Nghiên cứu ảnh hƣởng của độ ẩm không khí đến sinh trƣởng

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần bệnh hại cây con ở giai đoạn vườn ươm và đề xuất biện pháp phòng chống dịch hại tổng hợp tại thái nguyên .pdf (Trang 85)

của hệ sợi nấm gây bệnh

Bên cạnh nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí cũng là một trong số các yếu tố quan trọng cho sự nảy mầm của nấm.Độ ẩm tƣơng đối không khí là nhân tố quan trọng cho sự sinh trƣởng của sợi nấm. Vì vậy khi nghiên cứu ảnh hƣởng của độ ẩm không khí đến sinh trƣởng của nấm có vai trò rất quan trọng, việc tìm hiểu quá trình phát triển và lây lan của bệnh. Kết quả thí nghiệm đƣợc trình bày ở Bảng 4.12.

Bảng 4.12. Sinh trƣởng của hệ sợi nấm gây bệnh ở độ ẩm không khí khác nhau Độ ẩm

không khí

Đƣờng kính của hệ sợi nấm gây bệnh (mm)

F. moniliformae Seimatosporium sp. C. gloeosporioides

Sau 3 ngày Sau 6 ngày Sau 3 ngày Sau 6 ngày Sau 3 ngày Sau 6 ngày 75% 30,22 57,0 11,0 16,11 29,13 58,0 80% 35,11 60,1 13,0 21,0 38,22 62,0 85% 38,2 66,0 14,2 23,0 39,33 64,33 90% 45,7 72,0 15,0 26,6 40,6 70,10 95% 42,0 70,22 14,7 24,0 43,2 72,0 100% 43,2 69,0 14,5 20,0 39,22 69,2

Kết quả ở bảng trên cho thấy nấm F. moniliformae sinh trƣởng, phát triển tốt ở độ ẩm không khí khoảng 80-100%, tốt nhất ở độ ẩm không khí 90% sợi nấm sinh trƣởng phát triển mạnh, sợi nấm khoẻ, bông màu trắng, nhỏ hơn 80% nấm sinh trƣởng phát triển chậm, sợi nấm từ màu trắng chuyển dần sang màu đen xám. Ở độ ẩm 100% sợi nấm cũng phát triển nhƣng sợi nấm ngả màu đen xám.Tốc độ sinh trƣởng, phát triển của sợi nấm nhanh trong những ngày đầu. Sự khác nhau về đƣờng kính của nấm ở các độ ẩm không khí khác nhau không rõ ràng, đặc biệt ở các mức độ ẩm không khí 85% -100% ( Hình 4.40).

Nấm Seimatosporium sp. sinh trƣởng, phát triển tốt ở độ ẩm không khí khoảng 80-100%, tốt nhất ở độ ẩm không khí 90% hệ sợi sinh trƣởng phát triển mạnh, sợi nấm khoẻ, bông màu trắng kem, hệ sợi phát triển nhiều khía, nhỏ hơn

86

80% nấm sinh trƣởng phát triển chậm, sợi nấm từ màu trắng chuyển dần sang màu nâu nhạt. Tốc độ sinh trƣởng, phát triển của sợi nấm nhanh trong những ngày đầu. Sự khác nhau về đƣờng kính của nấm ở các độ ẩm không khí khác nhau không rõ ràng, đặc biệt ở các mức độ ẩm không khí 80% -100% ( Hình 4.41).

Đối với nấm C. gloeosporioides cũng sinh trƣởng, phát triển tốt ở độ ẩm không khí khoảng 80-100%, tốt nhất ở độ ẩm không khí 95% sợi nấm sinh trƣởng phát triển mạnh, sợi nấm khoẻ, bông màu trắng, nhỏ hơn 80% nấm sinh trƣởng phát triển chậm, sợi nấm từ màu trắng chuyển dần sang màu đen. Ở độ ẩm 100% nấm cũng phát triển nhƣng sợi nấm ngả màu đen xám ( Hình 4.42).

Tốc độ sinh trƣởng, phát triển của nấm nhanh trong 3 ngày đầu. Sự khác nhau về đƣờng kính của nấm ở các độ ẩm không khí khác nhau không rõ ràng, đặc biệt ở các mức độ ẩm không khí 80% -100%. Trong các loại độ ẩm không khí trên thì sự biến đổi về màu sắc của nấm và sự phát triển của sợi nấm không có sự khác biệt, gần nhƣ đồng nhất nấm mọc bông và khoẻ và đều có màu xám trắng.

