chứng và công thức bón vôi, sự sai khác về khối lượng 100 hạt giữa các công thức là không chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
- Vụ đông:
+ Trên nền không bón phân chuồng: So với công thức đối chứng, trong các công thức bón phân Silica thì chỉ có mức tăng của CT3 (tăng 6,14g/100 hạt) và CT4 (tăng 7,17g/100hạt) là chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
Các công thức bón phân Silica có khối lượng 100 hạt tương đương so với công thức bón vôi, sự sai khác về khối lượng 100 hạt giữa các công thức bón phân Silica so với công thức bón vôi là không chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
Các công thức bón phân Silica có khối lượng 100 hạt là tương đương nhau, sự sai khác về khối lượng 100 hạt giữa các công thức bón phân Silica là không chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
+ Trên nền bón phân chuồng: So với công thức đối chứng, trong các công thức bón phân Silica thì chỉ có mức tăng của CT9 (tăng 3,34g/100hạt) so với công thức đối chứng là chắc chắn ở độ tin cậy 95%, sự sai khác về khối lượng 100 hạt của các công thức bón phân Silica còn lại so với công thức đối chứng là không chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
So với công thức bón vôi, các công thức bón phân Silica có khối lượng 100 hạt là tương đương, sự sai khác là không chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
Khối lượng 100 hạt của các công thức bón phân Silica/ha là tương đương nhau, sự sai khác giữa các công thức đều không chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
4.3.5. Ảnh hưởng của phân bón Silica đến tỷ lệ hạt/quả
Tỷ lệ hạt/quả là chỉ tiêu chủ yếu chắc chắn về khía cạnh thương mại và ít có ảnh hưởng đến năng suất lạc. Tỷ lệ hạt/quả phần lớn phụ thuộc vào đặc điểm giống, đồng thời còn phụ thuộc và quá trình tích luỹ chất khô của hạt trong thời kỳ chín. Trong thời kỳ chín của hạt, quá trình tích luỹ chất khô của hạt càng thuận lợi thì hạt có khối lượng càng lớn, tỷ lệ hạt/quả càng cao. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của bón phân Silica đến tỷ lệ hạt/quả (bảng 3.3) cho nhận xét: