Chủ đề tuổi thơ kém may mắn

Một phần của tài liệu Hình tượng thiếu nhi trong mỹ thuật việt nam hiện đại giai đoạn từ năm 1986 đến nay (Trang 49 - 58)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2.5Chủ đề tuổi thơ kém may mắn

Cuộc triển lãm tranh cổ động Tiếng vọng da cam đƣợc tổ chức năm 2006 do Uỷ ban toàn quốc liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật toàn quốc phối hợp với Quỹ Hoà giải và Phát triển của Mỹ phát động và tài trợ đã nhận đƣợc 104 tác phẩm của 81 tác giả trong cả nƣớc gởi về tham dự. Các tác phẩm đã tố cáo tội ác rải chất độc chết ngƣời do quân đội Mỹ gây ra ở Việt Nam, kêu gọi sự thƣơng yêu, đùm bọc các nạn nhân vƣợt qua khó khăn, vƣơn lên trong cuộc sống.

Có nhiều hoạ sĩ đồng cảm với niềm đau của những nạn nhân chất độc màu da cam và họ đã sáng tác những tác phẩm về chủ đề này với nhiều hình thức diễn đạt phong phú.

Ngoài trẻ em là nạn nhân chất độc màu da cam, còn có những trẻ em lang thang, cơ nhở, phải tự kiếm sống và trẻ em sống trong cảnh tàn

phá khốc liệt của chiến tranh. Đó là những mảnh đời bất hạnh mà chúng ta sẽ bắt gặp trong các tác phẩm sau:

*Tranh “ Mƣu sinh” - Sơn dầu, 1999, 110cm x 130cm, tác giả Đỗ Phấn (H2.33)

Không phải trẻ em nào cũng có đƣợc may mắn là đƣợc sinh ra trong một gia đình đầy đủ về vật chất và tinh thần. Trong cuộc sống đời thƣờng vẫn còn nhiều trẻ em phải vật lộn với đủ thứ nghề để duy trì sự sống và theo đuổi việc học. Có em phải đánh giày, bán bánh mì, nhặt phế liệu ...

Trong tranh Mƣu sinh của hoạ sĩ Đỗ Phấn mô tả các em nhỏ làm công việc xem ra có vẻ nhẹ nhàng hơn, đó là làm lồng chim. Công việc này có lẻ không phù hợp lắm với những ngƣời hiếu động và thiếu kiên nhẫn. Nó cũng không phù hợp lắm với trẻ em vì việc chẻ tre, uốn tre cũng cần phải dùng sức lực và sự khéo léo của ngƣời lớn. Nhƣng có lẻ vì hoàn cảnh gia đình khó khăn mà các bé gái trong tranh đành phải cố gắng làm công việc này để mƣu sinh.

Bố cục tranh chia làm hai nhóm nhân vật. Nhóm bên trái tranh là nhóm chính gồm hai bé gái và các lồng chim. Nhóm thứ hai bên phải là một cậu bé nhỏ nghịch ngợm đang tiến về chiếc lồng vừa làm xong. Hai nhóm đƣợc liên kết nhau bởi chiếc ghế dài bắc xéo dùng để hong thành phẩm.

Nhân vật chính là cô bé ngồi bệt dƣới sàn nhà đan lồng. Một chân co, một chân duỗi, chiếc lồng đặt ở giữa hai chân, hai bàn tay cô bé đang thao tác trên chiếc lồng. Cô bé có vẻ đang tập trung cao độ vào công việc mình đang làm. Sau lƣng em là những chiếc lồng đã làm xong. Cạnh đó là bé gái khác xem chừng là em gái đang ôm chiếc lồng thành phẩm đem ra hong, mắt nhìn về hƣớng bé trai với vẻ lo lắng. Đứa bé trai

với chiếc bụng õng, tay cầm chiếc vòng tre đang mon men tiến về phía những chiếc lồng đặt trên ghế, tay với về hƣớng đó có vẻ nhƣ muốn chạm vào.

