Thảm cỏ dưới rừng.

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá tập đoàn cây thức ăn gia súc hiện có ở xã hà hiệu huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn .pdf (Trang 63 - 73)

- Nguyên tắc:

4.1.2. Thảm cỏ dưới rừng.

Đối với các thảm cỏ dưới rừng chúng tôi đã tiến hành điều tra, thu thập số liệu ở 2 điểm: Rừng trồng keo Nà Cường (điểm nghiên cứu số 7), Rừng phục hồi tự nhiên Khuổi Piao (điểm nghiên cứu số 9). Kết quả nghiên cứu về thành phần loài và dạng sống tại 2 điểm trong thảm cỏ dưới rừng của xã Hà Hiệu, chúng tôi đã thống kê được 72 loài thuộc 40 họ trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4: Thành phần loài ở các điểm nghiên cứu trong thảm cỏ dưới rừng

Stt Tên khoa học Tên địa phương Điểm NC số DS

7 9

1 2 3 4 5 6

LYCOPODIOPHYTA

(1) Lycopodiaceae HỌ THÔNG ĐẤT

1 Lycopodiella cernua (L.)Pic.Ser. Thông đất + + 5

(2) Selaginellaceae HỌ QUYỂN BÁ

1 Selaginella uncinata (Dew). Spring Quyển bá + + 5

POLYPODIOPHYTA

(3) Dicksoniaceae HỌ CU LI

1 Cibotium barometz (L.) J.Sin Lông cu li + + 10

(4) Dryopteridaceae HỌ DƯƠNG XỈ

1 Dryopteris intergriloba C.chr Dương xỉ vảy + + 14

(5) Gleicheniaceae HỌ GUỘT

1 Dicranopteris linearis (Burn.f) Linderw Guột + + 14

(6) Schizaeaceae HỌ BÒNG BONG

1 2 3 4 5 6

2 Lygodium scandens (L) SW Bòng bong leo + + 11

(7) Woodsiaceae

1 Diplazium esculentum (Retz) SW. Rau dớn + + 14

ANGIOSPERMAE

DICOTYLEDONEAE

(8) Actinidiaceae HỌ NÓNG

1 Saurauia tristyla DC Nóng + 1

(9) Altingiaceae HỌ SAU SAU

1 Liquidamba formosana Hance Sau sau + 1 (10) Anacardiaceae HỌ XOÀI

1 Canarium album Racusth Trám trắng + 1

2 Rhus chinensis Muell Cây muối + 1

3 Rhus succedanea L. Cây sơn + + 1

(11) Araliaceae HỌ NGŨ GIA BÌ

1 Sehefflera octophylle (Lowr) Horms Chân chim 8 lá + 1 (12) Asteraceae HỌ CÚC

1 Ageratum conyzoides L. Cỏ cứt lợn + 16

2 Artemisia japonica Thumb Ngải cứu dại + + 10

3 Blumea balsamifera (L) DL. Đại bi + 6

4 Chromolaena odorata (L.)R.King&H.Robins Cỏ lào + + 6

5 Sigesbeckia orientalis Cỏ dĩ + 16 (13) Betulaceae HỌ CÁNG LÒ

1 Betula alnoides Decne Cáng lò + 1 (14) Caesalpiniaceae HỌ VẠNG

1 Bauhinia alba Ham Móng bò + 3

2 Peltophorum pterocarpum (DC) Backer ex K Heyne Lim xẹt + 1

3 Cassia tora L. Muồng lạc + 16

(15) Convolvulaceae HỌ KHOAI LANG

1 Ipomoea chrysoides (Kerr) Ham Bìm bìm + + 3 (16) Droseraceae HỌ GỌNG VÓ

1 Drosera burmanii Vahl Cây bắt ruồi + 16 (17) Euphorbiaceae HỌ THẦU DẦU

1 Aporosa dioica Thàu táu + 1

2 Glochidion arnottianum Amell-Arg Bọt ếch + + 2

3 Mallotus luchenensis Match Bùm bụp, cám lợn + 2

