Những bài học kinh nghiệm qua quá trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hình tượng thiếu nhi trong mỹ thuật việt nam hiện đại giai đoạn từ năm 1986 đến nay (Trang 67)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.1Những bài học kinh nghiệm qua quá trình nghiên cứu

Sơn dầu tuy du nhập vào Việt Nam tƣơng đối dễ dàng, nhƣng các hoạ sĩ Việt Nam không chấp nhận hoàn toàn mà chấp nhận có lựa chọn. Ví dụ nhƣ các hoạ sĩ Việt Nam khoá đầu không thích cách vẽ trát từng bệt sơn dầy, sần sùi mà họ chọn cách tải màu mỏng, phẳng nhƣng hiệu quả nhƣ trên lụa, giấy, sơn mài. Hay họ không quá chú tâm nghiên cứu cơ thể học, giải phẫu học và định luật xa gần. Cách lựa chọn này đã ăn sâu vào cách nghĩ, cách vẽ cho đến tận bây giờ. Quan niệm về sơn dầu này có cái hay là cách lựa chọn đó dễ đƣợc công chúng chấp nhận vì nó không quá xa lạ với truyền thống thẩm mỹ Á Đông. Nhƣng cái dỡ là do không chú tâm đến các môn giải phẫu, luật xa gần, hình hoạ và quá trình làm tranh cũng nhƣ sự am tƣờng về tính chất hoá học của sơn dầu hơi sơ sài vì thế tranh sơn dầu Việt Nam trông hơi dễ dãi, thiếu sự tinh vi và công phu.

Trải qua hai cuộc kháng chiến gian khổ cho đến ngày hoà bình, sau đó giai đoạn đổi mới và hoà nhập hiện nay, tranh sơn dầu lúc phát triển ồ ạt, lúc chựng lại nhƣng chất liệu sơn dầu vẫn dần đƣợc khẳng định và ngày càng mang đậm tính cách Việt Nam. Qua đó, ta có thể thấy đây là chất liệu có tiếng nói phong phú, có thể chuyển tải rất nhiều sắc thái, cung bậc tình cảm, không chỉ của ngƣời Châu Âu đã phát minh ra nó, mà còn mang đƣợc tiếng nói Việt Nam hoà vào nền nghệ thuật thế giới.

Từ thời kinh tế thị trƣờng, chuyện học sơn dầu không còn là vấn đề lớn nữa vì ai cũng có thể mua vật liệu đạt chuẩn quốc tế để vẽ. Sơn dầu là

một thành tựu xuất sắc của lịch sử mỹ thuật thế giới, giải phóng hoàn toàn sức sáng tạo của nghệ sĩ, nó đáng đƣợc xem là một hiện tƣợng toàn cầu hoá đầu tiên.

Thời kỳ đầu đổi mới, ngoài những thành công bởi động lực sáng tạo, còn có sự cách tân trong lối vẽ sơn dầu khi đem so sánh với các thời kỳ trƣớc. Thêm vào đó là sự ảnh hƣởng qua lại giữa các hoạ sĩ ngoài Bắc với các hoạ sĩ trong Nam, mà tiêu biểu là các hoạ sĩ trẻ.

Trong các thành tựu hội hoạ thì sơn dầu chiếm tỉ trọng cao nhất dù sơn mài là một phát minh lớn, hấp dẫn và lụa là một cải tiến thú vị nhƣng ngoài một vài tác giả và một số kiệt tác thì sơn mài vẫn có nguy cơ thành mỹ nghệ trang trí thuần tuý và lụa dễ thành loại tranh hàng chợ.