Với kết quả trên cho thấy cả 3 loài nấm trên đều ƣa ẩm rất cao. Wingfield khi nghiên cứu về điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh đã khẳng định “Ẩm và điều kiện ấm trong đầu mùa sinh trƣởng là điều kiện tốt cho nấm xuất hiện’’. Trong các loại độ ẩm không khí trên thì sự biến đổi về màu sắc của nấm và sự phát triển của sợi nấm không có sự khác biệt, gần nhƣ đồng nhất sợi nấm mọc tốt (Hình 4.43).

0 20 40 60 80 75% 80% 85% 90% 95% 100% RH(%) D(mm) 3 ngày(F.monliormae) 6 ngày(F.monliormae) 3 ngày Seimatosporium sp) 6 ngày( Seimatosporium sp) 3 ngày( C. gleosporioides) 6 ngày( C. gleosporioides)

87

Hình 4.40.Sự sinh trƣởng của sợi nấm F.moniliformae ở các độ ẩm không khí khác nhau

Hình 4.41.Sự sinh trƣởng của sợi nấm Seimatos porium s p ở các độ ẩm không khí khác nhau

Hình 4.42.Sự sinh trƣởng của sợi nấm C.gleosporioides ở các độ ẩm không khí khác nhau

88

4.4.5. Nghiên cứu ảnh hƣởng của pH môi trƣờng đến sinh trƣởng, phát triển của hệ sợi nấm gây bệnh

Độ pH của môi trƣờng là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng phát triển của nấm bệnh, ở các môi trƣờng có độ pH khác nhau: Trung tính, axit hay kiềm thì sự phát triển của nấm bệnh cũng khác nhau. Kết quả thí nghiệm đƣợc trình bày ở Bảng 4.13.

Bảng 4.13. Sinh trƣởng của hệ sợi nấm gây bệnh ở môi trƣờng có độ pH khác nhau

pH môi trƣờng

Đƣờng kính của hệ sợi nấm gây bệnh (mm)

F. moniliformae Seimatosporium sp. C. gloeosporioides

Sau 3 ngày Sau 6 ngày Sau 3 ngày Sau 6 ngày Sau 3 ngày Sau 6 ngày 4.0 35,26 58,2 16,22 24,20 37,2 60,0 5.0 33,22 66,1 14,1 25,0 35,6 68,33 6.0 28,12 64,6 15,3 27,6 36,44 70,1 7.0 26,11 55,2 13,0 18,1 36,2 59,2 8.0 25,2 49,33 12,40 16,2 35,33 58,1

Kết quả ở Bảng 4.13 cho thấy nấm F. moniliformae phát triển đƣợc trong môi trƣờng có pH từ 4,0 - 8,0 nhƣng với pH = 5 và pH = 6,0 khuẩn lạc sinh trƣởng phát triển mạnh nhất. Tuy nhiên ở pH = 4,0 đƣờng kính của nấm là lớn nhất sau 3 ngày nuôi cấy, nhƣng sau 6 ngày thì lại thấy rõ đƣờng kính nấm ở môi trƣờng pH = 5 và pH = 6 lớn hơn hẳn so với các môi trƣờng có độ pH khác. Môi trƣờng có độ pH thấp 4,0 môi môi trƣờng có độ pH cao 7,0 và 8,0 sợi nấm sinh trƣởng kém hơn, thƣờng chuyển từ màu trắng sang màu hơi đen (Hình 4.44). Nhƣ vậy kết quả cho thấy nấm F. moniliformae phát triển tốt trong môi trƣờng trung tính hơi chua, ở môi trƣờng kiềm sợi nấm phát triển kém. Môi trƣờng pH = 6 sợi nấm hình thành bào tử vô tính là nhanh nhất.

