Một số đặc sắc vè nghệ thuật

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi Đại học và TN môn Ngữ văn (Trang 40 - 43)

- Thân phận con dâu gạt nợ:

3. Một số đặc sắc vè nghệ thuật

- Nghệ thuật sáng tạo tình huống, 2 giá trị:

+ Hiện thực: có 3 định nghĩa về vợ: vợ là thứ nhặt được (Kim Lân), vợ là của nợ đời (hàng xóm), đèo bòng (Tràng) > Số phận thảm hại của con người trong ngày đói, người vợ không khác gì một thứ cỏ rác trôi nổi trong họa đói.

+ Nhân đạo: trong tăm tối vẫn cháy lên khát vọng sống, khát vọng yêu thương mãnh liệt.

- Khung cảnh: mở là chiều chạng vạng với sự xâm tràn của bóng tối > kết: bình minh với dự cảm tương lai tươi sáng.

- Bút pháp

+ Miêu tả tâm lí: am hiểu tâm lí con người, đặc biệt là tâm lí bà mẹ nông dân. + Tương phản: sự sống và cái chết.

- Ngôn ngữ: đối thoại tài tình > thạo hiểu tâm lí, tính cách, lời ăn tiếng nói của người lao động.

CỦNG CỐ KIẾN THỨC

Đề 1: Phân tích tình huống trong “Vợ nhặt” của Kim Lân.

Đề 2: Phân tích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “ Vợ nhặt” của Kim Lân. Đề 3: Phân tích hình tượng nhân vật Tràng.

Đề 4: Phân tích hình tượng nhân vật Tràng để làm sáng tỏ giá trị nhân đạo độc đáo trong tác phẩm.

Đề 5: Phân tích hình tượng nhân vật người phụ nữ vợ nhặt trong “Vợ nhặt”.

Đề 6: Phân tích hình tượng nhân vật người phụ nữ vợ nhặt để làm sáng tỏ giá trị nhân đạo độc đáo của tác phẩm.

Đề 7: Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt”. Đề 8: Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “Vợ nhặt”.

Đề 9: So sánh hình tượng người phụ nữ vợ nhặt trong “Vợ nhặt” của Kim Lân và Mị trong “Vợ chồng A Phủ”.

Gợi ý giải đề:

Đề 1: Phân tích tình huống. + Giới thuyết về tình huống:

- Là gì: “lát cắt trăm năm của đời thảo mộc” (Nguyễn Minh Châu) > qua đó bộc lộ rõ nhất tính cách nhân vật.

- Vai trò:

Phần nào khẳng định tài năng nghệ sĩ.ο

Là dấu hiệu của những tác phẩm có giá trị.

Lấy ví dụ: Nguyễn Tuân với “Chữ người tử tù”, Thạch Lam với “Hai đứa trẻ”, Nguyễn Minh Châu với "Mảnh trăng cuối rừng”, …

+ Phân tích:

- Khái quát tình huống. - Mô tả diễn biến. - Ý nghĩa.

Đề 2: Phân tích ý nghĩa nhan đề.

+ Vai trò của nhan đề trong tác phẩm văn học. + Mô tả.

+ Ý nghĩa:

- Gợi mở tình huống lạ, éo le trong tác phẩm: phân tích khái quát > thể hiện niềm cảm thông sâu xót của nhà văn với số phận, cảnh ngộ người nông dân trong năm đói.

- Gây tò mò, tạo tính hấp dẫn cho tác phẩm. Đề 3 - 5:

Phân tích hình tượng nhân vật Tràng.

Phân tích hình tượng nhân vật người phụ nữ vợ nhặt. Với mỗi nhân vật cần làm nổi rõ các ý sau:

+ Số phận bất hạnh > đánh giá:

- Thể hiện cái nhìn hịên thực sâu sắc (giá trị hiện thực).

- Niềm cảm thông chân thành, sâu xót của nhà văn (nhân đạo).

+ Vẻ đẹp tâm hồn, đặc biệt là khao khát sống mãnh liệt ngay cả khi chấp chới bên bờ vực của cái chết > thể hiện:

- Tấm lòng trân trọng và tin yêu của Kim Lân.

- Góp phần tạo nên nét độc đáo trong giá trị nhân đạo của tác phẩm (so sánh ở mức độ tổng hợp, khái quát).

Đề 4 - 6:

Phân tích hình tượng nhân vật Tràng để làm sáng tỏ giá trị nhân đạo độc đáo..

