Nghé tiêu chảy Nghé chết
3.8. Kết quả của một số phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy ở bê, nghé
Bảng 3.17: Kết quả điều trị thực nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy ở bê nghế
Phác đồ
điều trị Loại thuốc Liều lƣợng và cách dùng
Số đƣợc điều trị (con) Thời gian điều trị (ngày) Kết quả điều trị Số khỏi bệnh (con) Tỷ lệ khỏi (%) I
Norfloxacin 1ml/10 kg TT; tiêm bắp, 2 lần/ngày
93 3 75 80,6
điện giải Pha nước uống, 10g/con/ngày
ADE B-complex 1-2 ml/con; tiêm bắp, 2 ngày/1 lần
Glucose 30% Plus vitamin C
1ml/6-8 kgTT; phúc xoang hoặc uống, 2 lần /ngày
II
Gentamycin 80mg 4-6 mg/kg TT; tiêm bắp, 2 lần/ngày
52 3 33 63,4
điện giải Pha nước uống, 10g/con/ngày
ADE B-complex 1-2 ml/con; tiêm bắp, 2 ngày/1 lần
Glucose 30% Plus vitamin C
1ml/6-8 kgTT; tiêm phúc xoang hoặc uống, 2 lần /ngày
III
Neomycin 10 – 15 mg/kgTT, tiêm bắp, 2 lần/ngày
37 3 19 51,3
Điện giải Pha nước uống, 10 g/con/ngày
ADE B-complex 1-2 ml/con; tiêm bắp, 2 ngày/1 lần
Glucose 30% Plus vitamin C
1ml/6-8 kgTT; tiêm phúc xoang hoặc uống, 2 lần/ngày
Qua kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm với kháng sinh ở bảng 3.17 cho thấy: Khi bê nghé bị mắc bệnh tiêu chảy, nên sử dụng kháng sinh như Ofloxaci, Norfloxacin, Amox /clavu, Gentamycin và Neomycin để điều trị sẽ đạt hiệu quả cao nhất cho người chăn nuôi trâu bò.
Tuy nhiên, do điều kiện thực tế hiện nay, trên thị trường hiện chưa có các loại kháng sinh mới như: Ofloxacin, Amox /clavu dùng cho gia súc, nên không thể sử dụng các loại kháng sinh đã nêu trên để điều trị thực nghiệm. Nhưng để đáp ứng yêu cầu thực tế sản xuất là phải chọn được loại kháng có tính chất phổ thông, giá thành hợp lý và có hiệu quả, chúng tôi đã chọn và thử nghiệm 3 loại kháng sinh dùng cho 3 phác đồ là: Norfloxacin, Gentamicin và Neomycin, các loại thuốc tăng cường sức đề kháng, thuốc bổ, các chất điện giải với liều lượng và cách dùng giống nhau ở cả 3 phác đồ là: Bột điện giải, ADE B-Complex, Glucose 30% Plus vitamin C. Kết quả điều trị được trình bày ở bảng 3.17.
Bảng 3.17 cho thấy:
- Với 3 phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy cho bê, nghé bị tiêu chảy, tỷ lệ khỏi bệnh giữa các phác đồ có sự chênh lệch khá lớn, biến động từ 51,3-80,6%.
- Phác đồ I có tỷ lệ điều trị khỏi bệnh cao nhất (80,6%), tiếp theo là phác đồ II (63,4%) và phác đồ III (51,3%).
Như vậy, để điều trị bệnh tiêu chảy cho bê nghé, có thể dùng phác đồ I, tức là dùng kháng sinh : Norfloxacin để điều trị tiêu chảy do vi khuẩn E. coli gây ra. Đồng thời, kết hợp với sử dụng các loại thuốc bột như: bột điện giải cho uống để bù nước và lượng ion Cl-, Na+, HCO3- bị mất do tiêu chảy; ADE-Complex tức là thuốc tổng hợp các loại vitamin: A, D, E và vitamin nhóm B để tăng cường sức đề kháng của cơ thể và tăng quá trình tiêu hoá thức ăn. Glucose (30%) ưu trương làm tăng cường hoạt động của lưới nội mô, kích thích đông máu, điều hoà nước trong cơ thể, tăng cường chức năng gan, khích thích quá trình trao đổi chất, hấp thụ các vitamin, các chất khoáng... (Nguyễn Hữu Vũ và cs, 2000) [32], chống nhiễm độc, tự nhiễm độc (Nguyễn Phước Tương, 1994) [33].