QUẢN LÝ DỰ TRỮ BẮT BUỘC TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu tổng quan về tiền dự trữ của ngân hàng thương mại việt nam và một số quốc gia trên thế giới (Trang 45 - 47)

2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ TIỀN DỰ TRỮ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

3.5 QUẢN LÝ DỰ TRỮ BẮT BUỘC TẠI VIỆT NAM

Có nhiều phương pháp quản lý dự trữ bắt buộc.

Căn cứ vào mức dự trữ bắt buộc tại NHTW, NHTW có thể áp dụng 1 trong 3 phương pháp sau đây:

Phương pháp phong toả: Theo đó toàn bộ mức dự trữ bắt buộc phải gửi vào một tài khoản tại NHTW và sẽ bị phong toả để đảm bảo thực hiện đúng mức dự trữ.

Phương pháp bán phong toả: Theo đó một phần của mức dự trữ bắt buộc sẽ được quản lý và phong toả tại một tài khoản riêng ở NHTW.

Trang | 45

Phương pháp không phong toả: theo phương pháp này tiền dự trữ được tính và thực hiện hàng ngày trên cơ sở số dư thực tế về tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Toàn bộ mức dự trữ sẽ không bị phong toả, nó có thể tồn tại dưới hình thức tiền mặt hay tiền gửi NHTW hay dưới dạng chứng khoán ngắn hạn là tuỳ NHTM, tuy nhiên đến cuối mỗi tháng, NHTW sẽ kiểm tra việc thực hiện dự trữ bắt buộc, nếu các NHTM không thực hiện đúng sẽ bị phạt (cảnh cáo, phạt tiền nếu tái phạm).

Hiện nay ở Việt Nam phương pháp phong tỏa là phương pháp duy nhất đang được sử dụng để quản lý DTBB (Điều 14 “Luật NHNN Việt Nam” ban hành năm 2010 quy định “Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại NHNN để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia”).

Căn cứ vào mức độ chênh lệch về thời gian giữa kỳ xác định và kỳ duy trì, có thể phân chia các phương pháp này thành ba loại như sau:

Phương pháp nối tiếp: Đây là phương pháp mà kỳ xác định và kỳ duy trì nối tiếp nhau. Với cách xác định này, đối tượng phải dự trữ bắt buộc chủ động hoàn toàn trong việc sử dụng dự trữ vì vào đầu kỳ duy trì họ đã biết được mức dự trữ bắt buộc mà họ phải thực hiện trong kỳ. Tuy nhiên, theo phương pháp này thì số dư tiền gửi để tính dự trữ bắt buộc sẽ biến động không ngừng và do vậy việc sử dụng DTBB để kiểm soát khả năng cho vay ít có tác dụng. Bên cạnh đó, phương pháp nối tiếp có thể dẫn đến sự biến động lớn về lãi suất do có sự biến động về vốn khả dụng đầu kỳ và cuối kỳ.

Phương pháp trùng một phần: Theo phương pháp này, kỳ xác định và kỳ duy trì trùng nhau một phần. Đây là phương pháp được phần lớn các nước sử dụng. Với cách quản lý này, đối tượng thuộc diện phải dự trữ bắt buộc luôn quan tâm đến dự trữ bắt buộc, không sử dụng quá mức dự trữ có được. Vì vậy, số dư tiền gửi để tính dự trữ bắt buộc cũng như lãi suất thị trường ít biến động hơn. Hiệu quả của phương pháp này cao hơn phương pháp nối tiếp.

Phương pháp trùng hoàn toàn: Đây là phương pháp quy định kỳ duy trì đồng thời cũng là kỳ xác định. Phương pháp này phát huy được hiệu quả cao nhất so với 2 phương pháp trên với ràng buộc đối tượng chịu sự quản lý vể DTBB phải chủ động duy trì dự trữ ở một mức nào đó mà không thể tuỳ ý sử dụng dự trữ với các mục tiêu khác nhau của mình.

Trang | 46

Ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm của phương pháp quản lý này.

Đặc điểm của phương pháp nối tiếp

 Đối với TCTD - Đối tượng phải DTBB chủ động hoàn toàn trong việc sử dụng dự trữ vì vào đầu kỳ họ đã biết được mức dự trữ bắt buộc phải thực hiện trong kỳ.

 Số dư tiền gửi để tính dự trữ bắt buộc biến động không ngừng.

 Lãi suất ngắn hạn có thể biến động lớn, gây bất ổn định cho thị trường tiền tệ.

 Đối với NHNN: cách xác định và tính toán đơn giản. Tuy nhiên công cụ dự trữ bắt buộc không thể kiểm soát được khả năng cho vay của các đối tượng phải dự trữ. Dẫn đến hiệu quả quản lý là không tốt tác động đến CSTT của NHNN.

 Đối với NHTM: Nếu tính toán không tốt sẽ phải chấp nhận lãi suất cao tại thời điểm phải đảm bảo DTBB dẫn tới lợi nhuận bị ảnh hưởng.

Mặc dù có nhiều hạn chế tuy nhiên phương pháp này mang lại tính độc lập cho các TCTD. Hơn nữa để có thể áp dụng 2 phương pháp còn lại, NHNN cần có một sự phát triển nhất định.

Một phần của tài liệu tổng quan về tiền dự trữ của ngân hàng thương mại việt nam và một số quốc gia trên thế giới (Trang 45 - 47)