Kết quả ở bảng trên cho thấy nấm Seimatosporium sp. phát triển đƣợc trong môi trƣờng có pH từ 4,0 - 8,0 nhƣng với pH = 5 và pH = 6,0 nấm sinh trƣởng phát triển mạnh nhất. Trong 3 ngày đầu thì tốc độ phát triển của môi trƣờng pH= 4 là nhanh nhất, tuy nhiên càng về sau tốc độ của nó lại chậm dần

89

lại, kèm theo màu sắc của sợi nấm từ màu trắng kem chuyển sang màu nâu vàng, ở môi trƣờng pH= 5 và pH= 6 lại tăng lên. Môi trƣờng pH = 7 và pH = 8 có sự sinh trƣởng phát triển kém hơn so với 3 môi trƣờng trên. Nhƣ vậy sợi nấm phát triển tốt trên môi trƣờng trung tính hơi chua, ở môi trƣờng kiềm sợi nấm phát triển kém (Hình 4.45).

Nấm C. gloeosporioides phát triển đƣợc trong môi trƣờng có pH từ 4,0 - 8,0, nhƣng pH = 6,0 là nấm sinh trƣởng phát triển mạnh nhất. Tuy nhiên ở pH = 4,0 đƣờng kính của nấm là lớn nhất sau 3 ngày nuôi cấy, nhƣng sau 6 ngày thì lại thấy rõ đƣờng kính nấm ở môi trƣờng pH = 6 lớn hơn hẳn so với các môi trƣờng pH khác. Ở những ngày đầu pH = 4.0 sợi nấm phát triển nhanh nhƣng càng về sau thì sinh trƣởng, phát triển kém hơn, đặc biệt ta thấy sợi nấm từ màu trắng chuyển sang màu hơi đen. Môi trƣờng pH = 7 và pH = 8 sợi nấm sinh trƣởng kém, sợi nấm màu xám đen, đặc biệt về sau môi trƣờng pH= 8 sợi nấm ngả màu hoàn toàn từ màu trắng sang màu đen (Hình 4.46). Nhƣ vậy kết quả cho thấy nấm C. gloeosporioides phát triển tốt trong môi trƣờng trung tính axit nhẹ, nhƣng thích hợp ở môi trƣờng trung tính.

Khi phân tích sự sinh trƣởng phát triển của nấm ở pH môi trƣờng khác nhau theo thời gian cho thấy trong 3 ngày đầu sự khác nhau của đƣờng kính của nấm ở các mức pH khác nhau là không rõ ràng, sau 6 ngày nuôi cấy mức độ sinh trƣởng phát triển của nấm mới thể hiện một cách rõ rệt.(Hình 4.47).

Hình 4.47. Sinh trƣởng của hệ sợi nấm gây bệnh ở các pH môi trƣờng khác nhau 0 20 40 60 80 4.0 5.0 6.0 7.0 8.0 pH D(mm) 3 ngày(F.monliormae) 6 ngày(F.monliormae) 3 ngày( Seimatosporium sp) 6 ngày( Seimatosporium sp) 3 ngày( C. gleosporioides) 6 ngày( C. gleosporioides)

90

Hình 4.44.Sự sinh trƣởng của sợi nấm F.moniliformae ở các pH môi trƣờng khác nhau

Hình 4.45.Sự sinh trƣởng của sợi nấm Seimatos porium s p ở các pH môi trƣờng khác nhau

91

4.5. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI CÂY CON Ở VƢỜN 4.5.1. Đề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp 4.5.1. Đề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp

Bệnh hại keo lai và mỡ (thối nhũn, khô đầu hom, thán thƣ) gây ảnh hƣởng lớn đến sinh trƣởng phát triển của cây con giai đoạn vƣờn ƣơm, ảnh hƣởng đến công tác trồng rừng. Trƣờng hợp cây bị bệnh nặng làm cho cây bị thối và chết, lá bị bệnh nặng làm mất khả năng quang hợp héo khô và rụng. Dựa trên kết quả nghiên cứu về quá trình phát sinh, phát triển của bệnh và dựa trên những kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc, một số biện pháp dựa trên nguyên lý phòng trừ tổng hợp (IPM) đƣợc đề xuất nhƣ sau:

4.5.1.1. Biện pháp kỹ thuật canh tác ở vƣờn ƣơm

Các biện pháp kỹ thuật canh tác ở vƣờn ƣơm nhằm cải thiện điều kiện sinh trƣởng, phát triển của cây hay nói cách khác cải thiện hệ sinh thái của bệnh. Nhằm tạo điều kiện cho cây sinh trƣởng, nhƣng bất lợi cho sự phát sinh, phát dịch của bệnh.

