Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An 1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội Nghệ An

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm sinh học và khả năng ký sinh sâu khoang ppodoptera litura fabricius của ong ngoại ký sinh euplectrus xan (Trang 29 - 31)

1.4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội Nghệ An

Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch, hàng năm tỉnh chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam khô và nóng. Vào mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh và ẩm ướt.

- Diện tích: 16.487km².

- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.670 mm. - Nhiệt độ trung bình: 25,2 0C.

- Số giờ nắng trong năm: 1.420 giờ. - Độ ẩm tương đối trung bình: 86-87%. - Vĩ độ: 18°33′ đến 19°25′ vĩ bắc.

- Kinh độ: 102°53′ đến 105°46′ kinh đông.

Nghệ An là một tỉnh có đầy đủ địa hình núi cao, trung du, đồng bằng và ven biển. Phía Tây là dãy núi Bắc Trường Sơn. Tỉnh có 10 huyện miền núi, trong số đó 5 huyện là miền núi cao. Các huyện miền núi này tạo thành miền Tây Nghệ An. Có 9 huyện trong số trên nằm trong khu vực gọi là. Các huyện, thị còn lại là trung du và ven biển, trong đó Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, và Cửa Lò giáp biển.

Tỉnh Nghệ An có 1.648.728 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 195.944 ha, chiếm 11,88%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 685.504 ha, chiếm 41,57%; diện tích đất chuyên dùng là 59.221 ha, chiếm 3,59%; diện tích đất ở là 14.893 ha, chiếm 0,90%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối là 693.166 ha, chiếm 42,04%.

Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 142.333 ha, chiếm 72,63%, riêng đất lúa chiếm 22,4% gieo trồng được 2 vụ; diện tích đất trồng cây lâu năm là 12.401 ha, chiếm 6,32%.

Diện tích đất trống đồi núi trọc cần phủ xanh là 511.456 ha, chiếm 43,5% diện tích đất tự nhiên; diện tích đất có mặt nước chưa sử dụng là 4.634 ha.

Đặc điểm kinh tế - xã hội

Nghệ An là một tỉnh đông dân, với dân số 3,1 triệu người (tính đến 31/12/2005), mật độ trung bình toàn tỉnh 152 người/km2. Dân cư phân bố không đều giữa các vùng, vùng đồng bằng chiếm 10% diện tích nhưng tập trung đến 80% dân số, vùng núi và gò đồi chiếm 90% diện tích nhưng chỉ có 20% dân số (Cục thống kê Nghệ An, 2005). [44]

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm sinh học và khả năng ký sinh sâu khoang ppodoptera litura fabricius của ong ngoại ký sinh euplectrus xan (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w