Về tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh quảng ngãi (Trang 56 - 65)

2.4.2.1. Đánh giá rủi ro và lựa chọn khách hàng

a) Điểm mạnh

Như đã chỉ ra khách hàng chủ yếu mà Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi lựa chọn là hai đối tượng khách hàng sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ. Hai lĩnh vực hoạt động này có ưu điểm là không chịu nhiều ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên như bão lũ, hạn hán, v.v.Mặt khác đây lại là các ngành nghề rất được quan tâm và có nhiều ưu tiên phát triển. Vì lẽ đó mà ngân hàng với tư cách người tài trợ (về vốn) cũng được hưởng những lợi ích nhất định khi việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khởi sắc. Ở một góc độ khác, khách hàng chủ yếu của ngân hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay có xu thế phát triển mạnh mẽ và việc có quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp này cũng là xu thế chung của các ngân hàng hiện nay.

Một điểm nữa là Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi hướng nhiều sự quan tâm đến các khách hàng truyền thống. Do đó việc thẩm định, đánh giá có nhiều thuận lợi hơn, tiến hành nhanh hơn, đỡ tốn kém về chi phí so với việc thẩm định một khách hàng mới. Hơn nữa, vì mối quan hệ đã được thiết lập từ trước cũng như đã có sẵn niềm tin nên rõ ràng những khách hàng này ít rủi ro hơn so với các khách hàng vay lần đầu.

b) Điểm yếu

Rủi ro được quản trị tốt thì phải bắt đầu từ khâu phòng tránh tốt ngay từ đầu chứ không phải đối phó khi nó đã xảy ra rồi. Tuy nhiên tại Agribank chi nhánh tỉnh

49

Quảng Ngãi công tác đầu tiên này lại tồn tại nhiều điểm yếu nhất. Ngân hàng chưa sử dụng được những kỹ thuật phòng tránh và ngăn ngừa rủi ro hiệu quả mà chỉ dựa trên những nhận định cảm quan, kinh nghiệm và những phân tích truyền thống vốn chứa nhiều nguy cơ cho kết quả không chính xác. Bởi lẽ đó ngay từ bước đầu là lựa chọn khách hàng thì ngân hàng cũng chỉ thông qua các phân tích tài chính, dựa vào các bảng báo cáo để tính toán các chỉ tiêu nhằm đưa ra quyết định. Các khách hàng không được đo lường mức độ rủi ro một cách chính xác thông qua các phương pháp hiện đại. Đây không phải điểm yếu của riêng Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi vì hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có các ngân hàng lớn hoặc tại các hội sở mới bắt đầu áp dụng các chương trình, các phần mềm tính toán đo lường rủi ro để cảnh báo và ngăn ngừa rủi ro từ đầu. Thậm chí tại các ngân hàng lớn thì việc này cũng mới được áp dụng và những kỹ thuật hiện đại được sử dụng cũng vẫn còn là các phương pháp đơn giản nhất trong số các phương pháp.

Về quản lý khách hàng thì hiện nay ngân hàng căn bản là quản lý trên hồ sơ chứ việc nắm bắt các hoạt động hiện tại của họ ra sao thì rất hạn chế. Do số lượng và trình độ của cán bộ là có hạn nên đòi hỏi cán bộ theo dõi sát sao quá trình hoạt động và thực hiện dự án của khách hàng sau vay vốn là yêu cầu khó thực hiện. Hơn nữa mỗi cán bộ tín dụng không phải chỉ quản lý một khách hàng duy nhất mà sau khi ký hợp đồng với khách hàng này thì họ còn phải tiếp tục tiếp cận các khách hàng khác. Chính vì thế ở Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi công tác quản lý khách hàng sau vay vốn còn nhiều hạn chế. Các điều kiện vay vốn mới chỉ được quan tâm trước khi ký hợp đồng, còn trong quá trình sử dụng vốn thì việc kiểm soát khách hàng có còn tiếp tục thỏa mãn các điều kiện đó không lại chưa được quan tâm đúng mức. Một nguy cơ nữa đối với ngân hàng là tình trạng cho vay không bảo đảm đối với các khách hàng quen thuộc. Mặt tích cực là điều này thể hiện mối quan hệ đã được tạo dựng và duy trì tốt, niềm tin giữa khách hàng và ngân hàng được khẳng định. Tuy nhiên nếu điều này bị lạm dụng ngân hàng có thể gặp phải những hậu quả khôn lường nếu rủi ro tín dụng xảy ra.