Cụ thể là:

- Gieo ƣơm đúng thời vụ: Trong tất cả các yếu tố khí hậu thì nhiệt độ ảnh hƣởng rõ rệt và nhạy cảm nhất, tránh gieo ƣơm vào mùa bệnh hại phát triển. Chọn đất vƣờn ƣơm thích hợp với phƣơng châm “đất nào cây ấy’’ để nâng cao tính chống chịu của cây. Đối với keo lai nên tiến hành giâm hom vào cuối tháng 4 và kết thúc vào tháng 11. Đối với cây mỡ gieo ƣơm vào mùa thu và đông xuân, vụ chính là vụ thu. Không gieo ƣơm trên những lập địa thoát nƣớc kém, bị úng ngập trong mùa mƣa vì ở điều kiện ẩm và ấm thuận lợi cho nấm phát triển. Đối với keo lai và mỡ không nên gieo ƣơm những loại cây này trên đất axit nhẹ (pH= 5 và pH =6) vì đây là môi trƣờng pH rất thích hợp cho sự phát triển của nấm mà lại không thích hợp với gieo ƣơm hai loại cây này.

92

- Không gieo ƣơm với mật độ quá cao ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của cây. Mật độ cao dẫn đến cạnh tranh không gian dinh dƣỡng, cây trồng ít nhận đƣợc ánh sáng, sinh trƣởng kém dẫn đến bệnh hại.

- Chăm sóc giai đoạn cây con nhƣ:

+ Che nắng nhằm điều chỉnh ánh sáng thích hợp cho cây con, đồng thời duy trì ôn độ mặt đất tạo điều kiện cho cây quang hợp, làm giảm sự bốc hơi mặt đất, giảm thoát hơi nƣớc ở mặt lá. Mỗi loài cây khác nhau độ che sáng khác nhau, xác định độ che sáng phải căn cứ vào đặc tính sinh thái của cây, căn cứ vào tuổi cây. Đối với cây mỡ ở giai đoạn mới mọc che bóng 50 - 60% AS, giai đoạn cây con che bóng 50% ánh sáng, dỡ bỏ dần dàn che trƣớc khi đem trồng. Đối với keo lai khi mới giâm hom, những ngày nắng gắt che râm hoàn toàn. Sau khi giâm một tháng che bóng 50% và tháo bỏ dần giàn che khi cây ổn định.

+ Tƣới nƣớc: Xác định lƣợng nƣớc tƣới cho mỗi lần và chu kỳ tƣới cần căn cứ vào thời tiết trong thời gian chăm sóc cây con, độ ẩm của đất trƣớc khi tƣới, thành phần cơ giới và đặc tính sinh thái của từng loài cây.Trong cùng một loài cây con phải dựa vào đặc điểm của từng thời kỳ sinh trƣởng mà xác định lƣợng nƣớc tƣới thích hợp. Đối với cây mỡ giai đoạn hạt nảy mầm tƣới 2-3 lit/m2/ngày, giai đoạn sau cấy tƣới 1-2lần/ngày với liều lƣợng 4-5 lít/m2. Đối với hom keo sau khi giâm phải tƣới sao cho bề mặt lá luôn giữ ẩm.

+ Nhổ cỏ xới đất: Trong quá trình chăm sóc tƣới nƣớc cho cây, đất mặt luống thƣờng bị nén chặt và đóng váng, làm cho lớp đất mặt bị giảm sức thấm nƣớc, tăng lƣợng nƣớc bốc hơi mặt đất, cỏ dại xâm lấn, cạnh tranh nƣớc, dinh dƣỡng khoáng và ánh sáng mãnh liệt với cây con, đồng thời còn là nơi ẩn náu của các loài bệnh hại….Vì vậy, làm cỏ xới đất nhằm làm cho đất tơi xốp, thoáng khí giảm bớt sự cạnh tranh dinh dƣỡng giữa cây con với cỏ dại, đồng thời xúc tiến phân giải của phân bón và hoạt động của VSV đất, làm mất cƣ

93

trú của các loài sâu bệnh hai, côn trùng. Đối với cây mỡ định kỳ 15-20 ngày nhổ cỏ kết hợp phá váng, keo hom định kỳ làm cỏ phá váng 15 ngày/ lần. + Bón phân: Phân bón giúp cung cấp dinh dƣỡng cho cây, cải thiện lý, hoá tính của đất, điều hoà độ pH, tăng hoạt động của vi sinh vật, bón phân xẽ làm ảnh hƣởng gián tiếp đến quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây. Có hai phƣơng thức bón phân cho cây con trong vƣờn đạt hiệu quả tốt:

Bón lót đƣợc tiến hành trƣớc khi gieo ƣơm, khi cày bừa làm đất gieo hoặc đóng bầu ta tiến hành bón có thể dùng phân xanh, phân chuồng hoai. Đối với cây mỡ hỗn hợp ruột bầu 85% đất + 10% phân chuồng hoai + 1% Supe lân. Đối với giâm hom keo lai không bón lót khi giâm hom.

