- Vụ xuân: Trên cả nền không bón phân chuồng và có bón phân chuồng thì các công thức bón phân Silica đều có tỷ lệ hạt/quả tương đương so
3.5.3. Ảnh hưởng của phân Silica đến mức độ nhiễm bệnh đốm nâu
Kết quả theo dõi, đánh giá ảnh hưởng của bón phân Silica đến mức độ nhiễm bệnh đốm nâu của lạc (Bảng 3.5) cho nhận xét:
Tất cả công thức thí nghiệm, trong điều kiện không bón và có bón phân chuồng, ở cả vụ xuân và vụ đông đều nhiễm bệnh đốm ở mức trung bình.
Trên nền không bón phân chuồng, các công thức bón phân Silica đều có tỷ lệ diện tích lá bị nhiễm bệnh thấp hơn từ 3,47-7,77% (trong điều kiện vụ xuân) và 2,34-8,2% (trong điều kiện vụ đông) so với công thức đối chứng.
Trên nền bón phân chuồng, các công thức bón phân Silica đều có tỷ lệ diện tích lá bị nhiễm bệnh thấp hơn từ 1,8-5,27% (trong điều kiện vụ xuân) và 0,73-5,47 (trong điều kiện vụ đông) so với công thức đối chứng.
Như vậy, qua kết quả theo dõi đánh giá hiệu quả của bón phân Silica đối với khả năng chống chịu các loại bệnh của cây lạc có thể kết luận: Tuy chưa có hiệu quả rõ ràng trong việc làm giảm mức độ nhiễm các loại bệnh, nhưng bón phân Silica đã có tác dụng làm giảm diện tích lá bị nhiễm bệnh, điều này chắc chắn quan trọng góp phần làm tăng quá trình quang hợp của cây trong giai đoạn quả chắc và chín, góp phần làm tăng năng suất lạc.
Để đánh giá tác động của việc bón phân Silica đến sự tích luỹ Silic trong cây, từ đó có ảnh hưởng đến khả năng chống chịu với một số loại bệnh chính của cây lạc, chúng tôi đã tiến hành phân tích, đánh giá ảnh hưởng của bón phân Silica đến sự tích luỹ Silic trong cây. Qua kết quả phân tích ở bảng 3.6 cho nhận xét:
Bảng 3.6: Ảnh hƣởng của bón phân Silica đến sự tích luỹ Silic trong cây lạc (Vụ xuân 2007)
Công thức Hàm lƣợng Silic trong cây (%) So sánh so công thức đối chứng (±%)
1 (Đ/c1) 1,25 - 2 1,41 0,16 3 1,61 0,36 4 1,69 0,44 5 1,79 0,54 6 (Đ/c2) 1,21 - 7 1,25 0,04 8 1,59 0,38 9 1,64 0,43 10 1,75 0,54
Các công thức bón phân Silica có hàm lượng Silic tổng số trong cây cao hơn so với công thức đối chứng từ 0,36-0,54% (trên nền không bón phân chuồng) và từ 0,38-0,54% (trên nền bón phân chuồng).
Hàm lượng Silic tổng số tích luỹ trong cây tỷ lệ với lượng phân Silica được bón trong mỗi công thức. Cả trên nền không bón phân chuồng và trên nền bón phân chuồng thì ở mức bón 5.000 kg/ha (CT5 và CT10) đều có hàm
lượng Silic tích luỹ trong cây cao nhất, tương ứng là 1,79% và 1,75%, cao hơn công thức đối chứng 0,54%.
Như vậy, bón phân Silic đã làm tăng tỷ lệ tích luỹ Silic trong cây và góp phần nâng cao khả năng chống chịu sâu, bệnh của cây.