Màu nền đƣợc tác giả chuyển từ ấm sáng ở phía trƣớc sang lạnh tối ở góc phải và mảng nền phía sau để làm nổi bật hình ảnh các nhân vật. Các vật dụng cũng đƣợc nhấn sáng di chuyển từ đầu các thanh tre sang con dao rồi đến đầu trƣớc chiếc ghế dài tạo thành một nhịp sáng dẫn mắt trong tranh. Cách tạo hình đơn giản với hình mảng gợi khối.

Trong tranh có sự đối lập giữa các mảng lớn- nhỏ, mảng đặc và mảng trống. Mảng đặc thì có nhiều chi tiết, phong phú về các sắc thái của màu và hầu nhƣ không có khoảng trống. Còn mảng nền thì trái lại, thật trống trãi. Sự đối lập đó mang đến cho ngƣời xem cảm giác thăng bằng, yên ổn. Đây là một bức tranh có một bố cục lạ mắt và có nhiều sáng tạo.

* Tranh Ký ức tuổi thơ- Sơn dầu, 1999, 120cm x150cm, tác giả Lê Công Uẩn ( H2.34)

Với bố cục hình chữ L đƣợc tạo bởi hai mảng tối màu nâu đậm của sàn đất và vách lá. Trong khoảng không gian chật chội và tối tăm đó là hình ảnh một chú bé trai ngồi tay chống cằm ra vẻ đăm chiêu, lo lắng. Có lẻ chú lo lắng vì chƣa bán hết xấp vé số còn trên tay. Chú bé mặc trên ngƣời phong phanh chiếc áo mai ô màu xanh dƣơng và chiếc quần xà lỏn màu nâu đỏ. Trên đầu chú bé đội chiếc mũ lƣỡi trai lệch một bên một cách nghịch ngợm, đi chân trần. Toàn thân chú bé nằm trong khoảng tối.Sau lƣng chú bé là mảng sáng với màu vàng nhạt của nắng. Áng sáng hắt hơi xéo về phía phải chú bé tạo thành những vệt sáng ở mặt, cánh tay và một phần chân của chú bé.

Một phần chiếc bàn nhỏ màu nâu đỏ phía trái tranh cùng với chiếc đĩa đặt trên đó góp phần làm bố cục thêm phong phú về hình và làm bố cục cân đối hơn. Phía trên vách lá là khoảng rách làm lộ mảng trời sáng. Đấy cũng là cách tác giả tải bớt mảng sáng về phía phải tranh tạo thế cân bằng cho bố cục.

Với kỹ năng hình hoạ vững vàng kết hợp với phong cách tạo hình mạnh mẽ đầy bản lĩnh tác giả đã tạo đƣợc những mảng sáng tối dứt khoát thu hút đƣợc sự tập trung của ngƣời xem vào hình ảnh nhân vật chính một cách sống động tuy nhân vật đang ở trạng thái tĩnh. Đó là thành công của tác phẩm.

* Tranh Xót xa tuổi thơ- Sơn dầu, 2000, 200cm x160cm, tác giả Lƣu Chí Hiếu (H2.35)

Mảng màu vàng đất loang lổ chiếm gần hết diện tích trong tranh mà những vết rạn trên đó khiến ngƣời xem liên tƣởng đến mặt đất khô hạn nứt nẻ vì thời tiết nắng nóng, khô hạn. Ở trong mảng màu vàng đất nứt nẻ ấy là khoảng trống màu vàng nhạt trơ trọi trên đó là chân dung ngơ ngác của một em bé.

Bên phải tranh là mảng màu đậm gồm các màu đen, đỏ, vàng xen kẻ nhau không có ranh giới rõ rệt tƣợng trƣng máu lửa chiến tranh. Trên đó cũng ẩn hiện các chân dung trẻ em tƣơi cƣời hồn nhiên. Phía trên về bên trái của màng này là màng màu đen, trắng diễn tả những chân dung nhỏ xíu của ngƣời lớn, có lẻ là tác giả của cuộc chiến. Mảng này cũng không rõ hình và nằm nối liền hai mảng vàng và đỏ. Trong tranh chỉ có hai cạnh của hai mảng màu hình chữ nhật đứng nằm hai bên tranh là đƣợc tạo hình sắc nét. Nó tƣơng phản với các mảng màu loang lổ không rõ ranh giới trong tranh. Màu đỏ và đen bên phải tranh đƣợc tải bớt qua

