Phần 1: Cảm nhận mới mẻ về đất nước và ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi Đại học và TN môn Ngữ văn (Trang 69 - 72)

- Thân phận con dâu gạt nợ:

a. Phần 1: Cảm nhận mới mẻ về đất nước và ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ.

+ Khái quát: Khác với các nhà thơ cùng thế hệ - thường tạo một khoảng cách khá xa để chiêm ngưỡng và ngợi ca đất nước, với các từ ngữ, hình ảnh kì vĩ, mĩ lệ, có tính chất biểu tượng, Nguyễn Khoa Điềm đã chọn điểm nhìn gần gũi để miêu tả một đất nước tự nhiên, bình dị mà không kém phần thiêng liêng, tươi đẹp. Trong đoạn đầu bài thơ, tác giả lí giải 2 câu hỏi: Đất Nước bắt đầu từ đâu? Đât Nước là gì?

+ Đất Nước bắt đầu từ đâu?

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó…”

- Hệ thống hình ảnh gắn với sự hình thành và phát triển của đất nước:

• “Cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”, “miếng trầu bây giờ bà ăn”: gợi không – thời gian cổ tích, những câu chuyện kể xa xưa (Trầu cau…)

• Khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc: nhắc về truyền thuyết Thánh Gióng.

• Tóc mẹ bới sau đầu, cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn: gợi hình ảnh quen thuộc, thân thương trong ca dao, dân ca, thành ngữ, tục ngữ…> gợi tập quán sinh hoạt và truyền thống thuỷ chung từ bao đời.

• Cái kèo, cái cột > sự vật thân thuộc với đất nước đi lên từ nông nghiệp.

• Hạt gạo phải một nắng hai sương, say, giã, giần, sang > gắn với cuộc sống lao động lam lũ, nhọc nhằn của người nông dân.

• Linh hồn của đoạn thơ: hình ảnh miếng trầu. o Nhỏ bé, bình thường, giản dị.

o Giàu ý nghĩa: gợi nhắc câu chuyện quá khứ, nét phong tục, sinh hoạt văn hoá truyền thống, hơn nữa nó là biểu tượng cho tâm hồn cao đẹp của người Việt (thuỷ chung, son sắt, gắn bó)

Tư duy thơ hiện đại khi lí giải một vấn đề triết học: đất nước¬ vốn là một khái niệm trừu tượng, lớn lao, thiêng liêng lại khởi nguồn từ hình ảnh miếng trầu cụ thể, bé nhỏ, bình thường, đất nước vốn hình thành trong sâu thẳm qúa khứ mà hiện diện trong thực tại hôm nay “bây giờ bà ăn”.

Cách diễn đạt đầy nghịch lí biểu hiện những khám phá riêng về¬ đất nước: Quá khứ - đất nước không bao giờ mất đi mà luôn có mặt trong thực tại, trong những cái tưởng như nhỏ nhoi bình dị nhất. Những cái nhỏ bé, tầm thường là nền tảng hình thành những điều lớn lao, thiêng liêng. (Liên hệ với cách cảm nhận đất nước của Chế Lan Viên và Nguyễn Đình Thi: “Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn”, “hương cốm mới”…)

Nhận xét:

- Hệ thống hình ảnh gần gũi thân thuộc với hầu hết người Việt Nam. Nó gợi thương nhớ từ muôn thủa ca dao cổ tích, mà ca dao cổ tích là lớp trầm tích văn hóa sâu kín nhất của người Việt > Đất Nước có từ xa xưa, được cảm nhận ở chiều sâu văn hóa lịch sử > thiêng liêng, bất tử.

- Thi liệu: sử dụng thi liệu văn hóa, văn học dân gian sáng tạo: không nhắc lại nguyên vẹn mà chỉ lấy ý > khơi gợi những liên tưởng phong phú, người đọc tự do đi về trong các chiều văn hóa lịch sử để cảm nhận.

- Giọng thơ: vừa triết luận vừa thủ thỉ tâm tình.

Vấn đề nguồn cội đất nước thấm nhuần cảm xúc tha thiết của nhଠthơ trở nên dung dị, dễ hiểu. Cái hay của đoạn thơ không ở ngôn từ mĩ lệ, hình tượng kì vi mà ở chính hồn dân tộc trong những câu thơ văn xuôi thầm thì như cổ tích hiện đại.

+ Đất nước là gì? - Khái quát:

• Tách 2 yếu tố Đất và Nước sau đó hợp lại trong chỉnh thể khái niệm toàn vẹn > diễn đạt theo tư duy tổng – phân - hợp > chặt chẽ, logic.

• Định nghĩa một khái niệm trừu tượng bằng vô số các quan hệ tương đồng > Đất nước được thẩm thấu ở nhiều chiều, nhiều bình diện.

