Chủ đề thiếu nhi các dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Hình tượng thiếu nhi trong mỹ thuật việt nam hiện đại giai đoạn từ năm 1986 đến nay (Trang 63 - 67)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2.8Chủ đề thiếu nhi các dân tộc thiểu số

*Tranh Cô gái Dao đỏ và lồng chim- Bột màu, 1996, tác giả Yên Hoà (H2.49)

Đập vào mắt ngƣời xem ngay từ cái nhìn đầu tiên là màu vàng rực của nền đất và nổi bật trên đó hình ảnh cô bé ngƣời Dao mặc trang phục dân tộc màu đỏ đƣợc trang trí rất bắt mắt. Tay phải cô bé cầm chiếc ô, tay trái cầm chiếc lồng chim. Phía sau lƣng cô là những chùm hoa ban trắng nổi bật trên nền lá xanh đậm.

Đầu cô bé vấn chiếc khăn đỏ trang trí đƣờng diềm với những hình tròn màu trắng. Hai chiếc khuyên tai màu trắng làm tôn khuôn mặt trái xoan xinh xắn của cô bé. Chiếc áo màu đỏ dài tay đƣợc trang trí với những đƣờng diềm đen ở ống tay. Hoạ tiết ở ngực với những chi tiết màu cam và trắng bắt mắt. Chiếc váy đƣợc trang trí nhiếu hoạ tiết với hoa văn dzich- dzac. Hai bắp chân quấn xà cạp dài đến cổ chân cũng đƣợc trang trí. Cô bé đi chân trần.

Phía bên trái ở đằng xa là hình ảnh hai thiếu nữ đang sãi bƣớc. Phía trên tranh là những mảng lá đậm màu. Màu xanh đậm của lá và màu trắng của hoa đã làm dịu đi cái nóng ở mặt đất và chiếc ô.

Màu sắc rực rỡ cùng với bút pháp mạnh mẽ, tác giả đã giới thiệu đến ngƣời xem cuộc sống thƣờng ngày của trẻ em vùng cao.

*Tranh Tuổi thơ các em vùng cao- Sơn mài, 2000, 160 cm x 120 cm, tác giả Hà Cắm Dì (H2.50)

Khung cảnh diễn ra vào một buổi chập choạng tối ở vùng cao, nơi đó các em nhỏ đang cùng nhau quây quần bên bếp lửa hồng.

Đó là các em gái dân tộc thiểu số mặc trang phục dân tộc đang ở các tƣ thế đứng ngồi khác nhau, nhƣng cùng hƣớng cái nhìn chăm chú vào ngọn lửa hồng. Bên trái tranh là em gái có vẻ nhƣ lớn tuổi nhất đang đứng khơi ngọn lửa. Cạnh đó là bé gái nhỏ tuổi nhất đang đứng hơi tụt về phía sau, bé tì cả hai bàn tay vào cằm ra vẻ sốt ruột. Kế tiếp là một bé gái xinh xắn ngồi chính diện đang thu hai tay vào lòng. Nhân vật sau cùng của nhóm này là bé gái ngồi nghiêng ngƣời, tay đang cầm trái bắp chuẩn bị cho vào bếp lửa. Trƣớc mặt em là những trái bắp non vừa mới hái. Phía sau em bé này là hình ảnh một bé gái khác đang cõng trên lƣng đứa em nhỏ lội qua con suối đến tham gia cùng các bạn. Hình ảnh năm em gái tạo thành một nhịp điệu lƣợn sóng vui mắt.

Ở khoảng trống phía trái tranh thấp thoáng các nhân vật với những chiếc gùi chứa đầy nông sản trên lƣng đang đi về hƣớng buôn làng. Phần nền màu vàng phía sau các em nhỏ giúp ngƣời xem liên tƣởng đến ruộng ngô đã đến mùa thu hoạch.

Tác giả đã sử dụng nhiều màu tối để diễn tả không gian của buổi hoàng hôn. Hệ thống sáng bắt đầu từ chiếc áo trắng của bé gái đầu tiên di chuyển sang hoa văn hình chữ nhật trang trí trên váy của em bé đứng đến những đốm màu trắng ở chiếc áo bé gái ngồi chính diện và váy của bé

ngồi bìa, cuối cùng kết thúc ở chiếc áo cánh của bé gái cõng em. Những mảng sáng cũng đƣợc tải bớt ra phần nền phía sau tạo thành sự hoà quyện trong một tổng thể thống nhất.