góc trái phía dƣới tanh tạo đƣợc sự cân bằng thị giác cần thiết. Nó cùng chân dung trên mảng vàng nhạt đã tạo sự kết nối với mảng phải tranh. Đây là bức tranh có phong cách tạo hình hiện đại theo khuynh hƣớng trừu tƣợng. Tác phẩm là sự tập trung các yếu tố đối lập về đƣờng nét, hình mảng, màu sắc trong một tổng thể thống nhất hài hoà. Qua đó nội dung chủ đề của tác phẩm đƣợc thể hiện một cách cô đọng, súc tích. Đó là thành công của tác phẩm Xót xa tuổi thơ mà hoạ sĩ trẻ Lƣu Chí Hiếu đã khắc hoạ.

* Tranh Phản đối chiến tranh và khủng bố- Acrylic, 2004, 95cm x120cm, tác giả Vũ Giáng Hƣơng (H2.36)

Một khung cảnh tang thƣơng, đổ nát với những ngôi nhà xiêu vẹo, những thân cây trụi lá chỉa lên bầu trời. Bầu trời đen kịt bị che phủ gần hết bởi một màu lửa hồng ẩn hiện trong đó là hình ảnh những chiếc hoả tiển. Giữa không khí chiến tranh đau thƣơng đó hiện diện hai nhân vật bé nhỏ ngƣời Hồi giáo đang ở trong tâm trạng lo lắng, hoảng sợ tột cùng. Bé gái quỳ gối, giơ hai tay lên nhƣ đang cầu cứu thần linh giúp em vƣợt qua thời khắc khủng khiếp này. Bé trai đứng bên cạnh hoảng sợ nhìn vào nòng súng đang chỉa vào hƣớng mình. Hai tay bé chắp trƣớc bụng một cách bất lực. Mặt đất nhuốm màu nâu đỏ. Đâu đâu cũng hiện lên không khí chiến tranh đau thƣơng, mất mát.Chỉ tội cho hai đứa trẻ nhỏ nhoi thất lạc ngƣời thân, phải tự đƣơng đầu chống chọi với hiểm hoạ sẵn sàng giáng xuống đầu bất cứ lúc nào.

Với cách sử dụng chất liệu nhuần nhuyễn, nữ hoạ sĩ Vũ Giáng Hƣơng đã thành công trong việc chuyển tải đến ngƣời xem thông điệp về tội ác của chiến tranh đối với nhân loại thông qua hình ảnh yếu đuối, bất lực của hai em bé.

*Tác phẩm Da cam- Installation, 2004, tác giả Nguyễn Minh Phƣơng (H2.37)

Tác phẩm sắp đặt ngoài trời, gồm mƣời tám nhân vật đƣợc sắp thành ba hàng dọc, mỗi hàng sáu nhân vật. Các nhân vật là trẻ em toàn thân không nguyên vẹn, chi dƣới bị cắt cụt và cả ngƣời đƣợc tô một màu đỏ. Màu đỏ của máu đã làm ngƣời xem liên tƣởng đến những vết thƣơng nhức nhối của chiến tranh. Các nhân vật đều đƣợc thể hiện trong tƣ thế ngồi chống hai cánh tay quặt quẹo xuống đất để viết trên một trang giấy trắng tinh đặt trƣớc mặt. Dƣới nền đất là nét vẽ thể hiện hình ảnh những bàn tay, cành lá, cây cối bị chặt trụi cành,... đƣợc vẽ riêng lẻ bằng phấn trắng biểu hiện sự tàn phá của chiến tranh. Trên mặt đất ở phía trƣớc, xung quanh nhân vật ngồi giữa là một bầy chim đƣợc xếp bằng giấy trắng với nhiều kích thƣớc khác nhau nói lên ƣớc vọng về một nền hoà bình cho nhân loại. Giữa màu đỏ đƣợc tô lên tất cả 18 nhân vật thì màu trắng tinh của bầy chim trắng là điểm nhấn cần thiết đã tạo không khí sinh động cho tác phẩm.

