Chủ đề tuổi thơ vui chơi

Một phần của tài liệu Hình tượng thiếu nhi trong mỹ thuật việt nam hiện đại giai đoạn từ năm 1986 đến nay (Trang 35 - 45)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2.3Chủ đề tuổi thơ vui chơi

*Tranh Tình ca tuổi thơ- Sơn dầu, 1993, 100x 133 cm, tác giả Nguyễn Thanh Bình (H2.17).

Với gam màu xám vàng, ngƣời xem có thể cảm nhận đƣợc không gian yên tĩnh, mát mẽ bên trong một ngôi nhà. Các mảng tƣờng, sàn, cửa ra vào đều đƣợc diễn tả bằng những mảng phẳng với các sắc độ khác nhau của màu xám. Giữa khoảng không gian trống trãi, thoáng mát và yên tĩnh xuất hiện hình ảnh một nhân vật. Đó là một cô bé gái nhỏ nhắn, ngồi lọt thỏm và có vẻ đơn độc. Cô bé mải mê, cắm cúi bên cây đàn nhỏ. Bé mặc chiếc váy đầm màu trắng, mái tóc ngắn đƣợc cột cao thành hai chùm. Hai bàn chân mang giày trắng chụm mũi vào nhau. Đầu cô bé cúi

xuống bên chiếc đàn mandoline, hai bàn tay đang đánh đàn. Hình nhƣ tất cả tâm trí cô nhƣ dồn hết cho việc chơi đàn mà không hề chú ý gì đến ngoại cảnh. Tâm hồn cô nhƣ đang bay bổng cùng âm thanh réo rắt, vui tƣơi của cây đàn.

Nét mặt nhân vật không đƣợc hoạ sĩ thể hiện chi tiết nhƣng qua dáng điệu và trang phục tác giả đã giới thiệu cho ngƣời xem biết đây là một bé gái khá xinh xắn, xuất thân trong một gia đình khá giả ở thành thị. Cô bé có cuộc sống vật chất đầy đủ và có điều kiện để theo đuổi niềm đam mê âm nhạc của mình. Điều mà không phải bất kỳ trẻ em nào cũng có thể thực hiện đƣợc.

Bức tranh mới xem qua tƣởng chừng nhƣ rất trau chuốt cẩn thận với những mảng bẹt đƣợc chắt lọc về hình , nhƣng kỳ thực hình ảnh nhân vật chính luôn đƣợc hoạ sĩ thể hiện với bút pháp thoải mái, sinh động và rất duyên. Cùng với gam màu xám hài hoà và sang trọng, hoạ sĩ Nguyễn Thanh Bình đã thể hiện thành công về chủ đề tuổi thơ- mặc dù đây là một chủ đề không thuộc sở trƣờng của anh.

*Tranh Cuộc chơi- Sơn dầu, 1996, 150 cmx 175 cm, tác giả Hoàng Phƣợng Vỹ (H2.18).

Ấn tƣợng đầu tiên khi xem tranh là một gam màu đỏ nóng ấm và rất ít màu. Nền tranh màu đỏ rƣợu chát làm nổi bật hình ảnh nhân vật chính là một cô bé đang chơi trò bịt mắt bắt dê. Cô đứng khoảng giữa tranh, nghiêng ngƣời, mắt hƣớng ra ngoài tranh. Cô bé mặc chiếc áo màu cam đỏ và chiếc váy màu đỏ gần nhƣ lẩn với màu nền, chân mang đôi giày màu xanh đen. Mắt cô bé bị bịt bởi một chiếc khăn nhỏ màu trắng, hai tay huơ huơ vào khoảng trống trƣớc mặt tìm bạn. Còn các bạn cô thì đang đứng sau lƣng và giơ tay chỉ trỏ hoặc ra dấu chọc ghẹo, thách thức cô bé. Nhƣng có vẻ nhƣ cô khó có thể chạm đƣợc họ!

