Hình tượng người lái đò

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi Đại học và TN môn Ngữ văn (Trang 53 - 56)

- Thân phận con dâu gạt nợ:

b. Hình tượng người lái đò

+ Khái quát:

- Khắc họa trong tương quan với hình ảnh Sông Đà hung bạo, hùng vĩ.

- Dụng ý: phẩm chất dũng cảm, gan dạ, kiên cường chỉ bộc lộ rõ nhất khi nhân vật đương dầu với khó khăn, thử thách. Giả sử đặt ông lái trong khung cảnh thi vị trữ tình của Sông Đà thì nhân vật sẽ trở thành một nghệ sĩ đa tình, lẫn vào thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân trước cách mạng > Ông lái đó trở thành người anh hùng - nghệ sĩ trong thiên sử thi leo ghềnh vượt thác.

+ Tài năng:

- Nắm chắc qui luật của thần sông thần đá.

- Thuộc qui luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở.

Hé mở vấn đề mang ý vị triết học sâu sa: trong cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ thù bốn chân, con người am hiểu và làm chủ qui luật là con người tự do, dẫu đó là qui luật đầy khắc nghiệt, chỉ cần một chút lơi tay, do dự và mất bình tĩnh là có thể trả giá bằng cái chết.

+ Giao tranh với thạch trận: Bút pháp tương phản dựng lên cuộc tranh chấp quyết liệt, gay gắt, căng thẳng trên thạch trận Sông Đà.

Thạch trận Sông Đà (thiên nhiên) Ông Đò (con người)

+ Lực lượng: đá hậu, đá tướng, đá tiền vệ với nhiều thủ đoạn nham hiểm > hùng hậu, đông đảo, dữ dằn, hung hãn.

+ Giăng sẵn trận đồ bát quái: ba trùng vi, tập đoàn cửa sinh cửa từ, hệ thống boongke, pháo đài đá chìm nổi. lộ diện hay giấu mặt

- Trùng vây 1: • 4 cửa tử, 1 cửa sinh. • Sóng trận địa phóng thẳng

• Mặt nước hò la vang dậy(…), ùa vào mà bẻ gẫy cán chèo võ khí trên cánh tay ông lái > dọa dẫm, sấn sổ, hiếu chiến.

• Sóng nước như quân liều mạng đội thuyền lên > hùng hổ.

• Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình giữa trận nước vang trời thanh la não bạt > hung hăng như một đấu sĩ bất bại.

• Miếng đòn hiểm độc nhất: luồng nước(..) bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò > giở ngón đòn hiểm hóc quyết định nhằm nốc ao đối phương.

• Tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn > nham hiểm, xảo quyệt.

• Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá > thiên nhiên hùng mạnh như thú dữ. • Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đòn cửa tử > dai dẳng, quyết liệt.

• Không ngừng khiêu khích. - Trùng vây 3:

• Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả.

• Luồng sống ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. + Một ông đò và 6 tay chèo > ít ỏi, cạn kiệt sức lực.

+ Như một đại tướng lão luyện, dày dạn kinh nghiệm trận mạc, ông đò bình tĩnh tiến vào trận địa, lần lượt vượt qua từng trùng vây:

- Vượt trùng vây 1: • Hai tay giữ mái chèo .

• Cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch. • Chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo.

- Vượt trùng vây thứ 2:

Không một chút nghỉ tay nghỉ mắt.

Nắm chặt lấy cái bờm song đúng luồng > ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vòa cửa sinh, lái miết một đường chéo về phía cửa đá > thành thạo, chính xác, dũng mãnh trong từng động tác.

- Vượt trùng vây 3:

• Phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa. • Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. > dũng cảm, nhanh gọn, dứt khoát.

Nhận xét:

- Nhịp văn gấp gáp, hơi văn căng thẳng, câu văn dồn dập > gợi không khí cuộc giao tranh quyết liệt, một sống một chết.

- Tương phản hai lực lượng: một bên là thiên nhiên – thác đá Sông Đà bạo liệt, hung tàn, sức mạnh vô song, một bên là con người – ông lái đò bé nhỏ, cạn kiệt sức > tạo ra một tương phản để nhấn mạnh bản lĩnh, sự dũng cảm và khả năng chinh phục tự nhiên của con người.

- Kết hợp kiến thức uyên bác của nhiều lĩnh vực: võ thuật, thể thao, quân sự… và trí tưởng tượng phong phú cùng kho chữ nghĩa phong phú, tài hoa > biến câu chuyện bình thường thành bản trường ca về người anh hùng – nghệ sĩ lái đò trong nghệ thuật vượt thác > ông đò vừa là một dũng sĩ vừa là một nghệ sĩ.

Tiểu kết:

- Hình ảnh ông lái hiện lên với tư cách người lao động - nghệ sĩ làm chủ thiên nhiên > vẻ đẹp của “chất vàng mười” trong tâm hồn con người Tây Bắc.