4 Phyllanthus emblica L. Me rừng + + 1 (18) Bombacaceae HỌ GẠO

1 Bombax ceiba L. Gạo rừng + 1

(19) Fabaceae HỌ ĐẬU

1 Desmodium gangeticum (L.)DC Thóc lép lá mác + 4

1 2 3 4 5 6

(20) Fagaceae HỌ DẺ

1 Castanopsis sinensis (Speng) Hance Dẻ gai + 1 (21) Hypericaceae HỌ BAN

1 Clatoxylum cochinchinensis (Lour) BlumeThành ngạnh + + 1

2 Hypericum japonicum thu nex Murr Ban nhật + + 16 (22) Juglandaceae HỌ ÓC CHÓ

1 Engenhardtia roxburghiana Wall Chẹo + 1 (23) Lauraceae HỌ LONG NÃO

1 Cinnamomum camphora (L.) Press Long não + 1

2 Litsea cubebar (Lour) Pers Màng tang + 1 (24) Malvaceae HỌ BÔNG

1 Sida rhombifolia L Ké hoa vàng + + 6 (25) Melastomaceae HỌ MUA

1 Melastoma sanguineum Sims Mua đồi + + 2

2 Melastoma septemnervium Lour Mua đất + + 9

3 Melastoma spirei Gguillaun Mua bà + + 4 (26) Mimosaceae HỌ TRINH NỮ

1 Acacia auriculiformis A.Cum.exBenth Keo lá tràm + 1 (27) Moraceae HỌ DÂU TẰM

1 Broussonetia papyrifera (L.)L'Her ex VentCây dướng + 1

2 Ficus hispida L.f Cây ngái + 2

(28) Myrtaceae HỌ SIM

1 Baeckea frutescens L. Chổi sể + + 4

2 Psidium guyava L Ổi + 1

3 Rhodomyrtus tomentosa (Sit) Hassk Sim + + 2 (29) Myrsinaceae HỌ ĐƠN NEM

1 Maesa perlarins (Lour) Mera Đơn nem + + 1 (30) Rosaceae HỌ HOA HỒNG

1 Rubus alcaefolius Poir Mâm xôi + + 3

2 Rubus parvifolius L. Ngấy lá nhỏ + 5 (31) Rubiaceae HỌ CÀ PHÊ

1 Randia dasycarpa (Kutz) Bakh Găng trắng + 2

2 Ixora coccinnea L. Đơn đỏ + 2

3 Wendlandia glabrata DC Gạc hươu + 1 (32) Rutaceae HỌ CAM

1 Evodia lepta (Spreng) Merr Ba chạc + 2

2 Zanthoxylum nitidum (Lamk)DC. Hoàng lực + + 5 (33) Sterculiaceae HỌ TRÔM

1 Helicteres angustifolia L Ổ kén + + 4 (34) Symplocaceae HỌ DUNG

1 2 3 4 5 6

(35) Tiliaceae HỌ GAI

1 Grewia paniculata L. Cò ke lá lõm + 1 (36) Ulmaceae HỌ DU

1 Trema orientalis (L.) Blame Hu đay + + 1 (37) Verbenaceae HỌ CỎ ROI NGỰA

1 Callicarpa longifolia Lam Trứng ếch lá dài + 4

2 Clerodendron cyrtophyllum Turcz Bọ mảy + 8

3 Clerodendron tonkinensis P.Dop Ngọc nữ bắc bộ + 10 (38) Vitaceae HỌ NHO

1 Vitis thunbergii Siebold Zucc Nho dại + 6

MONOCOTYLEDONEAE

(39) Cyperaceae HỌ CÓI

1 Cyperus cephalotus Vall Cỏ lác + + 18 (40) Poaceae HỌ LÚA

1 Acroceras munroanum (Bel) Henry Cỏ lá tre lá nhỏ + 11

2 Arundinella nepallensis Trin Cỏ xương + + 14

3 Centosteca lappacea Rendle Cỏ lá tre + + 11

4 Cymbopogon caesius (Nees) Stapt Cỏ xả + 13

5 Imperata cylindrica (L) P.Beauv Cỏ tranh + 14

6 Miscanthus floridulus (Labill) Warb Chè vè + 13

7 Saccharum arundinaceum Rtz Lau + 13

Tổng số loài 41 62

4.1.2.1. Thành phần loài:

* Điểm nghiên cứu số 7:

