2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ TIỀN DỰ TRỮ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
3.4 TÌNH HÌNH TỶ LỆ DTBB CỦA VIỆT NAM QUA CÁC NĂM
Trước đây, dự trữ bắt buộc nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho tổ chức tín dụng trước nhu cầu rút tiền mặt ồ ạt của khách hàng, hạn chế rủi ro thanh khoản cho toàn hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, theo thời gian ý nghĩa này mất dần đi vì dù cho tổ chức tín dụng có duy trì tỷ lệ dự trữ nhiều hơn thì khi khủng hoảng thanh khoản xuất hiện, mức dự trữ này cũng khó giúp cho ngân hàng thoát khỏi nguy cơ phá sản. Mặt khác, các NHTM không muốn dự trữ quá nhiều, vì bản chất của số tiền dự trữ là không sinh lợi, trái với mục tiêu hoạt động vì lợi nhuận của ngân hàng. Đồng thời do sự phát triển của công nghệ ngân hàng làm cho các TCTD có thể sử dụng đa dạng các hình thức bảo hiểm rủi ro mà không cần phụ thuộc nhiều vào dự trữ tiền mặt.
Đó là lý do tại sao hiện nay các quốc gia trên thế giới thường duy trì một tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp, trong đó có Việt Nam. Theo Quyết định 397/QĐ-NHNN thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các TCTD là 1-3%, đối với tiền gửi bằng ngoại tệ là 2- 7% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.
Hình 2. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng VND (từ năm 2007 đến nay) đối với NHTM Nhà nước (không bao gồm NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), NHTM cổ phần đô thị, NH liên doanh, chi nhánh NH nước ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính… (Nguồn: Nhóm tự tổng hợp) 0 0.02 0.04 0.06 0.08 0.1 0.12 QĐ 1141 (28/5/2007) QĐ 187 (16/1/2008) QĐ 2560 (03/11/2008) QĐ 2811 (20/11/2008) QĐ 2951 (03 /12/2008) QĐ 3158 (19/12/2008) QĐ 379 (1/3/2009) Hiện nay
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với VNĐ
Trang | 32
Cụ thể hơn, tỷ lệ DTBB tại Việt Nam theo loại tiền gửi trong những năm gần đây được thống kê theo các bảng sau. Bảng cho thấy từ năm 2008 đến nay, tại Việt Nam tỷ lệ dự trữ bắt buộc được điều chỉnh giảm do NHNN thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng, thông qua đó mở rộng khả năng cho vay, kích thích các ngân hàng thương mại đẩy mạnh hoạt động tín dụng, tích cực cung ứng vốn cho nền kinh tế.
Trang | 33
Tiền gửi bằng VND
Bảng 5. Tỷ lệ DTBB tại Việt Nam theo đồng Việt Nam trong những năm gần đây
(Nguồn: http://www.sbv.gov.vn) (1)- Tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng
(2)- Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên
NHTM Nhà nước (không bao gồm NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), NHTM cổ phần đô thị, NH
liên doanh, chi nhánh NH nước ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài
chính…
NH Nông nghiệp và phát triển nông
thôn
NHTM cổ phần nông thôn, Quỹ tín
dụng nhân dân trung ương, NH hợp tác QĐ 1141/QĐ – NHNN (28/5/2007) 10%1-4%2 8%-4% 4%-4% QĐ 187/2008/QĐ- NHNN (16/1/2008) 11%-5% 8%-4% 4%-4% QĐ 2560/QĐ-NHNN (03/11/2008) 10%-4% 7%-3% 3%-3% QĐ 2811/QĐ-NHNN (20/11/2008) 8%-2% 5%-1% 1%-1% 2951 /QĐ-NHNN ngày 03 /12/2008 6%-2% 3%-1% 1%-1% QĐ 3158/QĐ-NHNN (19/12/2008) 5%-1% 2%-1% 1%-1% QĐ 379/QĐ-NHNN (1/3/2009) 3%-1% 1%-1% 1%-1%
Trang | 34
Tiền gởi ngoại tệ
Bảng 6. Tỷ lệ DTBB tại Việt Nam theo ngoại tệ trong những năm gần đây
(Nguồn: http://www.sbv.gov.vn)
(1) - Tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng
NHTM Nhà nước (không bao gồm NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), NHTM cổ phần đô thị, NH liên doanh, chi nhánh NH nước ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính… NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn NHTM cổ phần nông thôn, Quỹ tín