Bản thân ngƣời viết đã có thử nghiệm với chất liệu sơn dầu và rất thích thú khi sử dụng chất liệu này do những ƣu điểm của sơn dầu nhƣ ta đã biết. Trong quá trình đó, tác giả đã thu thập đƣợc một số kinh nghiệm nhỏ nhƣ sau: vẽ sơn dầu nên vẽ “ có thịt” để thể hiện đặc điểm của chất liệu, vì thế nên vẽ trung bình khoảng ba lớp. Lớp màu lót không nên sử dụng màu đen vì dễ làm ảnh hƣởng đến độ phẳng của bề mặt lớp màu ở phía trên. Lớp màu trƣớc vẽ loãng, khi đã se lại mới vẽ tiếp lớp màu sau. Lớp sau vẽ đặc hơn để có độ dày màu cần thiết bộc lộ rõ đặc trƣng của chất liệu sơn dầu. Tất nhiên trong tác phẩm có chỗ cần phải vẽ mỏng, chỗ vẽ dày để thể hiện “chất” hoặc không gian xa gần, chính phụ ... của đối tƣợng, nhƣng toàn bộ tác phẩm không nên vẽ quá mỏng vì đặc trƣng của sơn dầu là mạnh mẽ, khoẻ khoắn. Không nên pha trộn quá nhiều màu với nhau sẽ làm màu bị xỉn, không giữ đƣợc sự trong trẽo của tác phẩm. Trong trƣờng hợp vẽ bằng bay thì cần phải đợi tút màu trƣớc khô rồi mới vẽ tút màu kế bên để các tút màu không bị trộn lẫn làm một sẽ mất tác dụng và đặc điểm của vẽ bằng bay. Nên chú ý đến hiệu quả của ánh sáng

tác động lên bề mặt của tranh qua cách xử lý chiều của tút cọ, nhất là khi vẽ bằng bay.

Ngoài ra sơn dầu cũng có thể kết hợp với những chất liệu khác nhƣ trắng dẽo (keo sữa), bột giấy, acrylic, cát, lƣới... tạo thành chất liệu tổng hợp với nhiều hiệu quả bất ngờ thú vị.

3.2 Những tác phẩm trải nghiệm

Trong quá trình sáng tác, ngƣời viết đã thử nghiệm qua nhiều chất liệu nhƣ: sơn dầu, lụa, khắc gỗ, chất liệu tổng hợp. Sau đây tác giả xin tự giới thiệu một số tác phẩm vẽ về đề tài về thiếu nhi của mình trong thời gian qua.

Những ký ức về quê ngoại đã để lại trong tôi một dấu ấn khó phai mờ. Đó là nơi tôi thƣờng thơ thẩn trong vƣờn vào những buổi sớm tinh mơ để lặng nghe tiếng chim hót lãnh lót trên cành cây, tiếng bầy gà ríu rít rủ nhau đi tìm mồi, tiếng côn trùng tỉ tê. Hình ảnh những chú gà con thật đáng yêu, chúng giống những cục bông tròn đang di chuyển trên hai que tăm, những chiếc mỏ bé xíu không ngừng cất tiếng kêu chíp chíp. Tất cả âm thanh đó tạo thành bản hoà tấu thiên nhiên vô cùng sinh động. Vừa thƣởng thức nhạc điệu của thiên nhiên, tôi vừa ngắm nhìn những thân cây cao lớn cùng với những tán lá nhiều hình thù đang toả ra nhƣ che chở cho các sinh vật ở bên dƣới. Tôi thích thú ngắm nhìn những chồi non vừa mới nhú, nó có vẻ gì đó mong manh, nhỏ nhoi nhƣng tràn đầy sức sống...

Những hồi ức đó nhƣ chìm sâu trong tiềm thức của tôi và là động cơ giúp tôi sáng tác những tác phẩm phản ánh cuộc sống và tình cảm của các em thiếu nhi. Tác phẩm Mầm sống, chất liệu lụa đƣợc sáng tác năm 2000 đã thể hiện sự yêu thƣơng dành cho những mầm sống đó. 3.2.1Tranh Mầm sống - Lụa, 2000, 60 cm x 80 cm (H 3.1).

Tranh thể hiện hình ảnh ngây thơ, trong sáng của trẻ em nông thôn trong cuộc sống đời thƣờng cùng với tình cảm yêu mến dành cho thiên nhiên. Bên cạnh đó, tranh còn có nội dung kêu gọi mọi ngƣời bảo vệ môi trƣờng sống, bảo vệ động vật.