Điểm nghiên cứu số 7 là rừng trồng keo ở Nà Cường, rừng keo trồng được 7 năm đã khép tán, đất khá tốt, sườn đồi có độ dốc khoảng 250. Tại điểm này chúng tôi đã thống kê được 41 loài thuộc 28 họ khác nhau. Trong đó họ có số lượng nhiều nhất là họ Cúc (Asteraceae) có 4 loài chiếm 9,76% số loài trong điểm, thường gặp các loài như Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Ngải cứu dại (Artemisia japonica),

Cỏ lào (Chromolaena odorata), Cỏ dĩ (Sigesbeckia orientalis).

Họ Mua (Melastomataceae) và họ Lúa (Poaceae), mỗi họ có 3 loài chiếm 14,63% tổng số loài của các điểm này, đó là các loài: Mua đồi (Melastoma sanguineum), Mua đất (Melastoma septemnervium), Mua bà (Melastoma spirei), Cỏ xương (Arundinella nepallensis), Cỏ lá tre (Centosteca lappacea), Cỏ lá tre lá nhỏ

Các họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) và họ Ban (Hypericaceae), mỗi họ có 2 loài chiếm 29,27% số loài của điểm, gồm các loài Bọt ếch (Glochidion arnottianum), Me rừng (Phyllanthus emblica), Thóc lép lá mác (Desmodium gangeticum), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Chổi sể (Baeckea frutescens), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mâm xôi (Rubus alcaefolius), Ngấy lá nhỏ (Rubus parvifolius), Bọ mảy (Clerodendron cyrtophyllum), Ngọc nữ bắc bộ (Clerodendron tonkinensis), Thành ngạnh (Clatoxylum cochinchinensis), Ban nhật (Hypericum japonicum).

Nhóm các họ còn lại mỗi họ có một loài chiếm 46,34% số loài của điểm, đó là các họ Thông đất (Lycopodiaceae), họ Quyển bá (Selaginellaceae), họ Cu li (Dicksoniaceae), họ Dương xỉ (Dryopteridaceae), họ Guột (Gleicheniaceae), họ Bòng bong (Schizaeaceae), họ Ráng gỗ nhỏ (Woodsiaceae), họ Xoài (Anacardiaceae), họ Bìm bìm (Convolvulaceae), họ Bông (Malvaceae), họ Trinh nữ (Mimosaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Trôm (Sterculiaceae), họ Dung (Symplocaceae), họ Gai (Tiliaceae), họ Du (Ulmaceae) và họ Cói (Cyperaceae).

Qua quá trình nghiên cứu ở điểm số 7 chúng tôi có nhận xét: Đây là thảm cỏ dưới rừng keo đã khép tán, nên không có họ nào là chiếm ưu thế. Số lượng cá thể nhiều nhất là họ Cúc (Asteraceae), sau đó là họ Mua (Melastomataceae) và họ Lúa (Poaceae). Những loài có số cá thể nhiều và hay gặp là Cỏ lá tre lá nhỏ (Oplismenus compositus), Mua đồi (Melastoma sanguineum), Mua đất (Melastoma septemnervium), Mua bà (Melastoma spirei), Sim (Rhodomyrtus tomentosa) và Cỏ lá tre (Centosteca lappacea).

Nhìn ngoại mạo thảm cỏ ở điểm này chúng tôi thấy cây bụi và cây gỗ đã chiếm ưu thế. Guột (Dicranopteris linearis) xuất hiện và ở một số nơi chúng chiếm ưu thế tuyệt đối.

* Điểm nghiên cứu số 9:

Điểm nghiên cứu số 9 là rừng phục hồi tự nhiên ở Khuổi Piao cao khoảng 600m so với mặt biển, độ dốc cũng khoảng 250. Qua thời gian nghiên cứu ở điểm số

9 chúng tôi đã thu thập được 62 loài thuộc 38 họ (Bảng 4.5). Trong điểm này họ Lúa (Poaceae) có số lượng loài nhiều nhất (6 loài), chiếm 9,68% tổng số loài trong điểm, thường gặp là các loài như Cỏ xương (Arundinella nepallensis), Cỏ lá tre (Centosteca lappacea), Cỏ sả (Cymbopogon caesius), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Chè vè (Miscanthus floridulus), Lau (Saccharum arundinaceum).