Đây là một tác phẩm Sắp đặt nói lên sự vƣợt khó vƣơn lên từ những đau thƣơng mất mát của những trẻ em Việt Nam là nạn nhân chất độc màu da cam. Mặc dù không có đƣợc một cơ thể lành lặn nhƣng các em cố gắng vƣợt lên nổi đau để đƣợc học. Đồng thời tác phẩm cũng nói lên ƣớc mơ đƣợc sống trong một thế giới hoà bình không còn chiến tranh của trẻ em nói riêng và cả nhân loại nói chung.

*Tranh Trò chơi nhân quyền- Sơn dầu, 2005, 140cmx 200cm, tác giả Trịnh Thanh Tùng (H2.38)

Tranh đi sâu vào diễn tả các em bé nạn nhân của chất độc màu da cam.

Đó là những chân dung không bình thƣờng do di chứng chất độc màu da cam mà những đứa trẻ thừa hƣởng từ bố mẹ mình- những ngƣời phải hứng chịu những trận rãi chất độc huỷ diệt sự sống của đế quốc Mỹ. Trong tranh là những đứa trẻ với chiếc đầu to quá khổ, với tứ chi khiếm khuyết đang mở to những đôi mắt vô hồn, đờ đẫn về hƣớng ngƣời xem. Chúng nhƣ đang hỏi vì sao số phận mình lại bất hạnh nhƣ thế?

Với lối vẽ theo khuynh hƣớng đồng hiện, nền tranh là một không gian nửa hƣ nửa thực, khắc hoạ trên đó là các nhân vật lúc rõ, lúc mờ ảo. Phía bên trái tranh là ba bé trai, góc phải tranh là một bé gái với ánh mắt tủi thân và có phần trách móc số phận hẩm hiu của mình.

Điểm sáng trong tranh làm nổi bật một chồi non đang nhú. Nó làm ngƣời xem liên tƣởng đến lứa tuổi thiếu niên đang trƣởng thành từng ngày để trở thành những ngƣời chủ tƣơng lai của đất nƣớc. Những con ngƣời tràn đầy sức sống và niềm tin về tƣơng lai. Đó là lứa tuổi của các em, lẻ ra các em phải có đƣợc cuộc sống bình thƣờng nhƣ bao nhiêu trẻ em khác nhƣng do đâu mà các em phải hứng chịu sự bất hạnh này? Các em đã, đang và sẽ phải sống trong sự đau đớn triền miên của thể xác và sự bất lực về tinh thần khi vĩnh viễn trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với gam màu xám nâu, không gian mờ ảo, lúc ẩn lúc hiện, thấp thoáng hình ảnh các em bé đƣợc nhấn bằng những mảng màu đậm và nóng đã tạo đƣợc ấn tƣợng đẹp trong lòng ngƣời xem.

Bức tranh với ý tƣởng sâu sắc đầy tính nhân văn đƣợc thể hiện qua khuynh hƣớng đồng hiện đã khiến ngƣời xem phải suy nghỉ, trăn trở, thông cảm với nổi đau thầm lặng của những trẻ em là nạn nhân chất độc màu da cam.

*Tranh “ Vƣợt lên nỗi đau”- Sơn dầu, 2005, 150 cm x 200cm, tác giả Nguyễn Chơn Hiền (H2.39)

Một gam màu cam nóng xen kẻ với những mảng màu nâu đậm và sáng trắng đã tạo đƣợc vẻ lung linh cho bức tranh đồng thời cũng gợi cho ngƣời xem sự hồi tƣởng về màu sắc của khói lửa chiến tranh.

