Thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh quảng ngãi (Trang 42)

2.2.1. Các rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Quảng Ngãi

Các loại RRTD thường xảy ra tại chi nhánh Agribank Chi nhánh Quảng Ngãi bao gồm rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn và rủi ro mất vốn.

2.2.1.1. Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn

Bảng 4: Nợ quá hạn theo thời hạn cho vay

Chỉ tiêu ĐVT Số tiền Chênh lệch Chênh lệch 2014/2013 6/2015/2014 2013 2014 6/2015 ± ± Cho vay ngắn hạn Tỷ đồng 31,06 59,79 32,72 28,73 -24,07 Cho vay trung, dài hạn Tỷ

đồng 62,12 29,9 56,57 -32,22 23,67

Tổng cộng Tỷ đồng 93,18 89,69 89,29 -3,49 -0,4

(Nguồn: Báo cáo KQKD Agribank chi nhánh Quảng Ngãi năm 2013- 6/2015)

Hoạt động của Agribank chi nhánh Quảng Ngãi thực hiện việc huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và sản

35

xuất kinh doanh theo chương trình, dự án phát triển kinh tế của địa phương và Nghị định 41/Chính Phủ ngày 12 tháng 4 năm 2010 nên hoạt động tín dụng chủ yếu là đầu tư nông nghiệp, nông thôn, phát triển ngành thủy sản. Vì vậy, tần suất xảy ra rủi ro tín dụng tăng, dư nợ quá hạn của cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng cao.

Nhìn chung, trong các năm từ 2013- 6/2015, tình hình nợ quá hạn theo thời hạn vay biến động liên tục. Tỷ lệ nợ quá hạn đối với cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm trong khi tỷ lệ nợ quá hạn đối với cho vay trung, dài hạn có xu hướng tăng. Vì cho vay ngắn hạn để tài trợ vốn lưu động cho các doanh nghiệp và cho vay đối với những nhu cầu cấp thiết cho các đối tượng khác của chi nhánh, nên khả năng thu hồi vốn cao. Cho vay trung và dài hạn để tài trợ vốn cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất đầu tư vào dây chuyền sản xuất, trang thiết bị đầu tư ngành thủy hải sản, nông nghiệp - nông thôn, cho vay bất động sản, cho vay tiêu dùng….Nguyên nhân chủ yếu phát sinh nợ quá hạn gia tăng ở tín dụng trung, dài hạn trong thời gian qua là do yếu tố khách quan của tình hình suy thoái, khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động vào nền kinh tế Việt Nam cũng như thị trường tỉnh Quảng Ngãi. Hậu quả là giá vốn đầu vào tăng nhanh do lạm phát tăng, chi phí vốn cũng tăng theo, sản xuất đình trệ, thị trường tiêu thụ đầu ra giảm sút, dẫn đến khách hàng không có khả năng trả nợ làm cho nợ quá hạn trung, dài hạn tăng so với tín dụng ngắn hạn. Điều này cho thấy trong công tác tín dụng tài trợ vốn cho những dự án trung, dài hạn còn mang yếu tố rủi ro. Cụ thể, trong bảng 6: Năm 2014, tỷ lệ nợ quá hạn của cho vay ngắn hạn tăng từ 31,06 tỷ đồng lên tới 59,79 tỷ đồng, tăng 28,73% so với năm 2013 nhưng đến cuối tháng 6 năm 2015 lại giảm 24,07 tỷ đồng xuống còn 32,72 tỷ đồng. Năm 2014, tỷ lệ nợ quá hạn của cho vay trung hạn giảm 32,22 tỷ đồng còn 29,9 tỷ đồng và cuối tháng 6 năm 2015 tăng từ 29,9 tỷ đồng lên 56,57 tỷ đồng đồng chiếm tỷ lệ 64%.

2.2.1.2. Rủi ro mất vốn

Agribank thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước đã được bổ sung sửa đổi, bổ sung theo Quyết định 18/2007/QĐ - NHNN; Quyết định 636/QĐ- HĐQT-XLRR ngày 22/6/2007 của Hội đồng Quản trị Agribank Việt Nam.

Hàng quý, tổ chức phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để phục vụ công tác quản lý chất lượng và rủi ro tín dụng. Thực hiện trích lập dự phòng

36 rủi ro theo phân loại nợ.