Hình ảnh các nhân vật phụ chìm vào màu nền, chỉ có các bàn tay là sáng hơn màu nền một ít. Nổi bật nhất tranh là chiếc khăn bịt mắt và tay chân của cô bé nhân vật chính. Cách tạo hình với những hình mảng phẳng đơn giản, không cầu kỳ trau chuốt và sử dụng rất ít màu nhƣng hoạ sĩ Hoàng Phƣợng Vỹ đã tạo đƣợc không khí cuộc chơi với những mảng hình nhƣ lung linh ẩn hiện trong một bầu không khí ngột ngạt, nóng bức của buổi trƣa hè.

*Tác phẩm “ Trung thu”- Khắc gỗ màu, 1998, 60cmx 60cm, tác giả Nguyễn Xuân Đông ( H2.19).

Tranh tạo đƣợc ấn tƣợng cho ngƣời xem ngay từ đầu bởi sự hấp dẫn, vui mắt của hình mảng và màu sắc.

Trong tranh là hình ảnh các em thiếu nhi múa lân, rồng và rƣớc đèn trong đêm Trung thu. Cách tạo hình với những hình mảng đƣợc đơn giản đã làm toát lên vẻ háo hức vui đón trăng của các em thiếu nhi trong bầu không khí rộn ràng, đầy âm thanh và màu sắc. Thông thƣờng ở thể loại khắc gỗ màu rất hạn chế màu sắc, nhƣng ở tác phẩm Trung thu, tác giả đã sử dụng hơi nhiều màu và sử dụng tƣơng phản màu với mục đích làm nổi bật nội dung, chủ đề tranh. Màu nâu đậm, xanh đậm ở nền xác định không gian của buổi tối. Màu hồng cánh sen ở thân rồng, bộ quần áo em bé đóng vai ông địa, màu trắng trên gƣơng mặt và bàn tay, bàn chân các em bé; các màu nâu, vàng, xanh rải rác nhiều nơi trong tranh. Tất cả đã tạo nên sự lung linh, ấm áp, rộn rã, vui tƣơi trong đêm hội trăng rằm. Với màu sắc tƣơng phản nhƣng hài hoà cùng với lối diễn hình thích hợp, hình ảnh các em thiếu nhi hiện lên thật đáng yêu. Tác giả đã làm sống lại không khí vui tƣơi, náo nức mà ai trong chúng ta cũng đã từng trãi qua. Tác phẩm Trung thu đã để lại ấn tƣợng đẹp trong lòng ngƣời xem nhƣ một sự hồi tƣởng về thời thơ ấu khó quên của mình.

*Tranh Niềm vui con trẻ- Sơn mài, 2001, 60 x 90 cm, tác giả Nguyễn Văn Tơn ( H2.20).

Trên nền màu xanh ve chai, nổi bật lên hình ảnh sinh động của các em thiếu nhi đang chơi trò đu quay trong một bố cục hình tròn. Vòng đu quay ngƣợc chiều kim đồng hồ đã làm ngƣời xem liên tƣởng đến bố cục trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Giữa bố cục là những chiếc trục cấu tạo theo hình nan quạt hƣớng về tâm là đầu cột chính của chiếc đu quay. Mặt của các em bé đang chơi trò đu quay hƣớng theo chiều chuyển động ngƣợc kim đồng hồ tƣơng tự hƣớng nhìn của những hoa văn ngƣời và thú khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ.

Hình ảnh các em bé đƣợc tạo hình đơn giản theo xu hƣớng ngây thơ. Các em gái với mái tóc dài bay theo chiều gió tạo thành những mảng hình vui mắt. Ở góc tranh là hình ảnh các em khác đang đứng xem với nhiều tâm trạng khác nhau. Có em lộ vẻ e dè, sợ sệt vì còn lạ lẫm với trò chơi mới. Có em lại có vẻ sốt ruột chờ đến lƣợt vào chơi. Tất cả đã tạo thành nhịp chuyển động tuần hoàn nhƣng không đơn điệu vì trong cái động có cái tĩnh và chính cái tĩnh đã làm cái động nhƣ chuyển động nhanh hơn.

Gam màu xanh lá đậm với sự điểm xuyết màu cam nóng ở vài chỗ trong tranh đã tạo thành một hoà sắc êm dịu. Màu vàng của nhủ vàng đƣợc sử dụng trên ngƣời các nhân vật nhƣ lấp lánh hơn trên nền xanh đậm cho ta thấy hoạt động vui chơi đƣợc diễn ra trong bầu không khí mát lạnh của buổi tối.

