Ảnh hưởng của kỹ thuật SRI đến trọng lượng khô của bộ rễ lúa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng áp dụng một số biện pháp kỹ thuật trong hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI cho vùng không chủ động nước tại cao bằng (Trang 64 - 68)

Bộ rễ của cây lúa có nhiệm vụ hút các chất dinh dưỡng để nuôi cây, giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, vì vậy khả năng tích lũy vật chất

khô của rễ tại các tầng đất khác nhau càng cao thì tiềm năng cho năng suất của cây lúa càng cao.

Kết quả nghiên cứu trọng lượng khô của rễ ở tầng dất 0-20cm được trình bày qua bảng 3.5.

Bảng 3.5: Ảnh hưởng của SRI đến trọng lượng khô của rễ giống lúa Đông Triều 39- Vụ Xuân 2011

Đơn vị: gam/khóm Tầng đất 0-5cm Tầng đất 5-10cm Tầng đất 10-20cm Công thức Đòng Trỗ Chín Đòng Trỗ Chín Đòng Trỗ Chín Đ/c 1,53 1,68 1,40 0,83 0,96 0,78 0,74 0,78 0,72 A1B1 1,70 1,93 1,54 0,85 1,50 0,82 0,82 0,91 0,75 A1B2 1,89 2,13 1,73 0,90 1,67 0,86 0,81 1,10 0,79 A1B3 2,00 2,36 1,91 1,04 1,92 0,95 0,85 1,19 0,82 A2B1 2,22 2,18 1,90 0,94 2,17 0,87 0,89 1,29 0,81 A2B2 2,28 2,37 2,31 1,12 2,34 1,01 0,85 1,51 0,82 A2B3 2,48 2,60 2,37 1,24 2,45 1,14 0,92 1,53 0,88 PCT < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 LSD.05CT 0,141 0,165 0,113 0,584 0,119 0,592 0,496 0,812 0,597 TB A1 1,87 2,14 1,72 0,93 1,70 0,88 0,83 1,06 0,79 TB A2 2,33 2,38 2,19 1,10 2,32 1,01 0,89 1,45 0,83 P(A) < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 LSD.05A 0,778 0,108 0,790 0,541 0,794 0,598 0,430 0,504 0,344 TB B1 1,96 2,05 1,71 0,89 1,84 0,84 0,85 1,10 0,78 TB B2 2,09 2,24 2,01 1,01 2,01 0,94 0,83 1,30 0,80 TB B3 2,24 2,48 2,14 1,14 2,18 1,05 0,89 1,36 0,84 P(B) < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 LSD.05B 0,953 0,132 0,967 0,663 0,687 0,518 0,373 0,617 0,421 P(A*B) ns ns ns ns ns < 0,05 ns ns ns CV(%) 4,7 5,1 4,1 4,0 4,3 4,3 4,0 4,6 5,0 Kết quả thí nghiệm cho thấy các công thức SRI đều có khối lượng rễ lớn hơn nhiều so với đối chứng (P<0,05). Do cấy mạ non và cấy thưa nên bộ rễ ở

các công thức SRI có bộ rễ rất khỏe, lan rộng và ăn sâu nên khả năng tích luỹ chất khô của bộ rễ/khóm ở các tầng đất 0-5cm, 5-10cm, 10-20cm của các công thức SRI đều cao hơn hẳn so với đối chứng với mức độ tin cậy 95%.

* Tầng đất 0-5cm

- Thời kỳ làm đòng:

Trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 0 – 5cm có sự khác biệt rất rõ giữa các tuổi mạ cấy, mật độ cấy và số lần làm cỏ khác nhau ở mức độ tin cậy 95%. Trọng lượng chất khô ở các công thức dao động từ 1,53 đến 2,48gam/khóm, công thức đạt trọng lượng cao nhất là công thức 7 và thấp nhất là công thức 1.

Không có sự tương tác giữa mật độ cấy và số lần làm cỏ đến chất khô bộ rễ thời kỳ làm đòng tầng 0-5cm của các công thức thí nghiệm với mức độ tin cậy 95%.

- Thời kỳ trỗ: Trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 0 -5 cm tăng lên đáng kể so với thời kỳ làm đòng, dao động trong khoảng từ 1,68 – 2,60 gam/khóm. Các công thức theo SRI đều có trọng lượng khô của rễ cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Ở thời kỳ trỗ không có sự tương tác giữa mật độ và số lần làm cỏ ở mức độ tin cậy 95%.

