Mẫu thực vật thu được đem về giám định tên khoa học và phân tích trong phòng thí nghiệm.
3.2.2.1. Xác định tên khoa học của các mẫu thực vật: Chúng tôi sử dụng khoá phân loại hiện hành của các tác giả Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2001, 2003,
liệu liên quan đến phân loại.
3.2.2.2. Nghiên cứu năng suất: Theo phương pháp của Hoàng Chung (2006) [12]. Chúng tôi cắt phần ở trên mặt đất mà gia súc có thể sử dụng được tại mỗi điểm nghiên cứu. Mẫu mang về phòng thí nghiệm được phân thành 2 phần: phần tươi và phần chết. Phần tươi được phân chia theo các nhóm: Hoà thảo, Xa thảo, cây Họ đậu, cây Thuộc thảo, cây gỗ + bụi, … sau đó sấy khô, cân và tính giá trị trung bình. Phần khô và phần chưa hoàn toàn mục nằm trên mặt đất thuộc phần chết chung.
3.2.2.3. Xác định dạng sống: chúng tôi mô tả dạng sống của từng loài theo phương pháp của Hoàng Chung (2004) [10].
3.2.2.4. Đánh giá chất lượng cỏ: Chúng tôi lấy lá bánh tẻ của một số loài cỏ ưu thế của từng điểm nghiên cứu, tiến hành phân tích các chỉ tiêu nước, vật chất khô, prôtêin, đường và chất xơ.
a. Xác định lượng vật chất khô trong cỏ [28]:
- Nội dung:
Sấy mẫu ở nhiệt độ 1050 C đến khi khối lượng mẫu không đổi và xác định sự thay đổi khối lượng trong quá trình sấy.
- Dụng cụ:
+ Cân phân tích với độ chính xác đến ± 0,0001 gam. + Tủ sấy điều chỉnh được nhiệt độ ± 10C.
+ Hộp nhôm + nắp có đường kính 65 mm, cao 30 mm. + Bình hút ẩm có chứa chất hút ẩm.