Họ Thầi dầu (Euphorbiaceae) có 4 loài chiếm 6,45% số loài trong điểm nghiên cứu, gồm các loài Thàu táu (Aporosa dioica), Bọt ếch (Glochidion arnottianum), Bùm bụp (Malltus apelta), Me rừng (Phyllanthus emblica).

Các họ có 3 loài như họ Cúc (Asteraceae), họ Mua (Melastomataceae), họ Xoài (Myrtaceae), họ Vạng (Caesalpiniaceae) và họ Sim (Myrtaceae) chiếm 24,19% số loài của điểm. Các loài thường gặp là Ngải cứu dại (Artemisia japonica), Đại bi (Blumea balsamifera), Cỏ lào (Chromolaena odorata), Mua đồi (Melastoma sanguineum), Mua đất (Melastoma septemnervium), Mua bà (Melastoma spirei),

Trám trắng (Canarium album), Cây Muối (Rhus chinensis), Cây sơn (Rhus succedanea), Móng bò (Bauhinia alba), Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum), Muồng lạc (Senna tora), Chổi sể (Baeckea frutescens), Ổi (Psidium guyava) và Sim (Rhodomyrtus tomentosa).

Họ Bòng bong (Schizeaceae), họ Ban (Hypericaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Cam (Rutaceae), mỗi họ có 2 loài chiếm 19,35% số loài trong điểm nghiên cứu. Trong đó có các loài như Bòng bong leo (Lygodiums scandens), Bòng bong (Lygodium flexuosum), Thành ngạch (Clatoxylum cochinchinensis), Ban nhật (Hypericum japonicum), Long não (Cinnamamum camphora), Màng tang (Litsea cubebar), Cây dướng (Broussonetia papyrifera), Cây ngái (Ficus hispida), Găng trắng (Randia dasycarpa), Gạc hươu (Wendlandia glabrata), Ba trạc (Evodia lepta) và Hoàng lực (Zanthoxylum nitidum).

Các họ còn lại, mỗi họ có 1 loài gồm họ Thông đất (Lycopodiaceae), họ Quyển bá (Selaginellaceae), họ Cu li (Dicksoniaceae), họ Dương xỉ (Polipodiaceae), họ Guột (Gleicheniaceae), họ Ráng gỗ nhỏ (Woodsiaceae), họ Ngũ

gia bì (Araliaceae), họ Nóng (Actinidiaceae), họ Sau sau (Altingiaceae), họ Cáng lò (Betulaceae), họ Khoai lang (Convolvulaceae), họ Gọng vó (Droseraceae), họ Gạo (Bombacaeae), họ Đậu (Fabaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Óc chó (Juglandaceae), họ Bông (Malvaceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Hoa hồng (Rosaceae), họ Trôm (Sterculiaceae), họ Dung (Symplocaceae), họ Du (Ulmaceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), họ Nho (Vitaceae), họ Cói (Cyperaceae). Nhóm các họ này chiếm 40,32% tổng số loài trong điểm nghiên cứu.

Qua quá trình nghiên cứu ở các điểm trong thảm cỏ dưới rừng chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

1. Điểm nghiên cứu số 7 là điểm rừng trồng đã khép tán, có số loài không cao (41 loài) trong khi ở rừng phục hồi tự nhiên (điểm số 9) có 62 loài. Như vậy, ở rừng trồng có độ khép tán cao và đồng đều hơn rừng phục hồi tự nhiên vì thế thành phần loài dưới tán rừng cũng đơn giản hơn, số lượng loài và cá thẻ đều ít hơn. Đặc biệt thảm cỏ dưới tán rừng thưa thớt, ít loài và chỉ có các loài cỏ trung sinh ưa bóng (Cỏ lá tre, ... ), trong khi trong rừng phục hồi tự nhiên vẫn còn gặp một số cây cỏ hạn sinh (Cỏ tranh, Chè vè, Xả, Cỏ xương, ... ).

