Đoạn 3: Niềm xót thương

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi Đại học và TN môn Ngữ văn (Trang 58 - 59)

- Thân phận con dâu gạt nợ:

c. Đoạn 3: Niềm xót thương

không ai chôn tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng

+ Lời đề từ: “Khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn” > có thể hiểu theo nhiều nghĩa:

- Sự gắn bó của Lor-ca với cây đàn > di nguyện ra đi với vật thể thiêng liêng theo mình suốt cuộc đời.

- Sự thấu hiểu qui luật của sáng tạo và khát vọng cách tân nghệ thuật được tiếp nối.

• Qui luật sáng tạo: sự tiếp thu và đổi mới > nghệ sĩ chỉ có thể sáng tạo nếu chôn vùi được cái bóng tiền nhân chùm lên sáng tác.

• Cây đàn là biểu tượng của nghệ thuật Lor-ca > ước nguyện: có những tài năng nghệ thuật mới sẽ thay thế Lor-ca, vượt qua Lor-ca để tiếp tục công cuộc cách tân.

- Không có ai tiếp nối sự nghiệp cách tân mà Lor-ca để lại > xót thương cho hành trình nghệ thuật chưa hoàn tất, khát vọng nghệ thuật còn dang dở > nghệ thuật Lor-ca thành “cỏ mọc hoang”, không người chăm bón > mãi là người nghệ sĩ độc hành trên miền sáng tạo.

- Cỏ mọc hoang: có sức sống hoang dại, mãnh liệt, lan toả > nghệ thuật Lor-ca bất tử.

- Hình ảnh đẹp và buồn được tổ chức theo nghệ thuật sắp đặt: giọt nước mắt- vầng trăng- long lanh trong đáy giếng > hệ hình ảnh gắn với thế giới nghệ thuật Lor-ca> vừa gần gũi vừa lạ lung > giao thoa, ánh xạ nhiều chiều > phức hợp cảm giác và suy tưởng về tiếng đàn Lor-ca, nghệ thuật Lor-ca, cái chết Lor-ca...

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi Đại học và TN môn Ngữ văn (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w