* Nguyên nhân của các tồn tại trên trên có nhiều thể hiện chủ yếu ở các điểm sau

Một là, ngân hàng chưa áp dụng được các kỹ thuật cảnh báo và phòng tránh rủi

50

trước vận dụng hiệu quả nhưng muốn áp dụng được thì phải có cơ sở vật chất hiện đại, quản lý thông tin được hệ thống hóa và tin học hóa, phải có chương trình để chạy các phần mềm tính toán trên cơ sở các dữ liệu khách hàng được thu thập chính xác. Hiện nay mới chỉ có các ngân hàng lớn hoặc tại các hội sở chính mới có đủ tiềm lực để thực hiện những việc đó thôi.

Hai là, việc quản lý khách hàng sau khi cho vay thực sự cũng chưa được quan

tâm nhiều lắm. Xét cả về số lượng lẫn trình độ thì ngân hàng chưa có được cán bộ đủ năng lực để giám sát việc thực hiện dự án sử dụng vốn của khách hàng đến ngày đáo hạn. Thẩm định trước khi cấp tín dụng đã khó, thẩm định sau khi ký hợp đồng còn khó hơn nhiều. Vì lẽ đó mà ngân hàng hầu như không có khái niệm về việc phải tổ chức thẩm định khách hàng sau cho vay. Cũng bởi đó là thói quen, tâm lý chủ quan nên ngân hàng tất nhiên vẫn có theo dõi, kiểm tra nhưng chỉ trên giấy tờ là chính.

Ba là, hệ thống thông tin nội bộ ngân hàng lẫn liên ngân hàng còn nhiều yếu

kém, vai trò của CIC chưa được ngân hàng phát huy hết tác dụng. Đối với quản trị rủi ro thì cần thiết nhất chính là thông tin. Khi ngân hàng chưa làm tốt được việc này thì quản trị chưa thể hiệu quả được.

2.4.2.2. Kiểm soát và xử lý rủi ro

a) Điểm mạnh

Ngay khi rủi ro được phát hiện ra ngân hàng đã có tổ chức để quản lý và xử lý kịp thời không để gây ra thiệt hại nào đáng kể. Nợ xấu của ngân hàng luôn được kiểm soát ở dưới mức cho phép (<5%), các khoản nợ quá hạn được xử lý rủi ro chưa để lại hậu quả là không thu hồi được vốn.

* Thực trạng công tác xử lý nợ xấu

Từ thực trạng nợ quá hạn đã được phân tích ở trên, cho thấy nợ quá hạn của Agribank chi nhánh Quảng Ngãi có các đặc điểm như sau:

- Nợ quá hạn tại ngân hàng trong 3 năm qua tập trung chủ yếu vào khối khách hàng doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

- Tài sản bảo đảm nợ quá hạn là các bất động sản nên việc xử lý nợ quá hạn gặp rất nhiều khó khăn khi phát mãi tài sản.

51

- Nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) chiếm tỷ lệ trên 50% trong tổng dư nợ quá hạn của ngân hàng.

Với đặc điểm nợ quá hạn như đã nêu trên, ngân hàng đã có những phương án xử lý nợ quá hạn thích hợp với từng đối tượng khách hàng nhằm làm giảm nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn, khai thông dòng vốn tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

* Biện pháp xử lý nợ quá hạn tại Agribank chi nhánh Quảng Ngãi

Trong thời gian qua, ngân hàng đã sử dụng những biện pháp sau đây để xử lý nợ quá hạn:

Xử lý nợ quá hạn bằng biện pháp cơ cấu nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ Xử lý nợ quá hạn thông qua sử dụng dự phòng rủi ro

Xử lý nợ quá hạn thông qua biện pháp phát mãi TSĐB Xử lý nợ quá hạn bằng biện pháp miễn, giảm lãi. Xử lý nợ quá hạn bằng các biện pháp pháp lý khác.