Bố cục tranh chặt chẽ với nhiều lớp nhân vật và chân dung nhân vật ẩn hiện đan xen nhau. Mảng trên cùng tập trung các sắc độ mạnh nhất trong tranh, diễn tả bốn em thiếu nhi đang cùng nhau ngồi đàn hát say sƣa mặc dù hình nhƣ tất cả các em đều không nhìn thấy ánh sáng. Cuộc chiến đã đi qua nhƣng niềm đau vẫn còn đó, nó hiện diện trên những gƣơng mặt các nhân vật trong tranh. Thấp thoáng bên cạnh đó là hình ảnh những chiếc máy bay, thủ phạm gây nên di chứng trên thể xác của các em bé là nạn nhân chiến tranh. Những chân dung màu trắng nằm giữa tranh nhắm mắt giống nhƣ những bóng ma quá khứ hiện về kể tội bọn sát nhân. Phía dƣới tranh là thân thể trẻ sơ sinh nhuốm đầy máu nằm oằn oại đau đớn. Cạnh bên phải là hình ảnh một ngôi nhà chứa đựng bên trong đó một đứa trẻ tay chân dị dạng đang ngồi đƣa mắt nhìn ra thế giới bên ngoài một cách bất lực. Bên trái tranh là hình ảnh em bé trai đang tập viết bằng bàn chân phải vì cả hai cánh tay em đều quặt quẹo do hậu quả chất độc màu da cam. Nằm trên các hình ảnh khác và chiếm diện tích lớn nhất là hình ảnh một bé trai đang hƣớng về phía ngƣời xem. Hai mắt và miệng bé mở to đầy vẻ thảng thốt. Hình ảnh này nói lên khát vọng sống mãnh liệt của những trẻ em là nạn nhân của chất độc màu da cam. Trong số đó vẫn hiện lên những chân dung của những trẻ em cố gắng vƣợt lên nỗi đau một cách đầy nghị lực và lạc quan để sống và học tập, để không trở thành gánh nặng của xã hội.

Với màu sắc đậm đà, lung linh trong một bố cục đồng hiện cộng với phong cách tạo hình khi rõ nét, khi mờ nhạt, bức tranh đã tạo ra một vẻ đẹp trong trẽo chứa đựng trong đó nhiều ý nghĩa sâu sắc. Tác phẩm là một hồi chuông tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ thông qua hình ảnh của những trẻ em nạn nhân chất độc màu da cam đã và đang cố gắng vƣợt lên nỗi đau của bản thân để sống tốt.

Đề tài hậu chiến tuy hơi khô khan nhƣng cách thể hiện của tác giả chứa đựng tình cảm trìu mến với lối thể hiện đầy chất thơ là một tác phẩm khá thành công và đã tạo đƣợc niềm thƣơng cảm ở ngƣời xem.

* Tranh Không nhà- Sơn dầu, 1996, 140cmx 170cm, tác giả Vi Kiến Thành (H2.40)

Nền tranh là một bức tƣờng vốn màu trắng giờ đã cũ kỷ rêu phong, loang lổ. Những dòng chữ rao bán nhà đƣợc vẽ bằng phấn màu trên mảng tƣờng chứng minh sự túng bấn cấp bách của gia chủ. Đứng trƣớc mảng tƣờng đó là một chú bé mặc bộ đồ sậm màu, tay cầm hộp đồ nghề đánh giày, phía trên hộp có đôi dép nhựa màu trắng. Có vẻ nhƣ chú vừa trải qua một mất mát lớn lao và ở cậu toát lên vẻ thƣ sinh nhƣ chƣa từng phải ra đời kiếm sống. Chú bé đứng đó, hai tay cầm chặt chiếc hộp nhƣ đó chính là ngƣời bạn thân thiết, là chỗ bám víu duy nhất trong cuộc đời của cậu vậy. Dáng chú nhỏ nhoi, trơ trọi giữa khoảng nền bao la càng làm cho ngƣời xem cảm nhận đƣợc sự đơn độc, bơ vơ của một đứa bé không nơi trú ngụ.

Tác giả Vi Kiến Thành đã xử lý khá tốt mảng tƣờng phía sau lƣng cậu bé. Ở góc phải phía trên là mảng tƣờng màu rêu, độ trung gian hơi

Một phần của tài liệu Hình tượng thiếu nhi trong mỹ thuật việt nam hiện đại giai đoạn từ năm 1986 đến nay (Trang 49 - 58)