Phân tích hình tượng nhân vật người phụ nữ vợ nhặt để làm sáng tỏ giá trị nhân đạo độc đáo. + Lưu ý:

- Giới thiệu được vị trí của nhân vật trong tác phẩm.

- Trong quá trình phân tích có thể so sánh với hai nhân vật còn lại để thấy được điểm riêng của mỗi nhân vật đồng thời làm sáng tỏ giá trị độc đáo, nét khác biệt so với tác phẩm khác cùng đề tài và giàu giá trị nhân đạo.

- Tránh đồng nhất với kiểu bài phân tích nhân vật: khi phân tích đặc điểm của mỗi nhân vật phải gắn chặt với các biểu hiện độc đáo của giá trị nhân đạo và đánh giá

+ Cách phân tích: có thể phân tích theo đặc điểm nhân vật, từ đặc điểm đó phân tích biểu hiện của giá trị nhân đạo và đánh giá.

Đề 8: Phân tích giá trị nhân đạo. + Khái quát

- Giới thuyết về giá trị nhân đạo • Là gì? Yêu thương con người. • Vai trò: góp phần

Thể hiện tầm vóc tư tưởng nhà văn (“Nhà văn chân chính là nhàο nhân đạo từ trong cốt tuỷ” – Biêlinxki)

Xác lập vị trí văn học sử cho tác phẩm. • Biểu hiện:

Phê phán những thế lực gây ra đau khổ cho con người. Cảm thông với những kiếp người nhỏ bé, bất hạnh.

Khám phá và ngợi ca vẻ đẹp, sức sống của nhân vật, hướng tớiο tương lai tươi sáng.

- Giá trị nhân đạo trong “Vợ nhặt” bộc lộ sâu sắc và cảm động qua 3 nhân vật: Tràng, người phụ nữ vợ nhặt và bà cụ Tứ.

+ Phân tích:

- Sự cảm thông chân thành trước cảnh ngộ khốn cùng và số phận bất hạnh củ người nông dân trước thảm hoạ cái đói năm 1945.

• Bối cảnh 3 nhân vật xuất hiện: làng quê Việt Nam ngày đói (phân tích khái quát) • Tấm lòng cảm thông sâu xót dành cho nhân vật:

Tràng Cô vợ nhặt Bà cụ Tứ

Am hiểu sâu sắc, miêu tả chân thực với tấm lòng trắc ẩn tha thiết.

- Trân trọng, tin tưởng khám phá những vẻ đẹp tâm hồn và khao khát sống mãnh liệt của những con người bị cái đói đẩy vào hoàn cảnh “cùng đường tuyệt lộ”

Tràng Cô vợ nhặt Bà cụ Tứ

- Niềm tin qua dự cảm tương lai tươi sáng:

• Cấu trúc không gian: mở ra là bóng tối chạng vạng > khép lại là bình minh.

• Tương quan đối lập: cái chết và sự sống, càng về cuối, sự sống tuy nhỏ nhoi nhưng âm ỉ, dần đầy thêm mãi.

• Chi tiết lá cờ. + Đánh giá: - Chốt ý - So sánh:

• Với các cây bút của dòng văn học hiện thực phê phán (cùng miêu tả người nông dân trong đói khổ bần hàn nhưng cách nhìn khác nhau như thế nào về tương quan giữa con người và hoàn cảnh)

• Với các cây bút cùng thời (Tô Hoài, Nguyễn Công Hoan) > cho thấy: Nét chung chứng minh đặc điểm thi pháp văn học cách mạng.

Nét độc đáo của giá trị nhân đạo trong tác phẩm.

• Khẳng định: giá trị nhân đạo đã làm nên tầm vóc tư tưởng Kim Lân và vị trí văn học sử của tác phẩm như thế nào?

Đề 9 (dành cho học sinh khá giỏi) - So sánh dựa trên các tiêu chí + Đề tài.

+ Hoàn cảnh ra đời tác phẩm + Vị trí nhân vật

Trong tác phẩm

+ Số phận.

+ Vẻ đẹp tâm hồn - Lưu ý:

+ Phân tích điểm giống > khái quát thành đặc điểm thi pháp văn học cách mạng.

+ Phấn tích điểm khác > thấy được sự đa dạng trong bút pháp, các phương tiện thể hiện (phong cách) của các nhà văn cách mạng khi hướng về cùng một đề tài.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi Đại học và TN môn Ngữ văn (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w