2. Điểm nghiên cứu số 9 là kiểu rừng phục hồi tự nhiên. Chúng tôi thấy, tổ hợp thành phần loài phức tạp, cây hạn sinh tuy chúng có mặt nhưng số lượng giảm nhiều, xuất hiện nhiều dây leo, bì sinh, nhiều cây bụi và cây thuộc thảo. Cây họ Lúa (Poaceae) chỉ còn 6 loài, số lượng cá thể ít, xuất hiện những cây trung sinh, ẩm sinh ưa bóng sống dưới tán rừng phục hồi. Độ che phủ đạt 100% và độ ẩm đất 29,1% đã làm xuất hiện những cây con của các loài cây gỗ của rừng ẩm như Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum), Chẹo (Engenhardtia roxburghiana), Trám (Canarium album), Cáng lò (Betula alnoides), ... Sự che phủ trên được tạo bởi một số loài cây tiên phong như: Màng tang (Litsea cubebar), Sau sau (Liquidamba formosana), Cây muối (Rhus chinensis), Cây sơn (Rhus succedanea), Gạc hươu (Wendlandia glabrata), Thành ngạnh (Clatoxylum cochinchinensis), Thàu táu (Aporosa dioica), Me rừng (Phyllanthus emblica) … Sự che phủ này đã làm xuất hiện các loài cây thảo ưa ẩm như Cỏ lá tre (Centosteca lappacea), một số loài thuộc họ Dương xỉ

(Polipodiaceae), họ Thông đất (Lycopodiaceae). Giá trị chăn thả của thảm cỏ dưới rừng ngày càng giảm sút, vì cây hoà thảo ngày càng giảm, những cây gia súc không ăn ngày càng tăng.

4.1.2.2. Thành phần dạng sống trong các điểm nghiên cứu.

Chúng tôi đã thu thập và phân tích các dạng sống của hệ thực vật trong các điểm nghiên cứu. Các dạng sống được thống kê ở bảng 4.5.

Bảng 4.5: Những dạng sống chính của thực vật trong thảm cỏ dưới rừng

Stt Kiểu dạng sống Điểm số 7 Điểm số 9

1 Cây gỗ 8 22

2 Cây bụi 4 7

3 Cây bụi thân bò 2 3

4 Cây bụi nhỏ 4 4

5 Cây bụi nhỏ thân bò 4 3

6 Cây nửa bụi 2 4

8 Cây có chồi mọc từ rễ 1

9 Cây thảo sống lâu năm có hệ rễ cái, có thân rễ ngắn 1 1 10 Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm 3 2 11 Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm, có thân bò 4 4 13 Cây thảo mọc thành búi dày, sống lâu năm 3 14 Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài 4 5 16 Cây thảo một năm có rễ cái 3 3 18 Cây thảo một năm có hệ rễ chùm 1 1

Tổng số loài của điểm nghiên cứu 41 62

Tổng số kiểu dạng sống 13 13

* Thành phần dạng sống ở điểm nghiên cứu số 7:

Ở điểm này có 13 kiểu dạng sống. Trong đó kiểu dạng sống có số lượng loài lớn là kiểu cây gỗ (kiểu 1) có 8 loài chiếm 19,51%. Các loài thường gặp là Cây sơn (Rhus succedanea), Me rừng (Phyllanthus emblica), Thành ngạch (Clatoxylum cochinchinensis), Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Đơn nem (Maesa perlarins), Dung (Symplocos chinensis), Cò ke lông (Grewia lirneba), Hu đay (Trema orieubalis). Có năm kiểu là kiểu cây bụi (kiểu 2), cây bụi nhỏ (kiểu 4), cây bụi thân

thân bò sống lâu năm có thân rễ dài (kiểu 14), mỗi kiểu có 4 loài chiếm 48,78%, thường gặp các loài như Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua đồi (Melastoma sanguineum), Bọt ếch (Glochidion molle), Đơn đỏ (Ixora coccinnea), Thóc lép lá mác (Desmodium gangeticum), Mua bà (Melastoma spirei), Ngấy lá nhỏ (Rubus parvifolius), Cỏ lá tre lá nhỏ (Oplismenus compositus), Rau dớn (Diplazium esculentum), Chổi sể (Baeckea frutescens), Ổ kén (Helcteres angustifolia), Thông đất (Lycopodiella cernua), Quyển bá (Selaginella uncinata), Hoàng lực (Zanthoxylum nitidum), Bòng bong leo (Lygodium scandens), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Cỏ lá tre (Centosteca lappacea), Dương xỉ thường (Dryopteris parascitca), Guột (Dicranopteris linearis), Cỏ xương (Arundinella nepallensis ).

