Đối với cây lúa: Dựa trên những kết quả thử nghiệm trên đồng ruộng và kết quả phân tích đất và cây trồng, hàm lượng Silic hữu hiệu trong đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón silica đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng lạc trên đất phù sa cũ bạc màu tỉnh vĩnh phúc .pdf (Trang 31 - 32)

và kết quả phân tích đất và cây trồng, hàm lượng Silic hữu hiệu trong đất trồng lúa, mối quan hệ của chúng với hàm lượng SiO2 trong cây lúa, mối quan hệ giữa năng suất lúa với hàm lượng SiO2 và tỷ lệ SiO2 /N trong cây lúa, hiệu quả của Silic đối với năng suất lúa và khả năng chống chịu các loại sâu, bệnh hại, các điều kiện ảnh hưởng và nguyên nhân của tăng năng suất lúa ở tỉnh Sichuan cho thấy: Khoảng 1/2 diện tích đất trồng lúa được phát triển trên các loại đất vàng, đất tía, đất bồi tích ở tỉnh Sichuan là thiếu Silic. Giá trị tới hạn của Silic trong đất là 98mg/kg đất đối với đất trồng lúa và < 112.8 g SiO2 /kg trong cây lúa. Năng suất lúa tăng bởi phân Silica là do sự cải thiện của dinh dưỡng Silic trong cây lúa và cân bằng của tỷ lệ SiO2 /N và lý do của sự thúc đẩy khả năng chống chịu đối với bệnh tật và sâu bệnh là có liên quan đến sự hạn chế sự hút đạm quá mức và tăng tỷ lệ SiO2 /N trong cây trồng. Silic có vai trò tham gia vào sự cân bằng trong quá trình hút N, P, K của cây lúa [18].

Những thí nghiệm trong chậu cũng đã được thực hiện để nghiên cứu hiệu quả của việc sử dụng 3 dạng sỉ của lò luyện kim – một sản phẩm của lò luyện thép, như là một dạng phân bón Silic đối với một dạng đất chua trồng lúa ở miền Bắc Trung Quốc. Kết quả thí nghiệm đã chỉ ra rằng giá trị pH của đất và hàm lượng Silic dễ tiêu trong đất đã được cải thiện một cách rõ ràng sau khi đất được bón một lượng sỉ lò, và xu hướng tăng lên của các chỉ tiêu

trên càng rõ ràng hơn khi tăng liều lượng bón. Bằng những phân tích sự khác nhau đối với độ chua pH và hàm lượng Silic dễ tiêu trong đất, sự khác nhau giữa liều lượng bón khác nhau và phương pháp bón khác nhau là rất chắc chắn. Cùng với đó, chất dinh dưỡng Silic cũng được cây lúa hút nhiều hơn và hàm lượng Silic có trong thóc gạo cũng tăng lên cùng với sự tăng lên của liều lượng bón của sỉ lò. Hơn nữa, có một sự tương quan rõ ràng rất chắc chắn giữa hàm lượng Silic có chứa trong lúa gạo với liều lượng bón của sỉ lò. Vì vậy, tất cả những điều này chỉ ra rằng bằng sử dụng ba liều lượng bón sỉ lò khác nhau, khả năng cung cấp Silic của đất trồng lúa và tình trạng dinh dưỡng Silic trong lúa gạo cũng được cải thiện một cách vững chắc. Tuy nhiên, cũng có một số vấn đề như: tiêu chuẩn để xác định giá trị trung bình của Silic dễ tiêu của đất nhận được từ sỉ phụ phẩm và cân bằng dinh dưỡng bao gồm Silic, đạm, lân, kali và các chất dinh dưỡng khác cũng nên được nghiên cứu thêm.

Ngoài ra, lúa mì và lúa mạch ít bị hư hỏng chất tinh bột bởi nấm mốc sau khi bón phân bằng sỉ của các lò luyện thép hoặc các sản phẩm khác có chứa Silic. Đối với việc gieo trồng lúa gạo và mía, các loại phân bón Silic đã được sử dụng rộng rãi bởi vì hiệu quả của nó rất rõ ràng [21].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón silica đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng lạc trên đất phù sa cũ bạc màu tỉnh vĩnh phúc .pdf (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)