KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá tập đoàn cây thức ăn gia súc hiện có ở xã hà hiệu huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn .pdf (Trang 103 - 105)

- Nguyên tắc:

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu đồng cỏ ở xã Hà Hiệu với các mức độ sử dụng khác nhau chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

1.1. Các loại hình đồng cỏ, thảm cỏ dưới rừng của xã Hà Hiệu đều thuộc loại thảm cỏ thấp, đang được dân địa phương khai thác hàng ngày làm cho các thảm cỏ đang ở tình trạng bị thoái hoá cao về thành phần loài, cấu trúc và năng suất.

1.2. Trong thành phần hệ thực vật đồng cỏ xã Hà Hiệu, cây Hoà thảo có số lượng loài lớn chiếm tỉ lệ cao nhất, đặc biệt là số lượng cá thể rất lớn (trên 95% số cá thể trong đồng cỏ). Sự đa dạng về thành phần loài càng tăng lên do sử dụng không hợp lý đồng cỏ. Số lượng cây bụi và cây nửa bụi tăng lên và những cây gia súc không thích ăn cũng tăng lên. Trong điều kiện của vùng núi phía Đông Bắc thì thảm cỏ tự nhiên ở xã Hà Hiệu có giá trị chăn thả không cao chỉ có thể sử dụng làm bãi chăn thả tận dụng khoảng 6 đến 7 tháng mùa hè trong một năm.

1.3. Các loài cây cỏ tự nhiên và cỏ trồng làm thức ăn cho gia súc ở xã Hà Hiệu rất đa dạng và phong phú. Nhiều loài cây cỏ tự nhiên có hàm lượng prôtêin cao như Cỏ lá tre lá nhỏ (Acroceras munroanum), cây Ruối (Streblus asper), cây Bùm bụp (Mallotus luchenensis), Chít (Thysanolaena maxima), Cỏ lạc vừng (Hedyotis multiglomerulata) hay các cây trồng như cây Lạc, Ngô, ... hoặc rơm đều có thể dùng làm thức ăn cho gia súc đặc biệt là vào mùa đông.

1.4. Về mặt tiềm năng đất đai ở xã Hà Hiệu hiện nay chưa được khai thác hết và sử dụng chưa hợp lý, cần đầu tư nghiên cứu để có quy tình sử dụng hợp lý. Để có thể nâng cao đời sống và đảm bảo an toàn về sinh thái môi trường, cần có sự chuyển đổi phương hướng sản xuất, đặc biệt là phát triển chăn nuôi đại gia súc.

1.5. Thực hiện mô hình chăn nuôi và kinh tế gia đình sẽ đảm bảo phát triển bền vững, không gây suy thoái môi trường. Trên cơ sở tu bổ, tạo lập các đồng cỏ theo đai cao tạo điều kiện đảm bảo tính bền vững của đồng cỏ vùng núi, cho phép ta xác lập đàn gia súc ổn định lâu dài cho chiến lược phát triển kinh tế và có thể nâng

2. Đề nghị

2.1. Đối với nơi có độ dốc không lớn (dưới 150) có thể dùng làm cơ sở trồng cỏ phục vụ cho chăn nuôi và tận dụng thảm cỏ dưới rừng, nơi có độ dốc lớn hơn nên tiến hành trồng rừng. Những nơi trồng một vụ Ngô, Lúa nên chuyển sang trồng cỏ để phục vụ chăn nuôi. Tại những nơi đồng cỏ đã bị thoái hoá do sử dụng quá mức nên tiến hành trồng cây để cải tạo điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và thảm thực vật trên bề mặt.

2.2. Những loài cây có giá trị chăn nuôi như Cỏ lạc vừng (Hedyotis multiglomerulata), Cỏ lá tre lá nhỏ (Acroceras munroanum), cây Ruối (Streblus asper), cây Bùm bụp (Mallotus luchenensis) và các loại cây cỏ trồng nên khuyến khích người dân bảo vệ, có kế hoạch khai thác hợp lý để tăng các loại cây cỏ trên phục vụ cho chăn nuôi và tạo thêm nguồn thức ăn cho gia súc trong mùa đông.

2.3. Chính quyền địa phương cần có sự hướng dẫn, giúp đỡ các gia đình không có kinh nghiệm làm ăn. Tổ chức thực thi mô hình để người dân học tập và làm theo, đặc biệt những người đi đầu phải có chính sách hộ trợ, khuyến khích.

DANH MỤC

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá tập đoàn cây thức ăn gia súc hiện có ở xã hà hiệu huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn .pdf (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)