Bảng 5: Nợ quá hạn phân theo nhóm nợ

Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 6/2015

Số tiền Số tiền Số tiền

1. Tổng dư nợ Tỷ đồng 3.654 4.133 4.853

2. Nợ quá hạn Tỷ đồng 93,18 89,69 89,29

- Nợ dưới tiêu chuẩn(nhóm 3) Tỷ đồng 15,53 14,9 14,88

- Nợ nghi ngờ(nhóm 4) Tỷ đồng 46,59 29,9 29,76

- Nợ có khả năng mất vốn(nhóm 5) Tỷ đồng 31,06 44,8 44,65 3. Nợ có khả năng mất vốn/ Tổng dư

nợ(%) % 0,85 1,08 0,92

4. Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ(%) % 2,55 2,17 1,84

(Nguồn: Báo cáo KQKD Agribank chi nhánh Quảng Ngãi năm 2013- 6/2015)

Qua số liệu ở bảng 5 ta thấy: Nợ quá hạn của Agribank chi nhánh Quảng Ngãi giảm dần qua các năm. Trong các năm từ năm 2013 - 6/2015, nợ quá hạn thuộc nhóm 4,5 cao hơn nợ quá hạn thuộc nhóm 3, điều này cho thấy nợ thuộc nhóm có rủi ro cao là nợ nghi ngờ (nhóm 4), nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) chiếm tỷ trọng cao hơn nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3). Tuy tỷ trọng nợ quá hạn của nhóm có khả năng rủi ro cao lớn hơn nhóm có rủi ro thấp nhưng dư nợ quá hạn vẫn giảm hơn năm trước. Cho thấy công tác quản trị rủi ro tín dụng của Agribank chi nhánh Quảng Ngãi là có hiệu quả. Cụ thể là: Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ ngày càng giảm, năm 2014 giảm từ 2,55% xuống còn 2,17%, tháng 6 năm 2015 giảm từ 2,17% xuống còn 1,84%. Năm 2014, nợ có khả năng mất vốn (Nợ nhóm 5) tăng 13,74 tỷ so với năm 2013 và chiếm 1,08% so với tổng dư nợ. Đến cuối tháng 6 năm 2015 giảm 150 triệu so với năm 2014 và chiếm 0,92% so với tổng dư nợ. Đến cuối tháng 6 năm 2015, nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) giảm mạnh từ 46,59 tỷ đồng còn 29,9 tỷ đồng, giảm 16,69 tỷ đồng và tiếp tục giảm 15,02 tỷ đồng còn 14,88 tỷ đồng vào tháng 6 năm 2015. Nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) biến động qua từng năm, năm 2014 giảm 0,63 tỷ so với năm 2013, và tăng lên 14,86 tỷ đồng vào 6/2015.

37

2.2.1.3. Rủi ro khác

a) Theo mục đích sử dụng vốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ bảng 6, ta thấy rằng tỷ lệ nợ quá hạn của cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 năm (năm 2013 chiếm 37,5%, năm 2014 chiếm 54,5%, cuối tháng 6 năm 2015 chiếm 37,5%) và biến động qua từng năm. Năm 2014 giảm 4,67 tỷ đồng so với năm 2013 và đã tăng 7,23 tỷ đồng vào cuối tháng 6 năm 2015.

Bảng 6: Nợ quá hạn theo mục đích sử dụng vốn

Chỉ tiêu 2013 2014 6/2015 Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) SXKD, trong đó: - TMDV - SXCN 34,94 20,54 14,4 37,5 30,27 16 14,27 54,5 33,48 18,25 15,23 37,5 Tiêu dung 17,47 18,75 14,57 10,2 13,24 14,83 Bất động sản 29,12 31,25 28,03 12,4 24,55 27,5 Khác 11,65 12,5 16,82 22,9 18,02 20,18 Tổng cộng 93,18 100 89,69 100 89,29 100

(Nguồn: Báo cáo KQKD Agribank chi nhánh Quảng Ngãi năm 2013- 6/2015)

Tỷ lệ nợ quá hạn của cho vay tiêu dùng có xu hướng giảm theo các năm. Vì đa số

khách hàng vay tiêu dùng là những khách hàng có nguồn thu nhập ổn định và được trả lương qua thẻ mở tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn của cho vay bất động sản cũng giảm qua các năm, năm 2014 giảm 1,09 tỷ đồng so với năm 2013 và đến cuối tháng 6 năm 2015 giảm 3,48 tỷ đồng so với năm 2014.

b) Theo hình thức bảo đảm tài sản

Qua các năm từ 2013- 6/2015, dư nợ quá hạn của cho vay không tài sản đảm bảo giảm, dư nợ quá hạn của cho vay có tài sản đảm bảo ngân hàng tăng dần. Bình quân nợ quá hạn của cho vay không tài sản đảm bảo của 3 năm chiếm tỷ trọng dưới 40% dư nợ quá hạn (bảng 7). Thực tế, cho thấy rằng phần lớn nợ quá hạn hiện nay là các khoản vay có tài sản đảm bảo. Hình thức đảm bảo nợ quá hạn được thể hiện qua bảng số liệu trên.

