GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU HÀNH VÀ QUẢN LÝ TIỀN DỰ TRỮ TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu tổng quan về tiền dự trữ của ngân hàng thương mại việt nam và một số quốc gia trên thế giới (Trang 56 - 58)

TIỀN DỰ TRỮ TẠI VIỆT NAM

Ngoài việc phân tích các góc độ khác nhau của tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thiết nghĩ trong quá trình sử dụng công cụ này để điều hành chính sách tiền tệ NHNN nên quan tâm đến một số vấn đề sau:

Thứ nhất, mỗi NHTM có nhiều lý do để duy trì dự trữ của mình ở mức độ cao hay thấp, đó là (1) đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng trong từng thời kỳ hay (2) lý do về sự an toàn cần phải cân nhắc mỗi khi quyết định cho vay hay (3) lý do quản lý nợ lành mạnh... Ngoài những những điều đó thì những ràng buộc bên ngoài tác động đến quá trình tạo tiền cũng rất đáng kể như: nhu cầu tín dụng của khách hàng có khả năng hoàn trả hoặc nhu cầu giao dịch bằng tiền mặt trong nền kinh tế... Những yếu tố này trong từng thời kỳ sẽ ảnh hướng đến mức

Trang | 56

dự trữ của bản thân mỗi ngân hàng. Trường hợp dự trữ ở các ngân hàng hợp vượt trội quá mức so với dự trữ bắt buộc, tình trạng này sẽ gần như vô hiệu hóa khả năng chi phối quá trình cung ứng tiền của NHNN. Và ngược lại, trong trường hợp nền kinh tế có xu hướng tăng trưởng, cầu về vốn có xu hướng tăng, các ngân hàng thỏa mãn nhu cầu này bằng cách giảm mức dự trữ hiện hữu và vì thế, khối cung tiền tệ được mở rộng nằm ngoài dự kiến của NHNN. Vì khả năng gây ảnh hưởng của dự trữ bắt buộc là rất lớn nên NHNN cần quan tâm đến những nhân tố tác động đến quá trình tạo tiền để có những ứng xử kịp thời và hiệu quả. Bên cạnh đó, NHNN cũng cần quan tâm và tìm ra phương pháp thích hợp để quản lý dự trữ nói chung của các NHTM.

Thứ hai, đê tăng tính cộng tác của các tổ chức tín dụng, NHNN cần trả lãi cho DTBB với một mức lãi suất phù hợp nhất cho chi phí sử dụng vốn của TCTD. DTBB ngoài vai trò kiểm soát và điều tiết tăng trưởng tiền tệ thì NHNN còn phải đảm bảo tính có lợi nhuận và tính thanh khoản của NHTM.

Thứ ba, trong phương pháp quản lý DTBB, chúng ta nên có lộ trình thay thế phương pháp nối tiếp bằng phương pháp trùng một phần hoặc phương pháp trùng hoàn toàn. Mặc dù phương pháp nối tiếp có ưu điểm là dễ tính toán, dễ quản lý phù hợp với điều kiện ở nước ta. Tuy nhiên phương pháp này sẽ làm cho lãi suất ngắn biến động lớn, gây bất ổn cho thị trường tiền tệ, ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM và việc kiểm soát lãi suất của NHNN.

Thứ tư, như đã đề cập đến trong phần trước, NHNN Việt Nam đã cố định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi VND trong suốt giai đoạn 2009-2012. Công cụ tỷ lệ DTBB đã không phát huy tác dụng điều chỉnh nguồn vốn thanh toán và cho vay của TCTD. Chính vì lẽ đó, NHNN Việt Nam cần dành nhiều sự ưu ái hơn cho công cụ này, bên cạnh việc kết hợp với chính sách lãi suất phù hợp nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong từng thời kỳ của chính sách tiền tệ quốc gia.

Thứ năm, NHNN Việt Nam nên chăng cần áp dụng tỷ lệ DTBB linh hoạt cho từng nhóm ngân hàng khác nhau (như đã phân tích trong phần bài học kinh nghiêm từ Trung Quốc). Sự phân chia các nhóm ngân hàng có thể dựa vào quy mô vốn và tài sản, chất lượng hoạt động, độ an toàn. Khi đó các TCTD lớn chịu tỷ lệ DTBB cao hơn trong khi các TCTD nhỏ chịu tỷ lệ DTBB thấp hơn. Quy định này tạo điều kiện cho các TCTD nhỏ có thể cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo ổn định so với các TCTD lớn khác. Ngoải ra Việt Nam cũng nên cân nhắc

Trang | 57

quy định tỷ lệ DTBB theo mức độ các khoản nợ - quy mô các nguồn tiền gửi (như đã phân tích trong phần bài học kinh nghiệm từ Mỹ).

Cũng nên lưu ý là khi thị trường tài chính đã dần ổn định và phát triển thì NHNN không nên duy trì một mức tỷ lệ DTBB cao đối với các TCTD để họ có thể linh động, mạnh dạn hơn trong việc sử dụng nguồn vốn của mình cho hoạt động kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận.

Một phần của tài liệu tổng quan về tiền dự trữ của ngân hàng thương mại việt nam và một số quốc gia trên thế giới (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)