của thân, lá và toàn khóm
Khả năng tích lũy vật chất khô toàn cây có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của cây lúa, khả năng tích lũy càng cao sẽ làm tiền đề cho năng suất cao sau này.
Kết quả theo dõi khả năng tích lũy vật chất khô của thân, lá, bông và toàn khóm được trình bày ở bảng 3.6
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của SRI tới khả năng tích luỹ vật chất khô lá, thân và toàn khóm giống lúa Đông Triều 39 – Vụ Xuân 2011
Đơn vị: gam/khóm Lá lúa Thân lúa Toàn khóm Công thức Đòng Trỗ Chín Đòng Trỗ Chín Đòng Trỗ Chín Đ/c 14,94 17,20 15,15 21,89 45,30 24,04 39,93 45,30 42,10 A1B1 18,72 20,47 19,02 24,95 51,18 25,80 47,03 51,18 47,92 A1B2 17,93 21,37 18,11 24,06 53,49 26,05 45,60 53,49 47,53 A1B3 21,03 24,02 20,11 27,17 58,01 28,15 52,11 58,01 51,94 A2B1 20,38 22,12 19,02 26,23 54,84 25,87 50,67 54,84 48,49 A2B2 20,21 24,06 20,15 27,28 59,11 26,87 53,75 59,11 51,17 A2B3 22,27 25,15 21,14 27,23 61,74 28,07 54,15 61,74 53,60 PCT < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 LSD.05CT 1,329 1,403 1,084 1,428 1,979 1,684 1,591 1,979 2,089 TB A1 19,23 21,95 19,08 25,39 27,37 26,67 48,25 54,22 49,13 TB A2 21,62 23,78 20,10 26,91 28,63 26,94 52,86 58,56 51,08 P(A) < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 ns < 0,05 < 0,05 < 0,05 LSD.05A 0,506 1,143 0,614 1,149 1,114 - 1,164 1,179 1,900 TB B1 19,55 21,29 19,01 25,59 26,72 25,83 48,85 53,01 48,20 TB B2 20,07 22,71 19,12 25,67 28,02 26,46 49,68 56,30 49,35 TB B3 21,65 22,58 20,62 27,20 29,26 28,11 53,13 59,88 52,78 P(B) < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 ns < 0,05 < 0,05 < 0,05 LSD.05B 0,620 1,400 0,752 1,407 1,365 - 1,426 1,444 2,327 P(A*B) <0,05 ns < 0,05 ns ns ns < 0,05 ns ns CV(%) 4,6 4,3 3,9 3,8 2,4 4,3 2,2 2,4 2,9
3.2.4.1. Ảnh hưởng của kỹ thuật SRI đến khả năng tích lũy vật chất khô của
thân, lá
Qua bảng 3.6 cho thấy:
Khả năng tích lũy chất khô của các công thức SRI ở cả 3 thời kỳ làm đòng, trỗ bông, chín đều cao hơn so với đối chứng ở mức chắc chắn 95%. Trong đó công thức 7 đạt tổng tích lũy vật chất khô của thân lá cao nhất ở cả 3 thời kỳ.
Kết quả phân tích thống kê cũng cho thấy có sự tương tác giữa mật độ cấy và số lần làm cỏ ở mức độ tin cậy 95% (ở cả 3 thời kỳ) làm tăng tổng tích lũy vật chất khô của các công thức thí nghiệm.
Các công thức cấy theo phương pháp SRI có được lượng vật chất khô cao hơn công thức đối chứng là do sử dụng mạ non để cấy nên cây lúa bén rễ nhanh, cùng với đó là cấy với mật độ thưa, sạch cỏ dại làm cho cây lúa tận dụng tối đa được nhiều dinh dưỡng và ánh sáng đã làm cho cây sinh trưởng phát triển mạnh cây đẻ nhánh sớm và tập trung, số nhánh nhiều, các nhánh to và khỏe, tỷ lệ hữu hiệu cao, dẫn đến tổng tích lũy vật chất khô của các công thức theo SRI cao hơn so với công thức đối chứng.
Khả năng tích lũy vật chất khô của thân, lá cây lúa tăng dần từ giai đoạn làm đòng đến trỗ bông, sau đó lại giảm dần cho đến giai đoạn chín. Nguyên nhân là do ở thời kỳ trỗ bông các bộ phận trên cây đã hoàn thiện, lá đạt tối đa về số lá và diện tích lá, thân đã có lóng, rễ cũng đạt chiều dài và kích thước tối đa.
Đến thời kỳ chín khả năng tích lũy vật chất khô đã giảm vì vật chất khô đã được chuyển hết vào trong hạt. Do vậy mà tổng tích lũy vật chất khô ở thân lá thời kỳ chín giảm so với thời kỳ trỗ bông.
3.2.4.2. Ảnh hưởng của kỹ thuật SRI đến khả năng tích lũy vật chất khô của toàn khóm toàn khóm
Khả năng tích luỹ chất khô ở bộ rễ, thân, lá của các công thức cấy theo phương pháp SRI ở cả 3 thời kỳ ( đòng, trỗ, chín) đều cao hơn so với đối chứng nên trọng lượng khô toàn khóm của các công thức này cũng cao hơn đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
Qua bảng 3.5 thấy rằng các công thức cấy ở mật độ 16 khóm/m2 đạt trọng lượng khô toàn khóm cao nhất (ở cả 3 thời kỳ), cao hơn công thức cấy ở mật độ 25 khóm/m2 và đối chứng với độ tin cậy 95%.
Khả năng tích lũy vật chất khô của các công thức cấy theo phương pháp SRI ở cả 3 thời kỳ đều có sự sai khác ở các tuổi mạ, mật độ cấy và số lần làm cỏ. Qua đó đã chứng tỏ được hiệu quả của việc sử dụng mạ non để cấy, cấy với mật độ thưa và sạch cỏ dại. Chính những nhân tố này đã làm cho cây lúa sinh trưởng và phát triển nhanh ngay từ đầu, cây ít phải cạnh tranh nhau về dinh dưỡng và ánh sáng cho nên bộ rễ phát triển khỏe, số nhánh đẻ cao, tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao, từ đó làm cho khả năng tích lũy vật chất khô của các công thức thí nghiệm theo SRI cao hơn so với công thức đối chứng.