- Thời kỳ chín: trọng lượng chất khô của rễ ở thời kỳ này giảm hơn so với thời kỳ làm đòng và trỗ, dao động trong khoảng từ 1,40 – 2,37 gam/khóm đều cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Công thức có trọng lượng khô của rễ đạt cao nhất là công thức 7, và thấp nhất là công thức 1 (đối chứng).

Ở cả 3 thời kỳ làm đòng, trỗ, và chín, trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 0 -5cm đều có sự sai khác giữa tuổi mạ, mật độ cấy và số lần làm cỏ. Các công thức sử dụng mạ non, cấy với mật độ thưa và làm cỏ bằng tay có trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 0-5cm đạt cao nhất, nguyên nhân là do sử

dụng mạ non để cấy làm cho bộ rễ của mạ khi không bị tổn thương, cho nên sẽ phát triển nhanh ngay sau khi cấy. Cấy với mật độ thưa làm cho diện tích dinh dưỡng trên 1 cây lớn, cây ít phải cạnh tranh nhau về dinh dưỡng và ánh sáng. Và khi làm cỏ bằng cào cỏ sục bun, sạch cỏ dại nên đã tạo cho bộ rễ có đầy đủ oxy và vi sinh vật trong đất hoạt động tốt kích thích rễ mới ra nhiều hơn, làm tăng số lượng rễ và trọng lượng khô của rễ.

* Tầng 5-10cm

Ở cả 3 thời kỳ (làm đòng, trỗ và chín) trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 5 –10 cm có sự khác biệt giữa các tuổi mạ, mật độ cấy và số lần làm cỏ khác nhau ở mức độ tin cậy 95%.

Công thức cấy mạ 2,5 lá, cấy với mật độ 16 khóm/m2, làm cỏ 3 lần có trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 5 - 10cm cao hơn so với các công thức còn lại.

Có sự tương tác giữa mật độ và số lần làm cỏ ở thời kỳ chín, nhưng không có sự tương tác giữa 2 nhân tố này ở thời kỳ làm đòng và trỗ.

Ở thời kỳ làm đòng: trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 5 – 10cm dao động từ 0,83 – 1,24 gam/khóm. Tất cả các công thức thí nghiệm theo SRI đều có trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 5-10cm cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Thời kỳ trỗ: các công thức tham gia thí nghiệm theo SRI đều có trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 5 - 10cm cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. ở thời kỳ này trọng lượng khô của rễ tăng lên so với thời kỳ làm đòng, nguyên nhân là do đây là thời kỳ cây sinh trưởng và phát triển mạnh nhất, cần nhiều dinh dưỡng nhất, cho nên bộ rễ phải ăn sâu xuống những tầng đất dưới để hấp thu dinh dưỡng cung cấp cho cây.

Thời kỳ chín: trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 5 – 10cm ở thời kỳ này giảm đi so với thời kỳ làm đòng và trỗ. Tất cả các công thức thí nghiệm

theo SRI có trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 5 – 10cm cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

* Tầng 10-20

Ở cả 3 thời kỳ (làm đòng, trỗ và chín) trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 10 –20 cm có sự khác biệt rất rõ giữa các tuổi mạ, mật độ cấy và số lần làm cỏ khác nhau ở mức độ tin cậy 95%.

Công thức 7 ở cả ba thời kỳ đạt trọng lượng khô rễ cao nhất, công thức thấp nhất là công thức 1( đối chứng).

Không có sự tương tác giữa mật độ và số lần làm cỏ ở cả ba thời kỳ ( làm đòng, trỗ, chín) với mức độ tin cậy 95%.

- Thời kỳ làm đòng: Trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 11 – 20cm dao động từ 0,74 – 0,92 gam/khóm, trong đó công thức đạt có trọng lượng khô của rễ đạt cao nhất là công thức 7, công thức có trọng lượng khô của rễ thấp nhất là công thức 1. Tất cả các công thức thí nghiệm theo SRI đều có trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 10 -20cm cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

- Thời kỳ trỗ: trọng lượng khô của rễ ở các công thức không có sự sai khác với mức độ 95%.

- Thời kỳ chín: Tất cả các công thức thí nghiệm theo SRI đều có trọng lượng khô của rễ ở tầng đất 10-20 cm cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng áp dụng một số biện pháp kỹ thuật trong hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI cho vùng không chủ động nước tại cao bằng (Trang 64 - 68)