Những tồn tại.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Năm Bình (Trang 82 - 89)

- Báo cáo tài chính: sau một kỳ kế toán, công ty phải lập BCTC để cung cấp thông tin

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠ

3.1.3.2 Những tồn tại.

™ Về chứng từ ghi sổ

Theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ thì căn cứ vào chứng từ kế toán ghi vào sổ chứng từ ghi sổ, sau đó căn cứ vào chứng từ ghi sổ để lên sổ cái nhưng thực chất kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hay bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại vào bảng tổng hợp của phần mềm kế toán, từ đó phần mềm tự động lên chứng từ ghi sổ, sổ cái và sổ chi tiết tài khoản. Về mặt nguyên tắc đã không ghi nhận theo đúng trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. Bên cạnh đó số hiệu chứng từ ghi sổ cũng không thể hiện chính xác số hiệu của chứng từ gốc để tiện cho việc kiểm tra đối chiếu

Ví dụ: Giữa số hiệu chứng từ ghi sổ và sổ cái và sổ chi tiết tài khoản 5111 không

Bảng 2.5: Chứng từ ghi sổ tháng 08/2010 (trang 6)

Bảng 2.6: Sổ chi tiết tài khoản 5111 – Doanh thu bán hàng hóa tháng 08/2010

™ Về phương pháp hạch toán. - Về hạch toán doanh thu bán hàng:

Doanh thu cung cấp dịch vụ của công ty như tháo lắp, sửa chữa, bảo trì,...kế toán không đưa vào tài khoản 5113 –“Doanh thu cung cấp dịch vụ” mà đưa chung vào tài khoản 5111 – “Doanh thu bán hàng hóa” đồng thời sản phẩm chủ yếu của công ty là các sản phẩm chế tạo cơ khí nên khi xuất bán hàng kế toán hạch toán vào tài khoản 5111 –“Doanh thu bán hàng hóa” là không hợp lý.

- Về hạch toán chi phí quản lý kinh doanh:

Hàng tháng doanh nghiệp phát sinh các chi phí điện, nước, điện thoại kế toán đôi khi không ghi nhận tại thời điểm phát sinh mà tới tháng sau mới ghi nhận vào chi phí quản lý kinh doanh Thực tế tổng lợi nhuận kinh doanh cuối năm không thay đổi nhưng sẽ gây ra sự không chính xác về việc xác định chi phí, lợi nhuận của tháng đó.

Ví dụ: Chi phí điện nước phát sinh tháng 08/2010 nhưng đến tháng 09/2010 mới ghi nhận chi phí

Bảng 3.1: Hóa đơn Tiền Điện GTGT tháng 08/2010

Bảng 3.2: Hóa đơn dịch vụ viễn thông tháng 08/2010

Bảng 3.3: Chi phí quản lý kinh doanh từ 01/2010 đến 12/2010 (trang 6)

Đồng thời khi công ty vận chuyển hàng bán cho khách hàng, hoặc đi công tác có phát sinh phí cầu đường nhưng kế toán không ghi nhận vào tài khoản 642 – “Chi phí quản lý kinh doanh” với lý do chi phí này nhỏ, không đáng kể. Phí cầu đường là chi phí hợp lý, nó chiếm một tỷ lệ nhất định vì vậy việc không hạch toán phí cầu đường vào chi phí làm ảnh hưởng đến việc xác định kết quả kinh doanh của công ty. - Về hạch toán giá vốn hàng bán:

Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên thì khi xuất bán sản phẩm ta ghi nhận như sau:

Doanh thu bán hàng

Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng Có TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra Đồng thời ghi nhận giá vốn hàng bán:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh

Nhưng ở đây công ty lại hạch toán giá vốn chung cho toàn bộ sản phẩm của công ty vào cuối kỳ đồng thời cũng có trường hợp kế toán ghi nhận giá vốn hạch toán vào TK 632 trong tháng này nhưng tháng sau mới xuất bán hàng ghi nhận doanh thu, như vậy giá vốn xác định được ở cuối kỳ kế toán không thể hiện được tính chính xác, cụ thể cho từng sản phẩm cũng như đã vi phạm nguyên tắc phù hợp.

- Về hạch toán thu nhập khác:

Qua thời gian thực tập tại công ty em nhận thấy khoảng hai tháng một lần sẽ bán sắt thép phế liệu với số tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng nhưng kế toán không hạch toán vào tài khoản 711 – “Thu nhập khác” mà tiền bán phế liệu này được các công nhân trong xưởng sản xuất chia nhau hoặc tổ chức ăn uống, điều này là không hợp lý và hoàn toàn sai nguyên tắc vì ảnh hưởng đến việc xác định kết quả kinh doanh của công ty.

3.2 Kiến nghị.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Năm Bình (Trang 82 - 89)