38

Bảng 7: Nợ quá hạn theo hình thức đảm bảo

Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Không TSĐB Tỷ đồng 35.75 38.37 30.43 33.93 27.27 30.50 Có TSĐB Tỷ đồng 57.43 59.26 62.02 -Thế chấp Tỷ đồng 40.20 41.50 43.40 -Cầm cố Tỷ đồng 11.50 11.90 12.40 -Bảo lãnh bên thứ ba Tỷ đồng 5.73 5.86 6.22 Tổng cộng Tỷ đồng 93.18 100.00 89.69 100.00 89.29 100.00 Chỉ tiêu 2013 2014 6/2015 61.63 66.07 69.50 ĐVT

(Nguồn: Báo cáo KQKD Agribank chi nhánh Quảng Ngãi năm 2013- 6/2015)

Ngân hàng cho vay không tài sản đảm bảo đối với những khách hàng có uy tín, quan hệ tín dụng tốt, chủ yếu là khoản vay tiêu dùng, có nguồn trả nợ từ nguồn thu nhập ổn định nên tỷ lệ nợ quá hạn của cho vay không tài sản đảm bảo luôn chiếm tỷ lệ thấp hơn so với tỷ lệ nợ quá hạn của cho vay có tài sản đảm bảo. Trong bảng 7, năm 2013, nợ quá hạn của cho vay không tài sản đảm bảo là 35,75 tỷ đồng chiếm 38,37%; năm 2014 là 30,43 tỷ đồng chiếm 33,93%; 6/2015 là 27,27 tỷ đồng chiếm 30,5%. Tỷ trọng cho vay có đảm bảo bằng tài sản đã tăng dần lên từ 61,63% năm 2013 lên 66,07% năm 2014 và 69,5% đến cuối tháng 6 năm 2015.

c) Theo loại TSBĐ

Tài sản đảm bảo nợ vay của Ngân hàng bao gồm các loại tài sản như: Bất động sản (QSDĐ, tài sản gắn liền đất, kho hàng hóa,…) và động sản là phương tiện vận tải, tàu ghe,.. Trong đó nợ quá hạn từ các khoản vay có tài sản đảm bảo là bất động sản chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ quá hạn.

Bảng 8: Nợ quá hạn theo các loại TSĐB

Năm Các loại Hình TSĐB ĐVT 2013 2014 6/2015 Bất động sản( QSDĐ, TS gắn liền đất, kho hàng,..) Tỷ đồng 30 30,5 32

Động sản(Phương tiện vận tải, tàu cá) Tỷ đồng 10,2 11 11,4

39

Với tình hình thực tế hiện nay, đối với tài sản đảm bảo là bất động sản sẽ gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc phát mãi tài sản để thu hồi nợ quá hạn do thị trường bất động sản ngày càng trầm lắng và giao dịch chậm.

d) Theo đối tượng khách hang

Qua bảng 9, ta thấy tình hình nợ quá hạn tập trung chủ yếu vào khách hàng doanh nghiệp. Cụ thể là dư nợ quá hạn của khối khách hàng này qua các năm như sau: năm 2013, là 65,53 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 70%; năm 2014, là 68,52 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 76%; cuối tháng 6 năm 2015, là 70,21 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 79%. Nợ quá hạn ở khối khách hàng cá nhân là những hộ sản xuất, vay vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, kinh doanh nhỏ chiếm tỷ trọng dưới 30% tổng dư nợ quá hạn của ngân hàng. Năm 2014, dư nợ quá hạn của khối khách hàng cá nhân giảm 6,48 tỷ từ 27,65 tỷ xuống còn 21,17 tỷ đồng, chiếm 24% tổng nợ quá hạn. Đến cuối tháng 6 năm 2015, dư nợ quá hạn còn 19,08 tỷ đồng giảm 2,09 tỷ đồng so với năm 2014 và chiếm 21% tổng nợ quá hạn.

Bảng 9: Nợ quá hạn theo đối tượng khách hàng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 6/2015 Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Cá nhân 27,65 30% 21,17 24% 19,08 21% Doanh nghiệp 65,53 70% 68,52 76% 70,21 79% Tổng cộng 93,18 100 89,69 100 89,29 100

(Nguồn: Báo cáo KQKD Agribank chi nhánh Quảng Ngãi năm 2013- 6/2015)

Với tình hình nợ quá hạn trên, ngân hàng cần tiến hành các biện pháp phù hợp để xử lý nợ quá hạn đối với khối khách hàng doanh nghiệp.