Các kiểu Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm (kiểu 10) và cây thảo một năm rễ cái (kiểu 16), mỗi kiểu có 3 loài chiếm 14,63%, đó là các loài như Lông cu li (Cibotium barometz), Ngải cứu dại (Artemisia japonica), Ngọc nữ bắc bộ (Clerodendron tonkinensis), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Cỏ dĩ (Sigesbeckia orientalis), Ban nhật (Hypericum japonicum)

Hai kiểu cây bụi thân bò (kiểu 3), cây nửa bụi (kiểu 6), mỗi kiểu có 2 loài chiếm 9,76%, gồm các loài như Bìm bìm (Ipomoea chrysoides), Mâm xôi (Rubus alcaefolius), Cỏ lào (Chromolaena odorata), Ké hoa vàng (Sida rhombifolia).

Các kiểu còn lại như cây có chồi mọc từ rễ (kiểu 8), cây thảo sống lâu năm có hệ rễ cái, có thân rẽ ngắn (kiểu 9) và kiểu cây thảo 1 năm rễ chùm (kiểu 18) mỗi kiểu có 1 loài chiếm 7,32%, gồm Bọ mảy (Clerodendron cyrtophyllum), Mua đất (Melastoma septemnervium), Cỏ lác (Cyperus cephalotus).

Tại điểm này dạng sống kiểu 1 là nhiều nhất, tiếp đó có kiểu 2, kiểu 4, kiểu 5 (nhóm cây bụi dưới rừng), kiểu 11 và kiểu 14, là những kiểu có số lượng cá thể khá nhiều, do bị chăn thả nhiều nên số lượng của các kiểu này tăng lên, đa số là không có giá trị chăn thả, nhiều loài hình thành chồi rút ngắn do bị gia súc ăn và dẫm đạp.

* Thành phần dạng sống ở điểm nghiên cứu số 9:

Kiểu cây gỗ (kiểu 1), có số lượng loài nhiều nhất (22 loài) chiếm 35,5%, gồm các cây Chân chim 8 lá (Sehefflera octophylle), Nóng (Saurauia tristyla), Trám

trắng (Canarium album), Cây muối (Rhus chinensis), Cây sơn (Rhus succedanea),

Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum), Thàu táu (Aporosa dioica), Gạo rừng (Bombax ceiba), Thành ngạnh (Clatoxylum cochinchinensis), Dẻ gai (Castanopsis sinensis), Cây dướng (Broussonetia papyrifera), Đơn nem (Maesa perlarins), Hu đay (Trema orienbalis), Sau sau (Liquidambar formosana), Cáng lò (Betula alnoides), Me rừng (Phyllanthus emblica), Chẹo (Engenhardtia roxburghiana), Long não (Cinnamamum camphora), Màng tang (Litsea cubebar), Ổi (Psidium guyava), Gạc hươu (Wendlandia glabrata), Dung (Symplocos chinensis). Ở đây nhiều cây hạn sinh vẫn được bảo tồn, xuất hiện nhiều cây mới thuộc nhóm tiên phong phục hồi rừng ưa sáng hạn sinh hay trung sinh trong các tầng từ cao đến thấp. Tiếp đó là dạng sống kiểu cây bụi (kiểu 2) có 7 loài chiếm 11,3%, thường gặp là các loài Mua đồi (Melastoma sanguineum), Cây ngái (Ficus hispida), Găng trắng (Randia dasycarpa), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Bọt ếch (Glochidion arnottianum), bùm bụp (Mallotus luchenensis), Ba chạc (Evodia lepta).