Xử lý nợ quá hạn bằng biện pháp cơ cấu nợ

Đây là biện pháp phòng ngừa nợ quá hạn mới phát sinh được Agribank chi nhánh Quảng Ngãi áp dụng bằng cách gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho khách hàng là các doanh nghiệp, cá nhân có uy tín, có quan hệ lâu năm với Ngân hàng, nhưng do một số nguyên nhân khách quan làm cho kế hoạch trả nợ chưa thực hiện được, khách hàng không trả được nợ cho Ngân hàng đúng hạn ở thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Nợ quá hạn phát sinh nhưng không phải nợ mất khả năng thanh toán mà do những nguyên nhân khách quan và ngân hàng dự báo trong tương lai khách hàng có khả năng thu hồi vốn trả được nợ. Đơn cử như khách hàng vay là ông Lê Văn Sơn kinh doanh nệm lưu động tại khu vực miền Trung Tây Nguyên, cư trú tại 132 Lê Lợi – Thành phố Quảng Ngãi, do tính chất công việc nên đồng vốn xoay vòng và trong 3 tháng tới sẽ bán hết hàng và thu tiền của khách hàng mua nệm, sau khi cung cấp cho ngân hàng những giấy tờ chứng minh điều này thì việc xử lý nợ quá hạn này, Ngân hàng đã dùng biện pháp gia hạn nợ thêm 3 tháng, tạo điều kiện cho ông Lê Văn Sơn tiếp tục hoạt động để có dòng tiền trả cho ngân hàng. Nợ được ngân hàng cơ cấu chủ yếu là nợ nhóm 3 chuyển nhóm sang nợ nhóm 2 hoặc nợ nhóm 1. Qua bảng số liệu 2.10, trong giai đoạn từ năm 2010-2013, tổng số tiền cơ cấu nợ nhóm 3 là 13,2 tỷ

52

đồng. Bằng biện pháp này đã làm cho nợ quá hạn của ngân hàng giảm. Tuy nhiên, biện pháp này cũng tiềm ẩn rủi ro cao cho ngân hàng nêu đánh giá tình hình khách hàng hoặc các dự báo không chính xác.

Xử lý nợ quá hạn thông qua biện pháp phát mãi TSĐB

Đối với các tài sản bảo đảm nợ vay, khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay, theo quy định hiện hành, ngân hàng có quyền yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Tình hình phát mãi TSĐB thể hiện qua bảng số liệu 10.

Bảng 10: Xử lý nợ quá hạn bằng biện pháp cơ cấu nợ

(Nguồn: Báo cáo KQKD Agribank chi nhánh Quảng Ngãi năm 2012- 2015)

Agribank chi nhánh Quảng Ngãi đã sử dụng 3 phương pháp để xử lý nợ quá hạn thông qua phát mãi TSĐB là: ngân hàng trực tiếp bán TS, gán nợ và giao TS cho khách hàng tự bán. Đây cũng là một biện pháp thông dụng mà các Ngân hàng thường áp dụng để thu hồi và xử lý nợ quá hạn. Số tiền phát mãi tài sản đảm bảo thường là nguồn thu chủ yếu cho Ngân hàng khi khách hàng không thanh toán được nợ. Vì vậy, cần thiết phải định giá tài sản một cách chính xác nhằm tránh thất thoát cho ngân hàng.

Bảng 11: Xử lý nợ quá hạn bằng biện pháp phát mãi TSĐB

(Nguồn: Báo cáo KQKD Agribank chi nhánh Quảng Ngãi năm 2012- 6/2015)

Tổng số tiền phát mãi tài sản đảm bảo thu hồi nợ trong giai đoạn 2012- 6/2015 là 26,339 tỷ đồng (Bảng số liệu 11). Nhìn chung số tiền thu hồi từ bán tài sản đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của khách hàng, ngân hàng thu hồi đủ gốc và lãi của các HĐTD phải xử lý. Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2015 Dư nợ Tỷ đồng 3.391 3.654 4.133 4.835 Nợ quá hạn Tỷ đồng 64 93,18 89,69 89,29 Nợ đã cơ cấu Tỷ đồng 1,92 3,49 3,77 4,02 Tỷ lệ nợ đã xử lý % 3% 3,75% 4,2% 4,5% Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 6/2015

Giá trị tài sản đảm bảo Tỷ đồng 4 7,2 8 8,3

Dư nợ quá hạn XLTSĐB Tỷ đồng 3,84 6,9885 7,5340 8,0361

Gán nợ Tỷ đồng 0,64 1,1648 1,2557 1,3394

Trực tiếp bán TÀI SẢN Tỷ đồng 1,28 2,3295 2,5113 2,6787 Giao khách hàng bán Tỷ đồng 1,92 3,4943 3,7670 4,0181

53

Khi Ngân hàng xác định khách hàng không có khả năng trả nợ thì ngân hàng tiến hành khai thác tài sản đảm bảo nợ vay, ngân hàng chủ động bán những tài sản đảm bảo nợ vay kể cả những tài sản là bất động sản thuộc quyền định đoạt của khách hàng. Những tài sản này có thể được bán qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc tự bán công khai trên thị trường.

