Đặc điểm thành phần dinh dưỡng của cỏ, cây trồng làm thức ăn gia súc.

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá tập đoàn cây thức ăn gia súc hiện có ở xã hà hiệu huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn .pdf (Trang 30 - 33)

1.3.3.1. Cỏ hòa thảo

Khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cỏ hòa thảo. Hầu hết cỏ hòa thảo đều sinh trưởng nhanh vào mùa hè, ra hoa kết quả vào vụ thu và gần như ngừng sinh trưởng vào mùa đông. Đến mùa xuân lại phát triển nhanh và cho nhiều lá. Cỏ hòa thảo có ưu điểm là sinh trưởng nhanh, năng suất cao nhưng nhược điểm cở bản là hàm lượng xơ cũng tăng nhanh khi cây cỏ già, do đó giá trị dinh dưỡng theo đó cũng giảm nhanh.

Lượng prôtêin thô tính trong chất khô của cỏ hòa thảo ở nước ta trung bình 9,8% (75 – 145 g/kg chất khô), tương tự với giá trị trung bình của cỏ hòa thảo ở nhiệt đới. Hàm lượng xơ khá cao (269 – 372g/ kg chất khô). Khoáng đa lượng và vi lượng đều thấp, đặc biệt là nghèo canxi và phôtpho. Trong 1kg chất khô, lượng khoáng trung bình ở cỏ hòa thảo là Ca: 4,7 ± 0,4g; P:2,6 ± 0,1g; Mg:2,0 ± 0,1g; K:19,5 ± 0,7g; Zn:24 ± 1,8mg; Mn:110 ± 9,9mg; Cu: 8,3 ± 0,07mg; Fe:450 ± 45mg [38].

Một số giống cỏ hòa thảo chính:

* Cỏ Voi (Pennisetum purpureum):

Cỏ Voi có nguồn gốc ở Nam Phi, phân bố rộng ở các nước nhiệt đới trên thế giới. ở miền Nam Việt Nam được Nguyên Văn Tuyền (1973) coi là 1 trong 4 loài cỏ tốt.

Cỏ Voi là cỏ lâu năm, thân đứng có thể cao 4 – 6m, thuộc nhóm cây tổng hợp chuỗi 4 cacbon (C4) có khả năng thâm canh cao. Trong điều kiện thuận lợi có thể đạt 25 – 30 tấn chất khô/ha; một năm cắt 7 – 8 lứa. Đôi khhi có thể đạt năng suất cao hơn nếu đáp ứng đủ phân bón và nước. Hàm lượng prôtêin thô ở cỏ Voi trung bình 100g / kg chất khô. Khi thu hoạch ở 30 ngày tuổi, hàm lượng prôtêin thô đạt tới 127g/ kg chất khô, lượng đường trung bình 70 – 80 g/kg chất khô. Thường thì cỏ Voi thu hoạch 28 – 30 ngày tuổi làm thức ăn xanh cho lợn và thỏ; khi sử dụng cho bò có thể thu hoạch ở 40 – 45 ngày tuổi; trong trường hợp làm nguyên liệu ủ chua có thể cắt ở 50 ngày tuổi. Ở Việt Nam thường sử dụng các giống cỏ voi thân mềm như cỏ Voi Đài Loan, Solection I, các giống King gras.

* Cỏ Ghinê (Panicum maximum):

Cỏ Ghinê có nguồn gốc châu Phi nhiệt đới, khả nang chịu hạn tốt, thích hợp với nhiều loại đất. Cỏ thu hoạch 7 – 8 lứa /năm với năng suất từ 10 – 14 tấn chất khô/ ha, có thể trồng để chăn thả hay thu cắt cho ăn tại chuồng. Nếu thu hoạch ở 30 ngày tuổi giá trị dinh dưỡng cao (139g prôtêin thô, 303g chất xơ và 1.920-2.000 kcal/kg chất khô). Cỏ Ghinê nhanh ra hoa và ra hoa nhiều lần trong năm, vì vậy nếu để cỏ già giá trị dinh dưỡng giảm mạnh. Ở Việt Nam hiện có tập đoàn cỏ Ghinê khá phong phú: dòng K280 chịu hạn tốt, dòng I429 lá to thích hợp với chế độ thu cắt trong vườn gia đình chăn nuôi nhỏ.

1.3.3.2. Cây bộ đậu

Điều kiện khí hậu, đất đai nhiệt đới nhìn chung ít thuận lợi cho các giống đậu đỗ ôn đới có giá trị dinh dưỡng cao. Còn các giống đậu đỗ nhiệt đới tuy thích hợp với điều kiện khí hậu nhưng năng suất và giá trị dinh dưỡng không cao. Trên đồng cỏ tự nhiên tỉ lệ đậu đỗ rất thấp chỉ chiếm 4 – 5% về số lượng loài, có nơi còn ít hơn và hầu như không đáng kể về năng suất.