- Sự uyên bác, trí tưởng tượng phong phú, kho chữ nghĩa giàu có là vốn liếng để nhà văn xây dựng thành công hình tượng người lái đò Sông Đà mang vẻ đẹp độc đáo.

CỦNG CỐ KIẾN THỨC

Đề 1: Nêu ngắn gọn đặc điểm con người Nguyễn Tuân.

Đề 2: Trình bày ngắn gọn sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân.

Đề 3: Nêu và phân tích ngắn gọn phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Đề 4: Phân tích vẻ đẹp hình tượng con sông Đà.

Đề 5: Phân tích vẻ đẹp hình tượng con sông Đà Đề 6: Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lái đò.

Đề 7: Dấu ấn phong cách Nguyễn Tuân trong “Người lái đò Sông Đà”. Gợi ý giải đề:

+ Lưu ý:

- Tách đặc điểm con người Nguyễn Tuân thành một đề bởi Nguyễn Tuân là một trong số ít các nghệ sĩ có cá tính độc đáo. Nguyễn dường như là một minh chứng rõ rệt cho quan niệm: “Văn là người”, “Phong cách ấy là người” > Phong cách văn học và đặc điểm con người gần như trùng khít > hiện tượng đặc biệt trong văn học Việt Nam.

- Gắn với quan niệm sống và viết của Nguyễn Tuân. + Hướng dẫn:

- Giới thiệu khái quát về vị trí văn học sử của Nguyễn Tuân > dẫn dắt tới đặc điểm con người Nguyễn.

- Nêu ngắn gọn các đặc điểm con người Nguyễn Tuân (trọng tâm) • Trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc

• Ý thức cá nhân phát triển rất cao • Con người rất mực tài hoa, uyên bác • Biết quí trọng nghề nghiệp văn chương. - Nhận xét:

• Khẳng định: con người có cá tính độc đáo, khác thường.

• Mối quan hệ con người – phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: gần như trùng khít (nêu tên các đặc điểm phong cách cho thấy sự gắn bó mật thiết với các đặc điểm con người)

• Cơ sở: xuất phát từ quan niếm sống và viết của nhà văn. Đề 2: Sự nghiệp sáng tác Nguyễn Tuân

Dựa vào phần Kiến thức cơ bản để làm + Quá trình sáng tác và các đề tài chính + Phong cách nghệ thuật

Đề 3: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

+ Giới thuyết nội hàm khái niệm phong cách nghệ thuật (xem lại chuyên đề Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh và “Nhật kí trong tù”)

- Là gì? - Vai trò?

+ Nêu và phân tích ngắn gọn phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân. - Nhận định chung

- Đặc điểm:

• Sự tài hoa, uyên bác

• Cảm quan sắc nhọn, phong phú • Chữ nghĩa giàu có

• Tùy bút tài hoa:

- Sự thống nhất và vận động. Đề 4: Hình tượng con sông Đà. + Khái quát

- Vị trí hình tượng Sông Đà trong tác phẩm.

- Sông Đà được miêu tả như một sinh thể sống động với những tính cách đối nghịch mà thống nhất

- Nhận diện tổng quát 2 đặc điểm của Sông Đà gắn với lời đề từ. + Phân tích:

- Sông Đà hung bạo, hùng vĩ. - Sông Đà nên thơ, trữ tình.. + Nhận xét:

- Sông Đà từ lâu là mạch thơ, nguồn hoạ, ý nhạc. Nguyễn Tuân miêu tả vẻ đẹp độc đáo của Sông Đà một cách độc đáo. Qua ngòi bút của Nguyễn, Sông Đà không đơn thuần là một cái tên trên bản đồ địa lí mà hoá một sinh thể sống động với những nét tính cách phong phú.

Đề 5: Hình tượng người lái đò + Khái quát:

- Vị trí của hình tượng người lái đò trong tác phẩm (gắn với nhan đề): hình tượng trung tâm. - Nhận diện tổng quát.

+ Phân tích: - Tài năng.

- Giao tranh với thạch trận + Nhận xét:

- Ông lái được miêu tả mang dấu ấn phong cách Nguyễn Tuân

- Hình tượng có sự kết hợp của cả 3 cảm hứng: hiện thực, lãng mạn, sử thi.

- Làm phong phú thêm thế giới nhân vật những con người tài hoa nghệ sĩ của Nguyễn. Đề 6: Dấu ấn phong cách Nguyễn Tuân trong “Người lái đò Sông Đà”.

Phân tích theo 4 đặc điểm phong cách Nguyễn Tuân, có so sánh với các tác phẩm trước cách mạng để thấy sự vận động phong cách nghệ thuật và vị trí tác phẩm - một trong những tuỳ bút đặc sắc nhất của Nguyễn sau cách mạng.

"Đàn ghi ta của Lor-ca"

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi Đại học và TN môn Ngữ văn (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w