Khung cảnh trong tranh là vào buổi sáng sớm tinh mơ ở nông thôn. Khi bình minh bắt đầu ló dạng phía sau dãy núi, bầu trời ửng màu vàng nhạt trong không gian còn phủ mờ hơi sƣơng. Giữa khung cảnh đó xuất hiện một cậu bé nông thôn đi chân trần. Chiếc quần sậm màu ống thấp,

ống cao cùng với chiếc áo trắng phong phanh ngắn hở một phần bụng.

Cậu bé đi dạo trong khu vƣờn có ít cây cối. Bên cạnh cậu là thân cây trơ cành, chỉ còn vài chiếc lá ở đầu nhánh cây. Ngọn cây đã bị chặt và trên một cành cây ít ỏi còn sót lại chiếc tổ chim đƣợc bện bằng những cọng rơm khô.

Cậu bé một tay nâng, một tay vuốt ve chú chim non bị rơi khỏi tổ mà bé vừa mới nhặt đƣợc. Phía sau lƣng chú bé là mảng màu vàng nhạt của ánh nắng bình minh. Cách thể hiện chất liệu lụa đã tạo đƣợc sự trong trẻo cho tác phẩm. Nhịp điệu trong tranh bắt đầu từ độ đậm ở thân cây dẫn đến chiếc cành uốn cong, chuyển hƣớng sự chú ý của ngƣời xem sang hình ảnh nhân vật chính. Đầu chú bé hơi cúi xuống nhìn chú chim non đƣợc ấp ủ trong lòng bàn tay một cách trìu mến. Điểm chính trong tranh thoạt nhìn thì là hình ảnh nhân vật cậu bé, nhƣng thực ra lại là chú chim non vì nhân vật duy nhất trong tranh dồn sự chú ý của mình vào chú chim.

Với kỹ thuật nhuộm màu theo kiểu truyền thống đòi hỏi ngƣời vẽ phải kiên trì chờ đợi lúc lớp màu trƣớc vừa hơi se lại mới vẽ thêm lớp màu kế tiếp. Cứ nhƣ thế các mảng màu từ từ hiện ra làm ta hình dung nó giống nhƣ kỹ thuật rửa phim. Những chỗ cần làm nhoè ranh giới để tạo

sự mềm mại đặc trƣng của lụa thì ta vẽ màu khi lụa còn ẩm để tạo hiệu quả loang màu. Khi cần độ sắc nét, mạnh mẽ thì vẽ màu trên mặt lụa khô với độ đậm cần thiết.

Dù mới là tác phẩm thử nghiệm đầu tiên với chất liệu lụa nhƣng tác giả cảm thấy thích thú với sự mềm mại, trong trẻo và hiệu quả mà nó mang lại.

3.2.2 Tranh Che nắng- Khắc gỗ màu, 2003, 60cm x 80cm (H 3.2). Tranh diễn tả cảnh rong chơi nơi đồng quê của hai em bé trong buổi trƣa hè.

Nền tranh là màu vàng nhạt diễn tả ánh nắng gay gắt của buổi trƣa oi bức. Màu vàng nhạt đƣợc chuyển dần sang màu vàng đất ở phía dƣới vừa để diễn tả màu của mặt đất, vừa tạo sự vững chắc cho bố cục. Bên trái tranh là hình ảnh bé trai mặc chiếc áo ba lổ ngắn ngủn làm hở cả một phần bụng. Cậu vận chiếc quần dài lƣng xệ, ống cao ống thấp trên đôi bàn chân trần múp míp. Dáng nhìn nghiêng, hƣớng mặt cậu quay về bên phải tranh, mắt nhìn chăm chú vào bé gái. Hai tay cậu cầm chiếc lá sen to thay chiếc ô che nắng cho cô bạn. Còn bé gái mặc chiếc áo đầm màu cam khiến ngƣời xem có thể đoán cô bé là ngƣời sống ở thành thị, đến mùa hè lại về thăm quê. Một tay cô bé cầm mấy bông sen dáng vẻ rụt rè, nhút nhát vì sự dạn dĩ của bạn, tay còn lại vịn vào cuống lá sen. Cô bé - nhân vật chính- trông xinh xắn với khuôn mặt bầu bĩnh, cặp mắt đen láy, to tròn và đôi môi nhỏ mấp máy nhƣ muốn nói điều gì đó với ngƣời bạn của mình.