Mặt khác, nếu nguồn thu từ bán tài sản không đủ thu hồi nợ, cán bộ tín dụng tại chi nhánh chủ động rà soát, phân tích, đánh giá tình hình thực tế khách hàng(nguồn thu, hàng tồn kho, các khoản phải thu...) để yêu cầu khách hàng chủ động bán hàng tồn kho, tập trung thu hồi công nợ cũng như các nguồn thu hợp pháp khác của khách hàng để trả nợ vay ngân hàng.

Xử lý nợ quá hạn bằng biện pháp sử dụng dự phòng rủi ro

Từ ngày 22/04/2005, thực hiện theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Ngân hàng Nhà nước, Agribank Việt Nam đã ban hành Quyết định số 636/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 22/6/2007 quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro. Agribank chi nhánh Quảng Ngãi cũng căn cứ vào quy định này và các chỉ đạo, hướng dẫn của ngân hàng cấp trên trong việc quản trị nợ quá hạn của chi nhánh.

Bảng 12: Kết quả trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 6/2015 Nợ quá hạn Tỷ đồng 64 93,18 89,69 89,29 Quỹ DPRR Tỷ đồng 19,2 29,7 31,4 33 Tỷ lệ bình quân DPRR/nợ quá hạn % 30% 32% 35% 37% Số tiền sử dụng XLDPRR Tỷ đồng 6,4 11,65 12,56 13,39 Kế hoạch XLDPRR được giao Tỷ đồng 8,96 16,31 17,58 18,75

(Nguồn: Báo cáo KQKD Agribank chi nhánh Quảng Ngãi năm 2012- 6/2015)

Căn cứ vào chỉ tiêu trung ương giao, công tác chỉ đạo xử lý nợ quá hạn, thu hồi nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro, các chi nhánh đều giao kế hoạch thu hồi nợ quá hạn, nợ tồn đọng, nợ đã xử lý rủi ro cho từng ngân hàng cơ sở trực thuộc, coi đây là một trong những chỉ tiêu kế hoạch phải hoàn thành. Trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch thu hồi nợ được

54

giao, các Ngân hàng cơ sở tiến hành giao chỉ tiêu thu hồi nợ quá hạn cho từng cán bộ tín dụng. Việc thực hiện chỉ tiêu này là cơ sở để xếp loại lương kinh doanh hoặc làm cơ sở để xét thưởng, phạt cho từng cán bộ tín dụng và là chỉ tiêu thi đua cho cả năm. Tại các chi nhánh đều thành lập ban chỉ đạo xử lý nợ, thu hồi nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro tại chi nhánh tỉnh và các ngân hàng cơ sở trực thuộc.

Tổng số tiền sử dụng dự phòng xử lý rủi ro theo kế hoạch tài chính trung ương giao lần lượt năm 2012 là 8,96 tỷ đồng; năm 2013: 16,31 tỷ đồng; năm 2014: 17,58 tỷ đồng; tháng 6 năm 2015: 18,75 tỷ đồng(bảng 12). Tuy nhiên, Agribank chi nhánh Quảng Ngãi không đạt được kế hoạch trung ương giao, tổng số tiền xử lý rủi ro đạt được 44 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 71%.

Xử lý nợ quá hạn bằng biện pháp miễn, giảm lãi

Miễn, giảm lãi vay là việc ngân hàng giảm một phần hoặc miễn toàn bộ lãi vốn vay nhằm tháo gỡ khó khăn về tài chính và tạo điều kiện cho khách hàng duy trì, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh tìm nguồn trả nợ vay cho ngân hàng.

Bảng 13: Xử lý nợ quá hạn bằng biện pháp miễn, giảm lãi.

Năm ĐVT 2012 2013 2014 6/2015

Dư nợ Tỷ đồng 3.391 3.654 4.133 4.835

Nợ quá hạn Tỷ đồng 64 93,18 89,69 89,29

Nợ miễn, giảm lãi Tỷ đồng 0,64 1,16 1,26 1,34

Tỷ lệ(%) % 1% 1,125% 1,4% 1,5%

(Nguồn: Báo cáo KQKD Agribank chi nhánh Quảng Ngãi năm 2012- 6/2015)

Dữ liệu trong bảng 13 thể hiện rằng, trong năm 2012, ngân hàng thực hiện miễn giảm lãi số tiền 0,64 tỷ đồng cho khách hàng là các hộ nông dân vay vốn để nuôi tôm nhưng bị dịch bệnh gây thiệt hại lớn làm cho khách hàng bị mất vốn không trả nợ được cho ngân hàng. Năm 2013, trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi đã xảy ra hỏa hoạn tại

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh quảng ngãi (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)