Đậu đỗ thức ăn gia súc ở nước ta thường giàu prôtêin, vitamin, khoáng Ca, Mg, Mn, Zn, Cu, Fe, nhưng ít phốtpho, kali hơn cỏ hòa thảo. Tuy vậy, hàm lượng prôtêin thô ở thân lá cây đậu đỗ trung bình 167g/ kg chất khô, xấp xỉ giá trị trung bình của đậu đỗ nhiệt đới, thấp hơn giá trị của đậu đỗ ôn đới (175g/ kg chất khô), hàm lượng chất khô 200 – 260g/kg thức ăn, giá trị năng lượng cao hơn cỏ hòa thảo [38]. Ưu điểm của đậu đỗ thức ăn gia súc là khả năng cộng sinh với vi sinh vật trong nốt sần ở rễ có thể sử dụng được nitơ trong không khí tạo ra thức ăn giàu prôtêin, giàu vitamin, khoáng đa lượng và vi lượng dễ hấp thu. Nhược điểm cơ bản của đậu đỗ thức ăn gia súc là thường chứa chất ức chế men tiêu hóa hay độc tố làm cho gia súc không ăn được nhiều. Bởi vậy, nhất thiết phải sử dụng phù hợp với cỏ hòa thảo để nâng cao hiệu suất sử dụng thức ăn. Hiện nay, nước ta chưa có nhiều giống đậu đỗ thức ăn xanh, giống Stylô và keo dậu được chú ý hơn cả.

1.3.3.3. Cây trồng khác

lượng xơ cao (20 – 35 % tính trong chất khô) và tương đối nghèo chất dinh dưỡng. * Rơm (Orysa sativa): Đây là nguồn thức ăn dồi dào nhất cho bò. Ở nước ta, rơm lúa chiêm được thu hoạch vào tháng 5 – 6, rơm lúa mùa vào tháng 9 -10, rơm lúa xuân vào tháng 3 – 4 và rơm lúa vụ thu vào tháng 7 – 8. Trong đó rơm mùa là phổ biến nhất, vì thời vụ này dễ dàng phơi và dự trữ tốt nhất cho bò. Cả nước ta có khoảng 40 triệu tấn rơm để làm thức ăn cho gia súc. Rơm thường chứa ít chất dinh dưỡng, hàm lượng prôtêin có khoảng 2 -3%, chất béo từ 1 -2%, vitamin và khoáng thường cũng nghèo nhưng xơ cao (từ 31 – 33%) song nó rất cần cho gia súc khi cỏ tươi và cỏ khô ít hoặc không có. Bởi vậy, rơm là nguồn thức ăn cần thiết cho trâu bò vào mùa cây cỏ xanh hiếm (đông xuân).

* Ngô (Zea mays L):

Ngô là cây thức ăn quan trọng ở Việt nam, dùng làm lương thực cho người, thức ăn tinh cho gia súc; là cây hằng năm, thân thẳng và đơn độc. Sinh trưởng nhanh có thể thu hoạch trong thời gian ngắn. Ngô thích nghi với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm, có thể sống ở một số loại đất, nhưng tốt nhất là đất tốt, thoát nước. Năng suất chất xanh của ngô thường thay đổi tùy theo mục đích sử dụng và mật độ gieo trồng. Nếu thu hoạch làm thức ăn xanh sau 40 – 50 ngày cho năng suất 12,6 tấn /ha. Sau 4 – 5 tháng cho 25 – 40 tấn/ ha và nếu đất tốt tới 100 – 200 tấn /ha xanh hay hơn, nhưng ở những nước nhiệt đới nằm trong khoảng 8 – 70 tấn/ha xanh hay 2 – 20 tấn chất khô/ha [35]. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của ngô được trình bày ở bảng 1.6.

Bảng 1.6: Giá trị dinh dưỡng của ngô trong các giai đoạn khác nhau

(Thanh Vân , 1974). Giai đoạn NS khô (kg/ha) VCK (%) Prôtêin (%) Mỡ (%) Xơ (%) Dẫn xuất không đạm Ngậm sữa 303 32.2 2.4 0.4 5.1 14.4 Chín sáp 290 33.4 2.4 0.8 6.1 22.5 Chín hoàn toàn 250 42.2 3.1 1.1 7.8 28.4

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá tập đoàn cây thức ăn gia súc hiện có ở xã hà hiệu huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn .pdf (Trang 30 - 33)