Gam màu ấm nóng diễn tả không khí nóng bức của buổi trƣa hè, cùng với hình ảnh biểu cảm của hai nhân vật trẻ con, bức tranh đã biểu đạt sự ngây thơ, trong sáng của tuổi thơ ở nông thôn.

Có thể gọi kỹ thuật mà tác giả thể hiện ở tác phẩm này là giả khắc gỗ hay thủ ấn hoạ vì tác giả đã không sử dụng nhiều bản khắc của kỹ thuật khắc gỗ thông thƣờng. Với kỹ thuật này tác giả chỉ cần một bản in chung các mảng màu. Tác giả đã tận dụng màu đen của giấy thay cho bảng nét, đồng thời tạo matière cho toàn bộ tác phẩm. Tuy không có bản khắc nét nhƣng tác giả đã tạo đƣợc độ xốp và độ đậm cần thiết cho tác phẩm. Đồng thời với kỹ thuật vẽ màu bằng cọ trên bản in, tác giả đã chủ động chuyển màu trong mảng nền, tạo không gian ƣớc lệ cho tác phẩm. Mặt khác, mảng nền cũng tạo hiệu quả động cho tác phẩm.

Tác giả khá tâm đắc ở tác phẩm này khi khai thác vẻ đẹp của các mảng hình và tâm trạng nhân vật. Vẻ hồn nhiên, chân chất của trẻ em nông thôn sẽ là một chủ đề mà tác giả sẽ theo đuổi ở các tác phẩm sau này.

3.3 Cá c tác phẩm tốt nghiệp

3.3.1 Chủ đề khai thác

Đƣợc sinh ra và lớn lên ở miền quê đồng bằng sông Cửu Long nên ngƣời viết quen thuộc với những cánh đồng lúa bát ngát, những dòng sông mang nặng phù sa cùng những ngọn Thất sơn hùng vĩ. Nơi đây ngƣời viết đƣợc trải nghiệm thực tế từ thuở ấu thơ và chứng kiến đời sống lam lũ của những ngƣời nông dân và dân nghèo thành thị. Con đƣờng đến với con chữ của những trẻ em nông thôn không hề dễ dàng, có khi hàng ngày chúng phải cuốc bộ hàng chục cây số mới đến đƣợc trƣờng học. Nhất là vào thời điểm mùa lũ ở đồng bằng sông Cửu Long, khi đê bao bị vỡ vì nƣớc ở thƣợng nguồn tràn về nhƣ thác đổ. Học sinh nơi đây phải dắt díu nhau băng qua những dòng nƣớc chảy xiết để đến trƣờng.

Nhớ những năm 70, lúc đó tôi còn là học sinh cấp hai, dù ở thành thị nhƣng chúng tôi cũng phải trải qua những khốn đốn trong mùa nƣớc lũ. Để đến trƣờng, chúng tôi phải lội bộ ngót nghét một cây số. Phải băng qua những đoạn đƣờng bị ngập trong dòng nƣớc chảy viết do đê bị vỡ. Nếu đi một mình sẽ có nguy cơ bị dòng nƣớc cuốn nên tôi và các bạn phải dắy díu nhau đi. Lũ thƣờng kéo theo mƣa nên chúng tôi đến trƣờng thật vất vả. Đến chiều tối mới về đến nhà thì không có cơm ăn, chỉ có cháo hoặc cơm độn khoai lang lót dạ mà thôi. Nguyên nhân là lũ đã cuốn trôi lúa, một số nông dân lo xa đã nhanh tay gặt một ít lúa non hoặc hoa màu để chạy lũ. Mùa màng thất bát, mọi ngƣời không đủ gạo để ăn. Còn những hộ dân ở đồng sâu bị lũ cuốn trôi hết nhà cửa, gia súc, họ đành phải tá túc trên những chiếc ghe xuồng sống lênh đênh trên mặt nƣớc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cho đến mùa nƣớc năm nay (2011) là lúc đỉnh lũ dâng cao trong mƣời năm qua ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó An Giang quê tôi là một trong hai tỉnh có đỉnh lũ cao nhất trong vùng. Ngƣời dân sống trong vùng lũ ở quê tôi phải cùng nhau chống chọi với dòng nƣớc chảy xiết, ngày càng dâng cao. Họ phải sơ tán khỏi nơi cƣ trú do ngập nặng. Bộ đội và đoàn viên thanh niên giúp dân xây dựng những bờ kè dã chiến với những thân cây và những bao cát, đá để ngăn chặn phần nào tình trạng sạt lỡ đang xảy ra hàng ngày. Cuộc chiến không cân sức với thiên nhiên nhƣ là một sự thử thách lòng dũng cảm, tính kiên trì của ngƣời dân quê tôi. Điều đó khiến tôi vô cùng thƣơng cảm và xúc động. Đó là lý do để tôi chọn chủ đề đi học mủa lũ trong chùm tác phẩm tốt nghiệp cao học Mỹ thuật của mình.