Với gam màu đầm thấm, ngọt ngào và sự lung linh của chất liệu sơn mài, tác giả Hà Cắm Dì đã diễn tả một buổi họp mặt ấm cúng, vui vẻ của trẻ em vùng cao với vẻ háo hức, chờ đợi hƣơng vị ngọt ngào, nóng hổi

và thơm lừng của những quả ngô nƣớng. Tuy còn những nhƣợc điểm về

hình nhƣ: cánh tay phải của bé gái đầu tiên hơi ngắn, chân bé thứ hai ngắn so với toàn thân, nhƣng đây là một tác phẩm sơn mài đẹp với những hình mảng đƣợc chắt lọc, màu sắc ngọt ngào, đầm thấm và lung linh.

*Tranh Chúng em đi học- Sơn dầu, 2003, 120cm x 120cm, tác giả Phạm Đức Nhuận (H2.51)

Trong tranh là ba nhân vật thiếu nhi với trang phục dân tộc thiểu số đang trên đƣờng tới trƣờng với nụ cƣời rạng rỡ, sáng ngời niềm vui hạnh phúc. Trên vai các em khoác chiếc túi thổ cẩm đựng sách vở. Riêng bé gái đứng giữa hai tay ôm chặt chiếc túi vào lòng ra chiều nâng niu, trân trọng tài sản chứa đựng trong đó. Đó là những con chữ, những kiến thức mà khó khăn lắm các em mới có đƣợc.

Nụ cƣời tƣơi rói của các em nhƣ làm ấm lại không khí lạnh ở vùng cao với những đám mây trắng bao phủ các ngọn núi ở phía xa. Đối với hoạ sĩ, cái khó thể hiện nhất là nụ cƣời. Thế nhƣng ở tác phẩm này, Phạm Đức Nhuận đã khắc hoạ đƣợc thần thái của các nhân vật thể hiện qua nụ cƣời.

Bức tranh đã mang đến cho ngƣời xem một thông điệp: Hãy cùng chung tay mang ánh sáng văn hoá đến các dân tộc anh em đang còn gặp nhiều khó khăn về đời sống vật chất lẫn tinh thần.

*Tranh Trẻ em vùng cao- Sơn dầu, 2004, 100cm x 100cm, tác giả Trần Đức Lợi (H2.52)

Trong tranh là hình ảnh các em gái nhỏ vùng cao đang trên đƣờng về nhà sau buổi nhặt củi vất vả trên rừng, nhƣng trên môi các em vẫn nở những nụ cƣời tƣơi tắn, hồn nhiên.

Một không gian mát mẻ ở vùng cao đƣợc gợi bởi gam màu xám lạnh. Thêm vào đó, không khí tĩnh lặng của khu rừng thể hiện qua những mảng thẳng đứng của rừng cây và những bó củi đƣợc các cô bé gùi sau lƣng. Thế nhƣng dƣờng nhƣ tất cả không khí tĩnh lặng đó đƣợc phá bởi những đốm màu xanh lá nhảy nhót phía sau cùng với bóng đổ của các em hắt xéo trên mặt đất.

Có thể xem bức tranh Trẻ em vùng cao của hoạ sĩ Trần Đức Lợi là một thông điệp về cuộc sống tuy vất vả nhƣng tràn đầy lạc quan và tình yêu cuộc sống.

Từ năm 1986 trở đi, mỹ thuật Việt Nam có sự chuyển hƣớng mạnh mẽ. Các hoạ sĩ tự do sáng tác theo đề tài và xu hƣớng nghệ thuật mà mình yêu thích. Các tác phẩm đƣợc thể hiện trong giai đoạn này rất phong phú về xu hƣớng sáng tác: hiện thực, đồng hiện, trừu tƣợng, bán trừu tƣợng, ngây thơ...Mỗi tác phẩm chứa đựng suy nghỉ, cảm nhận của tác giả cùng cách biểu đạt và phong cách riêng của mỗi hoạ sĩ. Nhƣng dù theo trƣờng phái nào thì trong tƣ tƣởng của các hoạ sĩ nhìn chung vẫn luôn hƣớng về thiếu nhi với một tình cảm trìu mến. Tất cả đều nói lên mối quan tâm sâu sắc của tác giả về các nhân vật trẻ thơ đƣợc thể hiện trong tác phẩm của mình. Hình tƣợng thiếu nhi trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam ngày càng phong phú, tƣơi mới là đối tƣợng ngày càng đƣợc các nghệ sĩ dành cho sự quan tâm đặc biệt.

CHƢƠNG 3

NHỮNG TÁC PHẨM TRẢI NGHIỆM CỦA BẢN THÂN

Một phần của tài liệu Hình tượng thiếu nhi trong mỹ thuật việt nam hiện đại giai đoạn từ năm 1986 đến nay (Trang 63 - 67)