Bộ rễ của cây lúa có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống của cây, rễ giúp cho cây bám chặt vào đất, không đổ ngã, rễ còn làm nhiệm vụ chính là hấp thu dinh dưỡng và hút nước. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển bộ rễ chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố như: nhiệt độ, nước, oxy, dinh dưỡng và đất đai. Trong đó yếu tố quan trọng nhất là dinh dưỡng và đất đai. Nguyên nhân là do rễ lúa có tính hướng địa và hướng hóa. Đất giàu chất hữu cơ, thoáng khí, đủ ẩm rễ phát triển tốt. Đất giàu dinh dưỡng, lượng phân và vị trí bón phân chi phối hướng phát triển của rễ lúa. Nếu như dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ cho cây, bón phân sâu, đất không có độc tố, bộ rễ lúa phát triển tốt thì cây sẽ hút được nhiều dinh dưỡng, tạo tiền đề cho năng suất cao.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI đến sinh trưởng của bộ rễ giống Đông Triều 39 vụ xuân 2011 được thể hiện qua bảng 3.4.
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của kỹ thuật SRI đến sinh trưởng bộ rễ giống lúa Đông Triều 39 – Vụ Xuân 2011
Đường kính rễ Chiều dài rễ/khóm Chiều dài rễ/m2
(mm) (m/khóm) (m/ m2 ) Công thức Đòng Trỗ Chín Đòng Trỗ Chín Đòng Trỗ Chín Đ/c 0,83 0,93 0,85 44,7 76,1 54,9 1787,4 3196,2 2305,8 A1B1 0,86 0,99 0,89 76,4 115,9 86,9 1910,4 2897,9 2173,5 A1B2 0,86 1,05 0,97 85,8 155,2 96,1 2145,6 3881,2 2402,6 A1B3 0,91 1,09 1,02 95,1 162,5 111,9 2379,1 4063,5 2797,9 A2B1 0,87 0,99 0,91 85,1 164,9 108,4 1360,9 2639,2 1734,5 A2B2 0,89 1,07 0,96 94,9 175,8 126,8 1518,4 2812,2 2029,1 A2B3 0,96 1,18 1,08 97,2 192,6 144,7 1555,2 3081,7 2315,8 PCT < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 LSD.05CT 0,604 0,717 0,889 2,691 6,718 5,091 95,532 160.80 118,66 TB A1 0,9 1,04 0,95 85,8 144,5 98,3 2145,1 3614,2 2458,0 TB A2 0,9 1,07 0,98 92,3 177,7 126,6 1478,1 2844,4 2026,5 P(A) ns ns ns < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 LSD.05A - - - 1,661 5,693 4,084 38,040 122,26 78,798 TB B1 0,86 0,99 0,89 80,7 140,4 97,7 1635,7 2768,5 1954,0 TB B2 0,87 1,05 0,96 90,4 165,5 111,4 1832,0 3346,7 2215,9 TB B3 0,93 1,13 1,05 96,2 177,5 128,3 1967,2 3572,6 2256,8 P(B) < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 LSD.05B 0.399 0,508 0,796 2,034 6,973 5,002 46,589 149,73 96,508 P(A*B) ns ns ns < 0,05 < 0,05 ns < 0,05 < 0,05 ns CV(%) 4,6 4,6 6,3 3,0 2,9 3,3 3,4 3,4 3,5
Qua bảng 3.4 cho ta thấy:
* Đường kính rễ:
Rễ lúa ngoài khả năng hút nước và dinh dưỡng để nuôi cây nó còn có khả năng tổng hợp các axit amin, vì vậy đường kính rễ cũng là yếu tố ảnh hưởng tới năng suất của cây lúa.
Các công thức cấy theo kỹ thuật SRI có đường kính rễ cao hơn công thức đối chứng ở cả 3 thời kỳ. Nguyên nhân công thức SRI có đường kính rễ lớn hơn là do cấy thưa, sạch cỏ dại đã làm cho bộ rễ phát triển mạnh mẽ, khả năng hấp thu các các chất dinh dưỡng dễ dàng đây là yếu tố để tạo năng suất và sản lượng cao về sau của cây lúa.
Ngược lại công thức đối chứng có đường kính nhỏ hơn là do cấy dầy, các cây phải cạnh tranh nhau về dinh dưỡng và cấy mạ già nên khi nhổ cấy thường bị đứt rễ, cây sinh trưởng kém dẫn đến khả năng phát triển của bộ rễ bị hạn chế.
Cùng tuổi mạ, mật độ cấy càng thưa thì đường kính rễ càng lớn ở cả 3 thời kỳ. Ở thời kỳ trỗ, đường kính rễ lúa trung bình đạt 1,04mm ở mật độ cấy 25 khóm/m2 và 1,08mm với mật độ 16 khóm/m2 cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Ở cùng tuổi mạ, cùng mật độ cấy, đường kính rễ tăng cùng với số lần làm cỏ với độ tin cậy 95%.
Không có sự tương tác giữa mật độ cấy và số lần làm cỏ đến đường kính rễ các công thức thí nghiệm với mức độ tin cậy 95%.
* Chiều dài rễ/khóm
Chiều dài rễ cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa, chiều dài rễ càng dài thì khả năng hút các chất dinh dưỡng và nước càng thuận lợi, khi đó lượng dinh dưỡng nuôi thân càng nhiều, các bó mạch phát triển thân càng to dẫn đến bông to sẽ làm cho năng suất tăng. Ngoài ra rễ còn giúp cho
cây chống đỡ trước những tác động của điều kiện ngoại cảnh bất lợi như gió, bão…
Chiều dài rễ/khóm cấy theo kỹ thuật SRI tuổi mạ 2,5 lá ở cả 3 thời kỳ làm đòng, trỗ và chín đều cao hơn tuổi mạ 3,5 lá ở mức độ tin cậy 95%.
Ở cùng tuổi mạ, mật độ cấy khác nhau, số lần làm cỏ khác nhau thì chiều dài rễ/khóm cũng có sự khác nhau ở mức độ tin cậy 95%.
Ở thời kỳ làm đòng chiều dài rễ/khóm của tất cả các công thức tham gia thí nghiệm đều cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Trong đó công thức đạt chiều dài rễ/khóm cao nhất là công thức 7.
Sự tương tác giữa mật độ cấy và số lần làm cỏ làm tăng chiều dài rễ/khóm ở cả 2 thời kỳ (làm đòng và trỗ) với mức độ tin cậy 95%, còn thời kỳ chín không có sự tương tác.
* Chiều dài rễ/m2
Chiều dài rễ/m2 ở các công thức tham gia thí nghiệm có sự sai khác ở 3 thời kỳ với độ tin cậy 95%.
Các công thức có mật độ cấy khác nhau thì chiều dài rễ/m2 cũng có sự sai khác ở mức độ tin cậy 95%.
Ở mật độ cấy 25 khóm/m2, chiều dài rễ/m2 là cao nhất so với mật độ 39 và 16 khóm/m2.
Qua kết quả phân tích thống kê cho thấy có sự tương tác giữa mật độ cấy và số lần làm cỏ làm tăng chiều dài rễ/m2 ở mức độ tin cậy 95% ở thời kỳ (làm đòng và trỗ), thời kỳ chín không có sự tương tác giữa giữa mật độ cấy và số lần làm cỏ.