năng bám dính của các chủng vi khuẩn E. coli
phân lập được, chúng tôi chọn 57 chủng và thực hiện bằng phản ứng PCR. Kết quả được trình bày ở bảng 3.12 cho thấy:
Trong 57 chủng vi khuẩn E. coli chọn được kiểm tra để xác định khả năng bám dính ở bê, nghé số chủng mang yếu tố bám dính F4 (K88) là 10,53%, F5 (F99) là 31,58%. Cụ thể, ở bê có 5 chủng mang kháng nguyên F4 (15,15%), 11 chủng mang kháng nguyên F5 (33,33%). Ở nghé 1 chủng mang kháng nguyên F4 (4,67%), 7 chủng mang kháng nguyên F5 (29,17%).
Chưa phát hiện được các chủng nào mang kháng nguyên F6 và F18 như một số tác giả trên thế giới đã công bố.
Bảng 3.12: Kết quả xác định yếu bám dính vi khuẩn E. coli phân lập được
Nguồn gốc chủng vi khuẩn Số chủng F4 (K88) F5 (K99) F6 (987P) F18 (+) (%) (+) (%) (+) (%) (+) (%) Bê 33 5 15,15 11 33,33 0 0 0 0 Nghé 24 1 4,67 7 29,17 0 0 0 0 Tính chung 57 6 10,53 18 31,58 0 0 0 0
Theo Parry và Porter (1978) [74] thì chỉ có kháng nguyên F5 (K99) ở bê, nghé đóng vai trò quan trọng trong việc gây bệnh tiêu chảy cho bê.
Kết quả xác định yếu tố bám dính của chúng tôi cho thấy; số chủng mang kháng nguyên F5 ở bê, nghé là 29,17% - 31,58%, nhiều hơn số chủng mang kháng nguyên F4 là 4,67% - 15,15%. Kết quả này cho thấy có thể kháng nguyên F4 chỉ tồn tại trong vi khuẩn E. coli nhưng chưa chắc chúng có vai trò gây bệnh tiêu chảy ở bê, nghé.