- Sử dụng chậu vại có kích thước 30cm x 90cm có trồng lạc làm thức ăn cho sâu khoang.
c. Tập tính sinh sống và quy luật phát sinh gây hại Đặc điểm gây hạ
3.2.2. Số lượng trứng ong ký sin hở các tuổi sâu non sâu khoang khác nhau
Trong nhân nuôi việc tìm và lựa chọn tuổi vật chủ thích hợp cho ong ký sinh là điều hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn tới tỷ lệ vũ hoá và chất lượng của ong được vũ hoá.
Để tìm ra câu trả lời cho vấn đề này chúng tôi đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu ở trên đồng ruộng, trong phòng thí nghiệm để tìm ra tập tính lựa chọn vật chủ sâu non sâu khoang của ong ngoại ký sinh. Kết quả thu được như sau:
Dựa vào tỷ lệ ký sinh thì ong chủ yếu tập trung đẻ trứng ký sinh lên vật chủ tuổi 2 là cao nhất chiếm 38.3%, tiếp theo là tuổi 3 có tỷ lệ ký sinh chiếm 25.45%, thấp nhất là tuổi 4 với 19.66%. Ngoài ra không thấy sâu bị ký sinh ở tuổi 5 và tuổi 6.
Dựa vào số trứng trung bình (quả /sâu) thì kết quả cao nhất là tuổi 4 với 3.29 quả/sâu, thứ hai là ở tuổi 3 với 2.6 quả/sâu.Thấp nhất là tuổi 1 (2.42 quả/sâu).
Do sâu tuổi 3 và tuổi 4 có kích thước lớn hơn, khỏe hơn và có khả năng tự vệ tốt hơn so với các tuổi 1,tuổi 2 nên ong tiếp cận để đẻ trứng sẽ khó khăn hơn các tuổi này. Do đó mà nó có tỷ lệ ký sinh thấp nhất. Còn tuổi 1 lại có kích thước quá bé, khi ong đẻ trứng ký sinh lên thì các chất dinh dưỡng nuôi ong trước giai đoạn trưởng thành sẽ kém do vậy mà tỷ lệ ký sinh ít và số trứng TB/sâu cũng ít. Sâu non tuổi 2 thì có kích thước thích hợp nhất để ong ký sinh vì nó thuận lợi cho việc gây tê ở sâu. Tuy nhiên nó chỉ thích hợp nhất số trứng kí sinh ở tuổi 2 thường là 2 trứng/vật chủ. Vì vậy mặc dù tỷ lệ ký sinh ở tuổi này cao nhất nhưng lại đẻ rải rác trên nhiều vật chủ để thu nhận tối đa nguồn dinh dưỡng từ vật chủ.
Kết quả này rất có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nhân nuôi là lựa chọn vật chủ tuổi 3 và tuổi 4 là thích hợp nhất .
Bảng 3.2. Số lượng trứng ong E. xanthocephalus ký sinh ở các tuổi sâu non sâu khoang khác nhau
Hình 3.2. Số lượng trứng ong E. xanthocephalus ký sinh ở các tuổi sâu non sâu khoang khác nhau