Cây lạc ở tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm sinh học và khả năng ký sinh sâu khoang ppodoptera litura fabricius của ong ngoại ký sinh euplectrus xan (Trang 31)

Cây lạc ở Nghệ An và Hà Tĩnh vẫn là một mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu, mang lại kim ngạch xuất khẩu đáng kể cho Nghệ An nói riêng và cho đất nước nói chung nên vẫn được mở rộng diện tích…

Ở Nghệ An với tổng diện tích lạc gần 22.000 ha mỗi năm, các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương và Anh Sơn trở thành "thủ phủ" của cây lạc. Cứ vào vụ lạc xuân hàng năm, chỉ cần đi dọc tuyến QL1A, QL46, QL7 là có thể nhìn thấy những cánh đồng lạc bát ngát, thẳng cánh cò bay. Do cây lạc mang lại lợi ích kinh tế lớn cho người dân nên các giống lạc địa phương như lạc Sen, lạc Cúc năng suất thấp đã dần được thay thế bằng các loại giống lạc mới có năng suất cao như L14, L18, MĐ7, L08, L24.

Cây lạc trồng trên đất Nghệ An, Hà Tĩnh vùng đất gió Lào nắng nóng. Nhờ tổng tích ôn hàng năm lớn nên củ lạc chắc và hạt lạc căng tròn, màu hồng sẫm rất đẹp và bắt mắt. Điều làm sản phẩm lạc nhân Nghệ An nổi tiếng trong và ngoài nước chính là nhờ hàm lượng chất béo và protêin cao. Hạt lạc còn chứa nhiều vitamin nhóm B và là nguyên liệu chính để SX dầu ăn, bánh kẹo, pho mát… có giá trị cao.

Diện tích trồng lạc ở Nghệ An tuy được tăng lên đáng kể v ề di ện t ích và mùa vụ nhưng từ một vụ lạc xuân trong năm cho đến nay đã tăng lên ba vụ trong năm, có những điều kiện thuận lợi có thể trồng ba vụ. Sự thay đổi mùa vụ này có ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái đồng ruộng, trước hết là sâu hại và thiên địch của chúng, đặc biệt là sâu hại lạc và thiên địch của chúng.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm sinh học và khả năng ký sinh sâu khoang ppodoptera litura fabricius của ong ngoại ký sinh euplectrus xan (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w