Kiểu cây thảo sống lâu năm có thân dễ dài (kiểu 14) có 5 loài chiếm 8,1%, thường gặp các loài như Dương xỉ vảy (Dryopteris intergriloba), Guột (Dicranopteris linearis), Rau dớn (Diplazium esculentum), Cỏ xương (Arundinella nepallensis), Cỏ tranh (Imperata cylindrica).

Các kiểu cây bụi nhỏ (kiểu 4), cây nửa bụi (kiểu 6) và Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm, có thân bò (kiểu 11), mỗi kiểu có 4 loài chiếm 19,5%, gồm các loài như Mua bà (Melastoma spirei), Chổi sể (Baeckea frutescens), Ổ kén (Helicteres angustifolia), Trứng ếch lá dài (Callicarpa longifolia), Đại bi (Blumea balsamifera),

Cỏ lào (Chromolaena odorata), Ké hoa vàng (Sida rhombifolia), Nho dại (Vitis thunbergii), Bòng bong (Lygodium flexuosum), Bòng bong leo (Lygodium scandens), Sắn dây rừng (Pueraria montana) vàCỏ lá tre (Centosteca lappacea).

Kiểu có 3 loài là cây bụi thân bò (kiểu 3), kiểu cây bụi nhỏ thân bò (kiểu 5), cây thảo mọc thành bụi thưa sống lâu năm (kiểu 13) và cây thảo một năm rễ cái (kiểu 16) chiếm 19,2 %, thường gặp các loài như Móng bò (Bauhinia alba), Bìm bìm (Ipomoea chrysoides), Mâm xôi (Rubus alcaefolius), Thông đất (Lycopodiella

cernua), Quyển bá (Selaginella uncinata), Hoàng lực (Zanthoxylum nitidum), Cỏ xả (Cymbopogon caesius), Chè vè (Miscanthus floridulus), Lau (Saccharum arundinaceum), Muồng lạc (Cassia tora), Cây bắt ruồi (Drosera burmanii) vàBan nhật (Hypericum japonicum).

Kiểu Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm (kiểu 10) có 2 loài chiếm 3,2% như Lông cu li (Cibotium barometz), Ngải cứu dại (Artemisia faponica).

Các kiểu còn lại như cây thảo sống lâu năm có hệ rễ cái, có thân rễ ngắn (kiểu 9) và kiểu cây thảo một năm rễ chùm (kiểu 18), mỗi kiểu có một loài chiếm 3,2%, thường gặp Mua đất (Melastoma septemnervium), Cỏ lác (Cyperus cephalotus).

Ở điểm nghiên cứu số 9 thì dạng sống kiểu 1 có số lượng nhiều nhất (8 loài). Nhận xét về dạng sống ở các điểm nghiên cứu trong thảm cỏ dưới rừng:

1. Ở điểm nghiên cứu 7, đây là rừng trồng được 7 năm tuy đã khép tán nhưng thành phần dạng sống có số lượng thấp, là do điểm này có cây trồng chiếm ưu thế và chúng tạo ra độ phủ lớn (100%), các loài cỏ sống lâu năm, các cây thảo mọc thành búi thưa sống lâu năm thì cũng tăng lên, nhưng số lượng cá thể không nhiều, có lẽ ngoài tác động của việc chăn thả còn có tác động khác của con người.

2. Ở điểm nghiên cứu 9 là rừng phục hồi tự nhiên nên thành phần dạng sống đa dạng và phong phú, số loài cây gỗ tăng lên rõ rệt, kiểu cây thảo rễ chùm sống lâu năm, kiểu cây bụi có số lượng tăng dần và chiếm ưu thế ở các tầng dưới, số lượng dạng sống của họ hoà thảo giảm đi nhiều. Nguyên nhân của sự biến động trên là do có sự chăn thả, bản thân thảm cỏ cũng thoái hoá do chăn thả và do tác động khác của môi trường, đặc biệt là do thiếu ánh sáng. Nhiều cây trung sinh ưa ẩm, chịu bóng xuất hiện. Vì vậy, nhóm cây bụi chiếm ưu thế, làm tăng kiểu dạng sống, về giá trị chăn thả của nó lại giảm xuống nhiều.

Một phần của tài liệu Điều tra, đánh giá tập đoàn cây thức ăn gia súc hiện có ở xã hà hiệu huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn .pdf (Trang 63 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)