Còn trẻ em nghèo thành thị thì ban ngày phải lao động kiếm sống, ban đêm thì đến học ở những lớp bình dân học vụ, phổ cập giáo dục tiểu

học với mong muốn trang bị kiến thức để sau này trở thành ngƣời hữu ích cho xã hội. Khi rãnh rỗi thì các em cùng nhau học nhóm. Thông cảm với những mảnh đời nhƣ vậy nên ngƣời viết khai thác chủ đề học nhóm diễn tả các trẻ em nghèo đang cùng nhau giải bài toán khó trong tác phẩm tốt nghiệp “ Học nhóm” của mình .

Thuở nhỏ, vào dịp hè tôi thƣờng về thăm quê nội. Nơi đó lúc bấy giờ ở nông thôn vẫn chƣa có điện, vì thế buổi tối trong nhà chỉ có ánh đèn dầu leo lét. Ngƣời lớn thƣờng chuyện vãn với nhau một hồi rồi đi ngủ sớm. Vào những đêm trăng sáng, nam nữ thanh niên thƣờng rủ nhau ra sân đàn hát. Còn bọn trẻ con chúng tôi với bản tính hiếu động thì tìm trò để vui chơi. Lúc thì chơi cút bắt, trốn tìm, bịt mắt bắt dê, khi thì chơi trò kéo lá... Những chiếc lá dừa (tàu dừa) hay lá cau (tàu cau) khô tìm đƣợc trở thành công cụ đắc lực của trò chơi đầy hào hứng và kịch tính này. Nếu tìm đƣợc tàu cau khô thì sẽ tốt hơn vì phần mo (cuống lá) cau to hơn để có thể ngồi gọn trong đó. Mỗi đội có hai ngƣời, một ngƣời ngồi trên mo cau, tay nắm chặt vào hai mép của mo cau để khỏi té, còn một bạn thì túm lấy phần đầu lá kéo đi. Đến khi thấm mệt lại thay phiên nhau kẻ ngồi, ngƣời kéo. Đó là một trò chơi vận động thể lực tốt cho sức khoẻ và cũng rất lý thú. Hào hứng nhất là thi kéo xem đội nào nhanh hơn và về đích trƣớc. Cho đến tận bây giờ những hình ảnh đó vẫn còn đọng trong ký ức tôi và là lý do để tôi chọn chủ đề “ Trò chơi ” trong tác phẩm tốt nghiệp của mình.

3.2.2Chất liệu

Sơn dầu có xuất xứ từ Châu Âu, các hoạ sĩ châu Âu đã khai thác đƣợc khả năng diễn tả của chất liệu sơn dầu rất phong phú. Có thể nói, hiệu quả của chất liệu sơn dầu rất tuyệt vời: Constable, Delacroix là

những hoạ sĩ đầu tiên dự cảm đƣợc cái lợi mà ngƣời ta có thể rút ra từ kết cấu đặc thù của sơn dầu. Whistler cũng khai thác khía cạnh đó bằng

Một phần của tài liệu Hình tượng thiếu nhi trong mỹ thuật việt nam hiện đại giai đoạn từ năm 1986 đến nay (Trang 67)