Bức tranh đã đƣa ngƣời xem hoà nhịp với chuyển động tròn đều trong trò chơi đu quay đầy hào hứng của trẻ em.

*Tranh Thiên thần bé nhỏ- Sơn dầu, 2001, 90cm x 90cm, tác giả Phan Lan Hƣơng (H2.21).

Bao trùm toàn bộ bức tranh là một không gian ấm áp, lung linh, tràn ngập niềm vui và hạnh phúc đƣợc tạo bởi nền tranh màu phớt hồng. Điểm thêm vào đó là những mảng màu vàng, cam nằm rải rác trong bố cục làm tăng không khí ấm cúng cho tranh. Phía trái tranh là mảng tối lớn màu nâu đậm, chúng đƣợc tải lên phía trên và góc phải bên dƣới bố cục. Nhờ có mảng tối này mà màu sắc tranh càng tăng thêm vẻ đậm đà, tƣơi thắm. Nằm trên mảng màu nâu và hồng bên trái tranh là hai quả chín đỏ tƣơi. Còn trên mảng nền hồng phía bên phải là những ngọn nến đang đƣợc thắp lên. Những mảng màu xanh lá cây nhỏ ở gần những ngọn nến giúp làm dịu bớt cảm giác nóng và tăng thêm sự vui mắt cho bức tranh.Hình ảnh những ngọn nến và quả ngọt làm ta liên tƣởng đang tham dự một bửa tiệc sinh nhật.

Ở giữa tranh là chiếc cổng vòm đƣợc tạo bởi màu vàng và cam nhƣ lơ lửng giữa không gian. Giữa cổng hiện lên hình ảnh hai thiên thần bé xíu với đôi cánh trắng. Chúng đang bay lƣợn trong niềm hân hoan, hạnh phúc.

Đây quả là một tác phẩm đẹp mà khi xem ta nhƣ đƣợc chắp cánh bay trong niềm hạnh phúc, hân hoan tột cùng. Đó là những gì mà ngƣời viết cảm nhận đƣợc qua tác phẩm Thiên ần bé nhỏ.

* Tác phẩm “ Bà cháu”- Gò nhôm, 2003, 120cmx120cm, tác giả Nguyễn Xuân Tiên ( H21.22)

Chiếm hơn phân nửa diện tích trong tác phẩm, về phía bên trái là hình ảnh ngƣời phụ nữ miền Bắc cao tuổi trong tƣ thế ngồi quạt cho đứa cháu nhỏ. Bà ngồi một chân chống, một chân co, tay phải đặt khuỷu lên đầu gối tạo thành một góc vuông, bàn tay co lại hƣớng vào đứa bé. Tay trái bà nâng cao , bàn tay gập lại phe phẩy chiếc quạt giấy. Hai cánh tay bà cụ làm ngƣời xem liên tƣởng đến hình ảnh chim mẹ giang đôi cánh

che chở con mình vậy. Bà nghiêng đầu ngắm nhìn đứa cháu trai ra chiều âu yếm. Còn cậu bé ngồi thu ngƣời ở góc phải, nghiêng đầu ngắm chiếc chong chóng cầm ở tay. Cậu phồng má thổi tạo gió cho chiếc chong chóng cùng với sự trợ lực của chiếc quạt trong tay bà. Hai nhân vật đã tạo nên một khung cảnh sinh động, tràn đầy tình yêu thƣơng.

Tác giả đã xử lý rất tinh tế các độ cao thấp trong phù điêu, thể hiện đƣợc không gian có chiều sâu. Hình mảng đƣợc cách điệu đẹp và duyên dáng, tạo thành một nhịp điệu sinh động trong tác phẩm. Các khoảng trống của nền cũng đƣợc tác giả lƣu ý tạo thành những mảng hình đẹp. Có thể nói đây là một tác phẩm gò nhôm thành công về cả nội dung lẫn hình thức biểu đạt, đáng để chúng ta nghiên cứu, học hỏi.