Bón thúc khi gieo cây đã mọc và khi cấy cây vào bầu đã nén rễ vào giai đoạn cây sinh trƣởng mạnh, tăng sức chống chịu của cây đối với bệnh hại có thể bón thêm lân và kali vào mùa đông để tăng sức chống rét và khả năng kháng bệnh cho cây. Khi bón phân hữu cơ phải bón phân hoai mục để tránh sự truyền nhiễm nấm bệnh lây lan tới cây. Đối với cây mỡ bón thúc phân chuồng hoai 60-70% trộn đều với 20-30% phân lân, dùng sàng phủ đều lên mặt luống ( bón lấp chân) với liều lƣợng 1-2kg/m2

. Đối với hom keo lai sau khi cây ổn định có thể tƣới thúc bằng NPK nồng độ 1%.

+ Xén rễ, đảo bầu, tỉa thƣa

Sau khi cây mọc tốt phải xén rễ kết hợp với đảo bầu tỉa thƣa. Mục đích tạo điều kiện cho cây con có khoảng trống thích hợp và đều nhau, đồng thời kết hợp loại bỏ cây xấu, cây sâu bệnh. Cải thiện không gian dinh dƣỡng (nƣớc,dinh dƣỡng khoáng và ánh sáng) để cây sinh trƣởng nhanh phát triển cân đối không bị bệnh hại tấn công.

- Chọn và chăm sóc giống cây chống chịu bệnh bằng cách lai tạo giữa giống cây kháng bệnh cao nhƣng năng suất thấp sinh trƣởng kém với giống cây kháng bệnh yếu, sinh trƣởng phát triển tốt năng xuất cao. Đây là một

94

hƣớng cần đƣợc quan tâm trong thời gian tới. Vì có hiệu quả cao cả về chống bệnh, kinh tế và năng suất.

4.5.1.2. Biện pháp vật lý cơ giới

Khi gieo ƣơm, cây ƣơm cần đƣợc bảo vệ nhằm mục đích hạn chế sự lây lan của bệnh hại, thu gom toàn bộ rác, làm cỏ, phát quang bụi dại, khơi thông cống, rãnh thoát nƣớc, tránh ứ đọng nƣớc. Nếu có nƣớc ứ đọng sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển. Trƣớc khi tiến hành gieo ƣơm, cày bừa làm tơi xốp đất, diệt trừ cỏ dại, thoáng khí để tạo điều kiện cho một số sinh vật hữu ích phát triển. Những nơi có nguồn sơ xâm nhiễm và tái xâm nhiễm tồn tại trong đất, phải xử lý đất, có thể dùng một số hoá chất hoặc vôi bột để trộn vào đất. Những nơi có điều kiện thì sau khi thời vụ kết thúc cần cầy lật phơi ải đất.

- Đối với bệnh hại lá ta thƣờng xuyên theo dõi nếu thấy bệnh xuất hiện ta ngắt bỏ toàn bộ những lá bị bệnh đem đốt hoặc huỷ bỏ.

- Đối với bệnh hại thân: Ta thƣờng xuyên theo dõi nếu phát hiện cây bị bệnh ta nhổ bỏ, cây trong bầu ta nhấc cả bầu lên và đem bỏ đi nơi khác để tránh lây lan. Đối với bệnh này không nên để ẩm ƣớt quá, không nên bón phân chƣa hoai… ta phải gieo đúng thời vụ, không sớm quá, không muộn qúa tránh gieo ƣơm vào mùa bệnh hại phát triển mạnh. Thƣờng xuyên theo dõi mức độ phát sinh, phát triển và lây lan của bệnh để có biện pháp phòng trừ

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần bệnh hại cây con ở giai đoạn vườn ươm và đề xuất biện pháp phòng chống dịch hại tổng hợp tại thái nguyên .pdf (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)