2.2.2. Hậu quả từ rủi ro tín dụng 2.2.2.1. Về phía ngân hàng 2.2.2.1. Về phía ngân hàng

Việc không thu hồi được nợ (gốc, lãi và các khoản phí) làm cho nguồn vốn của các NHTM bị thất thoát, trong khi đó, các ngân hàng này vẫn phải chi trả tiền lãi cho nguồn vốn hoạt động, làm cho lợi nhuận bị giảm sút. Nếu lợi nhuận không đủ thì ngân

40

hàng còn phải dùng chính vốn tự có của mình để bù đắp thiệt hại. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến quy mô hoạt động của các NHTM. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặt khác, tỷ lệ nợ nợ quá hạn cao làm cho uy tín, niềm tin vào tiềm lực tài chính của ngân hàng bị suy giảm, dẫn đến làm giảm khả năng huy động vốn của ngân hàng, nghiêm trọng hơn nó có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản, đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản và đe dọa sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng.

2.2.2.2. Về phía hoạt động kinh tế - xã hội

Kinh doanh ngân hàng có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế và xã hội, đến tất cả các doanh nghiệp và đến toàn bộ các tầng lớp dân cư. Chính vì vậy, rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một ngân hàng, rồi lây lan ra nhiều ngân hàng, chắc chắn khi đó sẽ tác động đến tâm lý của dân chúng. Lúc đó, nhiều người sẽ đua nhau đến ngân hàng rút tiền trước thời hạn. Khi đó rủi ro tín dụng sẽ tác động đến toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, gây ra tình trạng thất nghiệp.

Do đó, rủi ro tín dụng thực sự là vấn đề rất quan trọng và cần được quan tâm đặt biệt hơn từ chính phủ, từ ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương cần phải có những chính sách khuyến cáo thường xuyên thông qua công tác thanh tra kiểm soát hoạt động của ngân hàng thương mại và cần thiết có sự hỗ trợ cho ngân hàng thương mại khi có các biến cố rủi ro xảy ra.

2.3. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Quảng Ngãi Ngãi

2.3.1. Định hướng, mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng

Agribank Chi nhánh Quảng Ngãi xây dựng mục tiêu quản trị trên cơ sở định hướng của AGRIBANK Việt Nam gắn liền với tình hình thực tiễn hoạt động kinh doanh. AGRIBANKViệt Nam giao chỉ tiêu khống chế tỷ lệ nợ quá hạn dưới 3%, xây dựng kế hoạch trích lập dự phòng, xử lý rủi ro theo qui định gắn với cơ chế khoán tài chính và tăng trưởng lợi nhuận hàng năm là 10%.

2.3.2. Thực trạng công tác triển khai thực thi các nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Chi nhánh Quảng Ngãi dụng tại Agribank Chi nhánh Quảng Ngãi

2.3.2.1. Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng

Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh chưa có sự tách biệt độc lập. Theo qui trình tín dụng hiện nay thực hiện giao dịch một cửa bắt đầu khi

41

CBTD tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi CBTD tất toán, thanh lý hợp đồng tín dụng.

Việc thực hiện công tác quản trị RRTD do phòng tín dụng đảm nhiệm dưới sự chỉ đạo của trưởng phòng và phó Giám đốc phụ trách tín dụng. Agribank chi nhánh Quảng Ngãi có một Giám đốc và hai phó Giám đốc trong đó mỗi phó giám đốc phụ trách một bộ phận chủ chốt của ngân hàng. Đối với mảng tín dụng, phòng tín dụng quản lý rủi ro trên mỗi hồ sơ vay vốn. Cụ thể mỗi cán bộ tín dụng phụ trách hồ sơ nào sẽ tính toán và quản lý hồ sơ đó. Toàn bộ số liệu của các hồ hồ sơ được tổng hợp trong hệ thống máy tính nội bộ và để được kiểm soát chung. Công tác quản trị rủi ro được tiến hành trong suốt quá trình cấp tín dụng. Quy trình cấp tín dụng có thể được khái quát trong sơ đồ 1 như sau:

Sơ đồ 1: Quy trình cấp tín dụng

2.3.2.2. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Quảng Ngãi

a) Nhận dạng rủi ro

Để quản trị được rủi ro, trước hết phải nhận dạng được rủi ro đó. Đó là điều mà cán bộ tín dụng Agribank chi nhánh Quảng Ngãi luôn ý thức được.

Nhận dạng rủi ro: ngân hàng trước hết phân tích cơ cấu cho vay theo các tiêu

thức như thời hạn, khách hàng, phương thức cấp vốn, hình thức tài trợ…và xác định các loại rủi ro có thể có đối với mỗi loại hình và khả năng rủi ro xảy ra của từng loại. Đối với mỗi loại rủi ro thì việc nhận dạng bao gồm theo dõi rủi ro, xem xét rủi ro, nghiên cứu môi trường hoạt động cụ thể nhằm thống kê những rủi ro đã và đang xảy ra

Tiếp cận khách hàng Thông tin khách hàng Phân tích khách hàng Thu nợ và thanh Giải ngân và giám sát Quyết

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh quảng ngãi (Trang 42)