- Sử dụng chậu vại có kích thước 30cm x 90cm có trồng lạc làm thức ăn cho sâu khoang.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
1. Sâu khoang là một loài biến thái hoàn toàn. Vòng đời từ 25 đến 48 ngày trong đó giai đoạn trứng 3-7 ngày, Sâu non gồm 6 tuổi và phát tiển từ 12-27 ngày, nhộng 8-10 ngày, trưởng thành 2-4 ngày. Ngài đẻ nhiều trứng trung bình từ 500 – 2000 trứng/ con cái.
2. Nhộng ong E. xanhthocephalus có khả năng chịu lạnh cao, tổng nhiệt hữu hiệu K =181.72, nhiệt độ thềm sinh học là 4.04
3. Sâu non từ tuổi 1 tới tuổi 4 đều bị ong E. xanhthocephalus đẻ trứng ký sinh. Trong đó sâu non sâu khoang tuổi 2 ký sinh nhiều nhất (38.3%) nhưng trứng bình số trứng/ sâu cao nhất lại tuổi 4 (3.29 quả/vật chủ).
4. Vị trí thích hợp để cho ong ngoại ký sinh E. xanhthocephalus đẻ trứng là ở mặt lưng sâu khoang (72.06%) và đẻ trứng nhiều nhất ở các đốt bụng phía trên đặc biệt là đốt V (25.91%). Ong ngoại ký sinh E. xanhthocephalus đẻ trứng ký sinh thấp ở mặt trái (16.6%) và mặt phải (11.34%), không ký sinh ở mặt bụng. Ong đẻ ít và rất ít ở các đốt I, II và VIII – XIII.
5. Không gian và vật chủ ngoài đồng ruộng phong phú nên tỷ lệ ký sinh 1 trứng/vật chủ cao hơn trong phòng thí nghiệm. Tỷ lệ sống sót trong phòng thí nghiệm (58.25%) cao hơn ngoài đồng ruộng (50.00%).Tỷ lệ giới tính (cái:đực) trên đồng ruộng (2.47) cao hơn rất nhiều ở phòng thí nghiệm (0.46).
6. Trong điều kiện chậu vại tỷ lệ ký sinh đạt cao nhất là CT 6 (48.30%) và thấp nhất là CT1là (10.00%). Điều kiện nuôi trong tủ định ôn 300 C, ẩm độ 71% RH tỷ lệ vũ hóa của cả 6 CT đều rất cao đều đạt từ 85.70% trở lên . Tỷ lệ giới tính thế hệ con của cả 6 CT đều có số ong đực cao hơn ong cái.
II. KIẾN NGHỊ
Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ dừng lại ở thí nghiệm trong chậu vại mà chưa thử nghiệm nhân nuôi ở ngoài đồng ruộng. Tôi rất mong các sinh viên khoá sau sẽ tiếp tục làm thử nghiệm nhân nuôi ngoài đồng ruông để hoàn thiện một chu trình nhân nuôi có hiệu quả nhằm sử dung rộng rãi hơn trong sản xuất của bà con nông dân.