Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và ở Việt Nam 1 Tình hình sản xuất lạc trên thế giớ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón silica đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng lạc trên đất phù sa cũ bạc màu tỉnh vĩnh phúc .pdf (Trang 40 - 42)

- Đối với cây cảnh: Silic thúc đẩy sự sinh trưởng của cây cảnh trồng trong chậu và kéo dài thời gian tươi của hoa cắm trong lọ Silic cũng làm tăng

1.6. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và ở Việt Nam 1 Tình hình sản xuất lạc trên thế giớ

1.6.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới

Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao. Cây lạc chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới không chỉ do được gieo trồng trên diện tích lớn ở hơn 100 nước, mà còn vì hạt lạc được sử dụng rất rộng rãi để làm thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp [5]. Nhu

cầu sử dụng, tiêu thụ lạc ngày càng tăng đã và đang khuyến khích nhiều nước đầu tư phát triển sản xuất lạc với quy mô ngày càng lớn (bảng 2.1)

Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lƣợng lạc trên thế giới và một số nƣớc

Nước Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn) 2006/07 2007/08 2008/09 2006/07 2007/08 2008/09 2006/07 2007/08 2008/09 Thế giới 20,27 20,83 20,99 1,51 1,55 1,59 30,53 32,24 33,29 Trung Quốc 3,80 3,80 3,90 3,35 3,43 3,49 12,74 13,02 13,60 Ấn Độ 5,91 6,40 6,30 0,91 1,03 1,02 5,39 6,60 6,40 Nigiêria 1,24 1,25 1,25 1,23 1,25 1,25 1,52 1,55 1,55 Inđônêxia 0,75 0,72 0,75 1,60 1,60 1,67 1,20 1,15 1,25 Mỹ 0,49 0,48 0,61 3,21 3,44 3,57 1,57 1,67 2,16 Xênêgan 0,59 0,65 0,65 0,77 0,65 0,72 0,46 0,42 0,47 Xuđăng 1,00 1,00 1,00 0,85 0,85 0,85 0,85 0,85 0,85 Camơrun 0,31 0,31 0,31 0,76 0,77 0,77 0,24 0,24 0,24 Việt Nam 0,26 0,26 0,26 1,77 1,77 1,77 0,46 0,46 0,46 (Ghi chú: Niên vụ 2008/2009 tính đến tháng 9/2008) Nguồn: World agricultural production - fas.usda.gov [22]

Về diện tích: Diện tích trồng lạc toàn thế giới dao động từ 20,27 – 20,99 triệu ha/năm. Trong đó, khoảng 90% diện tích trồng lạc tập trung ở lục địa Á Phi (ở Châu Á 60% và châu Phi 30%). Các nước có diện tích trồng lạc lớn là Ấn Độ với diện tích trồng từ 5,91 – 6,30 triệu ha/năm, Trung Quốc với diện tích trồng từ 3,8 – 3,9 triệu ha/năm, Nigiêria có diện tích trồng từ 1,24 – 1,25 triệu ha/năm [22].

Về năng suất: Năng suất lạc trung bình của thế giới đạt từ 1,51 – 1,59 tấn/ha. Nước có năng suất lạc cao nhất là Mỹ năng suất trung bình đạt 3,21 – 3,57 tấn/ha, tiếp đến là Trung Quốc năng suất trung bình đạt 3,35 – 3,49 tấn/ha. Nhìn chung, những nước có diện tích trồng lạc lớn lại có năng suất

thấp và mức tăng năng suất không đáng kể trong thời gian qua. Một số nước sản xuất lạc chính có mức tăng năng suất không nhiều. Ấn Độ chỉ tăng 13%, Xênêgan, Trung Quốc năng suất hầu như không tăng. Tình trạng chênh lệch năng suất giữa các nước rất đáng kể. Trong khi năng suất lạc của Ixraen trong 20 năm vẫn luôn ổn định ở mức trên dưới 35tạ/ha (trên diện tích nhỏ đạt tới 65tạ/ha) thì nhiều nước ở châu Phi và châu Á chỉ đạt năng suất 5 – 6 tạ/ha [5].

Về sản lƣợng: Trên 60% sản lượng lạc thuộc về 5 nước sản xuất lạc chính, gồm: Trung Quốc chiếm khoảng 18,58%, Ấn Độ 30,01%, Mỹ 2,90%, Nigiêria 5,96%, Inđônêxia 3,57 %. Các nước sản xuất lạc còn lại chỉ chiếm dưới 40% sản lượng lạc của toàn thế giới [22].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón silica đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng lạc trên đất phù sa cũ bạc màu tỉnh vĩnh phúc .pdf (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)