dụng nhân dân trung ương, NH hợp tác QĐ 1141/QĐ – NHNN (28/5/2007) 10%1-4%2 10%-4% 10%-4% QĐ 187/2008/QĐ- NHNN (16/1/2008) 11%-5% 10%-4% 10%-4% QĐ 2560/QĐ-NHNN (03/11/2008) 9%-3% 8%-2% 8%-2% QĐ 2951/QĐ-NHNN (03 /12/2008) 7%-3% 6%-2% 6%-2% QĐ 379/QĐ-NHNN (1/3/2009) 7%-3% 6%-2% 6%-2% QĐ 74/QĐ-NHNN (18/1/2010) 4%-2% 3%-1% 3%-1% QĐ 750/QĐ-NHNN (9/4/2011) 6%-4% 5%-3% 5%-3% QĐ 1209/QĐ-NHNN (1/6/2011) 7%-5% 6%-4% 6%-4% QĐ 1925/QĐ-NHNN (26/08/2011) 8%-6% 7%-5% 7%-5%
Trang | 35
(2) - Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên
Hình 3. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ (từ năm 2007 đến nay) đối với NHTM Nhà nước (không bao gồm NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), NHTM cổ phần đô thị, NH liên doanh, chi nhánh NH nước ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính…
(Nguồn: Nhóm tự tổng hợp)
NĂM 2007
Để kiểm soát mức tăng của tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng, ngay từ những tháng đầu năm 2007, NHNN Việt Nam tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên từ 1,5 đến 2 lần.
Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 1141/QĐ-NHNN điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng.
Theo quyết định này, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng VND đối với ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính là 10%.
Riêng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), tỷ lệ trên là 8% tính trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.
0% 2% 4% 6% 8% 10% 12%
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngoại tệ
Trang | 36
Trong lần tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc trước đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói rằng “việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng giống như việc Ngân hàng Nhà nước thay cái má phanh cũ bằng một má phanh mới để có thể nhạy hơn trong việc kiểm soát độ nở của tiền tệ (về tăng trưởng tín dụng)”.
NĂM 2008
Năm 2008, thị trường ngân hàng trong nước đã trải qua những biến động chưa từng có về lãi suất, tỷ giá... Đây cũng là một năm đáng nhớ trong hoạt động của các ngân hàng, khi phải trải qua những khó khăn không nhỏ.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc có 1 lần tăng trong tháng 2, 4 lần giảm trong 3 tháng cuối năm (2 lần giảm đối với dự trữ bằng ngoại tệ).
Chi tiết đợt tăng:
Ngày 16/1/2008, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ban hành Quyết định số 187/2008/QĐ- NHNN về việc điều chỉnh dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng, nội dung chủ yếu như sau:
Thứ nhất, hiện nay, áp dụng dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn từ 24 tháng trở xuống; nay, quy định mở rộng diện các loại tiền gửi phải dự trữ bắt buộc bao gồm các loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn.
Thứ hai, điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc 1% đối với các loại tiền gửi so với tỷ lệ quy định hiện nay.
Thứ ba, không điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các TCTD hoạt động trên địa bàn nông nghiệp nông thôn (Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, Quỹ Tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác) nhằm hỗ trợ các TCTD này mở rộng tín dụng phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn.
Thứ tư, việc thay đổi cơ chế và tỷ lệ dự trữ bắt buộc chưa áp dụng ngay trong tháng 1/2008 mà có hiệu lực thi hành kể từ tháng 2/2008, để tạo điều kiện cho các TCTD chuẩn bị vốn để dự trữ bắt buộc.
Mục đích của việc điều chỉnh dự trữ bắt buộc nhằm rút bớt tiền từ lưu thông về, chủ động kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng dư nợ tín dụng phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Đối với các TCTD, việc điều chỉnh dự trữ bắt buộc lần này mặc dù có thể làm tăng chi phí huy động vốn nhưng chỉ ở mức thấp, mặt bằng lãi suất huy động và
Trang | 37
cho vay của TCTD ít có khả năng tăng do chệch lệch lãi suất của các TCTD tương đối cao, các TCTD giảm chi phí để cạnh tranh huy động vốn và cho vay.
Chi tiết đợt giảm:
Quyết định số 2811/QĐ-NHNN ban hành ngày 20/11/2008 về việctỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng được giảm 2% đối với các loại tiền gửi.
Cụ thể, đối với các ngân hàng thương mại nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Agribank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính giảm từ 10% xuống 8% đối với loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng, giảm từ 4% xuống 2% đối với loại tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.
Đối với Agribank, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam giảm từ 7% xuống 5% đối với loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng, giảm từ 3% xuống 1% đối với loại tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam đối với ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn và Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác giảm từ 3% xuống 1% đối với loại tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn dưới 12 tháng và từ 12 tháng trở lên.
--- Quyết định số 2951/QĐ-NHNN ngày 03/12/2008 về điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của các tổ chức tín dụng.Theo đó:
Điều chỉnh giảm 2% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ như sau:
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam: Đối với các NHTM nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam, NHTM cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính giảm từ 8% xuống 6%; Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giảm từ 5% xuống 3%
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ: Đối với các NHTM nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), NHTM cổ
Trang | 38
phần Ngoại thương Việt Nam, NHTM cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính giảm từ 9% xuống 7%; Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, NHTM cổ phần nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương giảm từ 8% xuống 6%.
Giữ nguyên tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với NHTM cổ phần nông thôn và Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác là 1% đối với loại tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn dưới 12 tháng;
Giữ nguyên tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với loại tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ như sau:
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam: Đối với NHTM nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam, NHTM cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính là 2%; Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, NHTM cổ phần nông thôn và Quỹ tín dụng nhân dân trung ương và ngân hàng hợp tác là 1%.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ: Đối với các NHTM nhà nước (không bao gồm Ngân hàng No&PTNT), NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam, NHTM cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính là 3%; Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, NHTM cổ phần nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương là 2%.
--- Quyết định 3158/QĐ-NHNN ngày 19/12/2008 về điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng, theo đó:
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng đồng Việt Nam áp dụng như sau :
Các ngân hàng thương mại Nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn), Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính là
Trang | 39
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là 2% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.
Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, ngân hàng hợp tác là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên bằng đồng Việt Nam áp dụng như sau:
Các ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng hợp tác, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, Quỹ tín dụng nhân dân trung ương là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.
NĂM 2009
Quyết định 379/QĐ-NHNN ngày 01/03/2009, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VND) của các tổ chức tín dụng, nhằm ổn định thị trường tiền tệ, lãi suất, tỷ giá và hỗ trợ vốn khả dụng cho các tổ chức tín dụng có điều kiện mở rộng huy động vốn và tín dụng có hiệu quả đối với nền kinh tế
Theo đó, với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng, các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính áp dụng mức dự trữ bắt buộc là 3% trên tổng số dư tiền gửi, thay vì 5% như trước đây.
Với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam mức dự trữ bắt buộc giảm từ 2% xuống 1%.
Ngân hàng thương mại cổ phần Nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, ngân hàng hợp tác giữ nguyên là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.
Tỷ lệ dữ trữ bắt buộc đối với tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng áp dụng cho mọi tổ chức tín dụng là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.
NĂM 2010
Quyết định số 74/QĐ-NHNN ngày 18/1/2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có