• Lí giải mang màu sắc triết học phương Đông (học thuyết âm – dương): Đất – dương, Nước – âm > âm dương hài hoà > Đất Nước bền chặt như qui luật tự nhiên của vũ trụ:

Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

• Gắn với kỉ niệm đáng yêu, đáng nhớ, thân thuộc của một đời người • Hợp lại, đất nước gắn với tình yêu đôi lứa e ấp, ngọt ngào

• Cách vận dụng ca dao (Khăn thương nhớ ai, khăn rơi xuống đất…) > sắc thái tinh tế, tính chất phổ quát của tình yêu lứa đôi.

Đất là nơi “ con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

Thời gian đằng đẵng Không gian mênh mông

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ

• Tách: không gian cư trú của người Việt qua các hế hệ. • Hợp: địa bàn sinh sống, ghi lại sự trưởng thành của dân tộc.

• Đối: thời gian - đằng đằng; không gian – mênh mông > 2 câu thơ ngắn gọn nhưng bao quát chiều dài, chiều sâu thăm thẳm của thời gian và chiều rộng vô cùng của không gian > quá trình hình thành, khai khẩn, phát triển các vùng đất.

Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng Những ai đã khuất

Những ai bây giờ

Yêu nhau và sinh con đẻ cái

Gánh vác phần người đi trước để lại Dặn dò con cháu chuyện mai sau Hằng năm ăn đâu làm đâu

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ.

• Đất Nước là cội nguồn, tổ tiên của dân tộc.

• Nhắc lại truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ > trang sử trong truyền thuyết, sự lí giải nguyên thuỷ về nguồn gốc người Việt.

Nhận xét: 3 lần triết tự về Đất Nước

- Thi liệu: văn hoá, văn học dân gian > chất liệu văn hoá gắn bó máu thịt với tâm hồn dân tộc. - Cảm xúc thơ phát triển: từ cụ thể đến khái quát, từ tình cảm riêng tư, cá nhân đến tình cảm dân tộc lớn lao; bề mặt các sự kiện có vẻ tản mạn nhưng bề sâu nhất quán rung cảm về đất nước trong không gian địa lí, chiều dài lịch sử và chiều sâu văn hoá.

> Tuỳ bút bằng thơ với sự cảm nhận mang tính chất toàn vẹn, sâu sắc. + Ý thức của thế hệ trẻ:

Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất Nước Khi hai đứa cầm tay

Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người

Đất Nước vẹn tròn, to lớn Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang Đất Nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng

• Hình thức trữ tình riêng tư: anh và em > trách nhiệm được nói tới một cách tự nhiên, dung dị. • Trong mỗi con người, đều có một phần đất nước.

• Sự thống nhất của đất nước bắt nguồn từ sự gắn bó của mỗi cá nhân (Khi hai đứa cầm tay/ Đất nước hài hoà nồng thắm) và sự gắn bó cộng đồng (Khi chúng ta cầm tay mọi người/ Đất Nước vẹn tròn, to lớn)

• Trách nhiệm gắn bó các thế hệ và được tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác (Mai này con ta lớn lên/ Con sẽ mang Đất Nước đi xa/ Đến những tháng ngày thơ mộng) > Đất Nước là quá khứ, hiện tại, tương lai.

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời

• Nhận thức:

Đất Nước là máu xương >hợp logic với ý thơ trên (Trong anh và em đều có một phần Đất Nước) > mối quan hệ cá nhân- Đất Nước là mối quan hệ hình hài – sự sống.

Phải biết: gắn bó, san sẻ, hoá thân

• Khái quát những điều có ý nghĩa sâu sắc:

Đất Nước là máu thịt của mỗi cá nhân, gắn bó mật thiết với sự sống mỗi cá nhân> Vận mệnh Đất Nước cũng là vận mệnh của cá nhân > Trách nhiệm với Đất Nước thể hiện trước hết ở trách nhiệm với chính bản thân mình, bảo vệ Đất Nước là bảo vệ sự sống chính mình > Hài hoà biện chứng giữa chung và riêng.

Mỗi cá nhân vô danh góp phần làm nên Đất Nước bất tử. Tiểu kết phần 1:

+ Những khám phá riêng, mới mẻ về Đất Nước: hình thành trên nền tảng văn hoá truyền thống, qua chiều dài lịch sử và chiều rộng của không gian; đồng thời thể hiện nhận thức sâu sắc mối quan hệ và trách nhiệm của cá nhân với Đất Nước.

+ Phần 2 tiếp nối mạch thơ phần 1, minh chứng sự hoá thân của những cá nhân vô danh làm nên “dáng hình sứ xở“ và đi đến khẳng định tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao thần thoại.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi Đại học và TN môn Ngữ văn (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w