*Tác phẩm “ Pháo hoa”- Gò nhôm, 2005, 93 cmx 93 cm, tác giả Trần Đình Thảo ( H2.23)

Bố cục của bức phù điêu gò nhôm đƣợc chia làm hai vế: Vế trên là hình ảnh những chùm pháo hoa lớn, nhỏ, xa gần khác nhau tạo vẻ phong phú, vui mắt cho ngƣời thƣởng ngoạn. Vế dƣới là hình ảnh các em thiếu nhi đang ngƣớc nhìn và chỉ trỏ về hƣớng các chùm pháo hoa với vẻ trầm trồ, thán phục. Hai vế đƣợc liên kết lại bằng hình ảnh tƣợng đài Bác Hồ và cổng chợ Bến Thành đƣợc thể hiện bằng những nét gò mỏng, ít chi tiết.

Bức phù điêu đã diễn tả đƣợc nhiều lớp không gian xa gần nhờ vào cách diễn tả dộ dày mỏng của khối đã tạo đƣợc một bố cục chặt chẽ. Thành công hơn cả là tác giả qua tác phẩm của mình đã khắc hoạ đƣợc không khí vui tƣơi, tràn đầy âm thanh và màu sắc trong đêm pháo hoa mặc dù tác phẩm không sử dụng màu mà chỉ dựa vào độ dày mỏng và độ đậm nhạt đặc trƣng của chất liệu.

*Tranh “ Trung Thu”- Khắc gỗ, 1997, 55cm x 61 cm, tác giả Hà Mỹ Lý (H2.24).

Thoạt nhìn tranh, ngƣời xem sẽ khó phân biệt chất liệu tranh, rất dễ nhầm lẫn với chất liệu tổng hợp vì mảng ở giữa tranh tạo cảm giác xù xì, thô ráp và dầy cộp. Ngoài ra tranh có một bố cục lạ với một mảng sáng chạy dọc giữa tranh và chiếm phân nửa diện tích tranh. Hai bên là hai mảng tối nhỏ hơn. Ranh giới giữa ba mảng nền không tách bạch một cách cứng nhắc mà mà bị phá bởi các mảng hình nằm phía trên nó. Bố cục dọc với hình ảnh chiếc đèn lồng hình con cá lớn uốn cong mình nằm phía trên tranh có màu sắc rực rỡ, đang hƣớng mắt nhìn xuống phía dƣới. Ngoài ra còn có hai con cá nhỏ, một con ở gần đuôi của cá lớn về bên trái tranh, một con nằm phía dƣới đầu cá lớn theo chiều ngƣợc lại. Cả hai con cá nhỏ đều hƣớng đầu về trọng tâm tranh.

Bên dƣới các hình cá, về phía trái của mảng nền sáng là hình ảnh một cậu bé ngồi thu ngƣời lại, hai cánh tay gối đầu. Cậu bé mặc áo phanh ngực, nghiêng đầu nhìn chiếc lồng đèn cá rực rỡ nhƣ thầm mong ƣớc điều gì. Hình ảnh cậu bé xem chừng nhƣ có vẻ cô đơn, trơ trọi trƣớc hình ảnh lộng lẫy của những chiếc lồng đèn rực rỡ trong đêm Trung Thu. Có phải cậu bé ƣớc mơ sẽ có ngày cá chép hoá rồng. Đó cũng là lúc bản thân cậu bé cũng đƣợc sống trọn vẹn với ƣớc mơ nhỏ bé của mình.

Mặc dù sử dụng chất liệu khắc gỗ, nhƣng nữ hoạ sĩ Hà Mỹ Lý đã có cách xử lý mới lạ, làm hấp dẫn ngƣời xem bởi ý tƣởng và phong cách thoải mái, phóng khoáng. Màu sắc rực rỡ và dáng vẻ to lớn, sinh động của chú cá chép đối lập với hình ảnh nhỏ bé, cô đơn trong tĩnh lặng của cậu bé đã gợi cho ngƣời xem liên tƣởng đến những trẻ em nghèo với mơ ƣớc nhỏ bé là có đƣợc chiếc lồng đèn để vui chơi trong đêm Trung Thu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bức tranh với bố cục kết hợp với cách sử dụng chất liệu sáng tạo đã khiến ngƣời xem phải suy nghỉ và không khỏi chạnh lòng về những trẻ em nghèo với những ƣớc mơ nhỏ bé trong đêm Trung Thu.

* Tranh “ Nhảy dây”- Sơn dầu, 1999, 135cm x 260cm, Nguyễn Trung Tín (H 2.25)

Tranh đƣợc thể hiện theo lối bán trừu tƣợng, diễn tả các bé gái trong một xóm lao động ở thành thị đang chơi nhảy dây. Các nhân vật đƣợc sắp xếp theo bố cục dzichdzac. Năm cô bé đang chơi nhảy dây, mỗi em có một tƣ thế, dáng vẻ và trang phục khác nhau. Sinh động hơn cả là hình ảnh cô bé đang bật ngƣời lên nhảy dây, mọi ánh mắt của các bạn dồn về em, nhân vật chính trong tranh. Hai tay em giơ cao theo đà nhảy. Nét duyên trong tranh là cô bé nhỏ ngồi bệt dƣới đất phía góc trái tranh. Bé đang nghịch với quả bóng nhỏ, không tham gia vào trò chơi của các chị, nhƣng lại là nhân vật không thể thiếu trong bố cục. Phía sau lƣng bé gái này là hai nét cong đậm của chiếc xịa và bánh xe đạp. Hai hình tròn này đƣợc cắt một cách hợp lý và giúp cho sự liên tƣởng về khoảng không gian ngoài bức tranh. Mảng quần màu xám xanh sau lƣng bé gái là độ đậm đầu tiên dẫn mắt ngƣời xem di chuyển đến độ đậm của chiếc bánh xe, mảng tƣờng xám bên trái tranh, di chuyển đến mảng tôn góc tối của căn phòng. Đến đây thì đƣờng dẫn mắt là tấm bạt sọc xanh giúp ngƣời xem chú ý đến bé gái mặc áo màu xám đậm. Cô bé này hƣớng mắt về bên phải, nơi cô bạn đang nhảy dây ở bức thứ hai nhƣ là một sự chuyển tiếp. Mảng đậm ở bức thứ hai lớn hơn ở bức một. Đó là mảng tƣờng màu vàng đất cũ kỷ, phía trên có mảnh tôn hình tam giác nhƣ sắp rơi xuống. Cạnh bên phải là chiếc cửa gỗ màu xám nhạt tăng thêm chi tiết và mảng sáng cho bức tƣờng sậm màu. Tất cả tạo thành một nhịp điệu vui mắt.

Mảng trống trong tranh đƣợc tác giả rất chú ý , đó là mảng hình đẹp, đôi lúc sắc nét, có lúc nhoà vào các mảng màu khác tạo sự nên thơ cho tác phẩm.

*Tranh “ Bên cánh đồng Mƣờng Thanh”- Khắc gỗ, 2005, 60cmx

80cm, tác giả Nguyễn Ngần (H2.26)

Tranh diễn tả các em thiếu nhi Mƣờng Thanh đang chơi đùa bên khẩu pháo cũ- một di tích chiến tranh còn sót lại trên quê hƣơng của các em.

Với bố cục hình chữ L ngƣợc và nét khắc mạnh mẽ, hình ảnh khẩu pháo đƣợc khắc hoạ rõ nét với những chi tiết không kém phần vui mắt. Mặc dù cổ pháo chiếm phần lớn diện tích trong tranh với những đƣờng nét thẳng khô khan nhƣng điểm xuyết vào đó là những hình ảnh sinh động, đáng yêu của các em bé đã tăng thêm sức sống cho bức tranh. Các em bé nam có, nữ có, mặc trang phục miền xuôi và cả miền núi đang chơi đùa cùng khẩu pháo. Bốn bé trai dạn dĩ đã trèo lên nòng pháo với các tƣ thế trông rất hồn hậu, đáng yêu. Phía dƣới là hai bé gái ngƣớc đầu nhìn lên bạn nam đang cố trèo lên nòng pháo nhƣ ao ƣớc có đƣợc sự mạnh dạn nhƣ các bạn. Đứng giữa hai bé gái là một bé trai có vẻ nhút nhát hơn các bạn đang ngoáy đầu về phía bạn nam đang ngồi vắt vẽo gần

Một phần của tài liệu Hình tượng thiếu nhi trong mỹ thuật việt nam hiện đại giai đoạn từ năm 1986 đến nay (Trang 35 - 45)