Hệ sợi nấm gây bệnh khô đen lá keo

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần bệnh hại cây con ở giai đoạn vườn ươm và đề xuất biện pháp phòng chống dịch hại tổng hợp tại thái nguyên .pdf (Trang 58)

- Giám định nguyên nhân gây bệnh

Từ những triệu chứng của bệnh đã đƣợc mô tả và đặc điểm của bào tử vô tính, qua khoá định phân loại vật gây bệnh khô đen lá keo lai đƣợc xác định là:

+ Gai đoạn vô tính: Tên loài: Colletotrichum gloeosprioides, Họ: Phyllachoraceae, Bộ: Phyllachorales, Lớp: Sordariomycetes, Ngành: Nấm túi. + Giai đoạn hữu tính: không tìm thấy.

59

4.1.2.3. Bệnh khô lá keo lai

- Mô tả triệu chứng và đặc điểm của nấm gây bệnh khô lá keo lai

Lá bị bệnh xuất hiện những chấm màu nâu ở đầu lá hoặc mép lá, sau đó lan rộng ra mặt lá. Tổ chức bị bệnh có màu nâu (Hình 4.12). Bệnh nặng làm cho lá mất khả năng quang hợp.

Hình 4.12.Triệu chứng bệnh khô lá keo keo lai

Trên tổ chức bị bệnh có các chấm nhỏ màu đen, phân bố rải rác, đó là thể quả của nấm gây bệnh. Khi gặp điều kiện ẩm độ thích hợp trên mặt lá nổi lên các sợi màu đen nhƣ sợi tóc dài 5-10 mm, đó là các khối bào tử của nấm. Bào tử có hình trứng dài, có 3 vách ngăn, tạo thành 5 tế bào, hai tế bào ở 2 đầu không màu, 3 tế bào ở giữa có màu nâu vàng, ở hai đầu bào tử có râu, một đầu đầu phân nhánh và một đầu râu không phân nhánh (Hình 4.13).

60

Hệ sợi nấm khi phân lập và nuôi cấy nấm trên môi trƣờng PDA có màu trắng đục (Hình 4.14). Khi già xuất hiện nhiều bào tử vô tính màu đen trên bề mặt của hệ.

Hình 4.14. Hệ sợi nấm gây bệnh khô lá keo lai - Giám định nguyên nhân gây bệnh - Giám định nguyên nhân gây bệnh

Từ những triệu chứng của bệnh đã đƣợc mô tả và đặc điểm của bào tử vô tính, đối chiếu với khóa phân loại nấm gây bệnh đề tài đã xác định là: + Giai đoạn vô tính: tên loài: Petstalotiopsis acacciae, Họ Amphisphaeriaceae, Bộ Xylariales, Lớp:Sordariomycetes, Ngành: Nấm túi. + Giai đoạn hữu tính: không tìm thấy

4.1.2.4. Bệnh đốm lá keo lai

- Mô tả triệu chứng và đặc điểm của nấm gây bệnh đốm lá keo lai

Lá bị bệnh xuất hiện các chấm màu vàng nhạt sau nặng chuyển thành màu nâu. Vết bệnh phân bố rải rác trên toàn bộ phiến lá, vết bệnh sẽ lan dần

61

và làm toàn bộ lá bị khô, bệnh nặng làm lá biến thành màu và rụng (Hình 4.15).

Hình 4.15. Triệu chứng bệnh đốm lá keo lai

Trên các tổ chức bị bệnh có xuất hiện nhiều chấm nhỏ màu đen đó là thể quả nấm gây bệnh. Khi gặp điều kiện ẩm độ thích hợp thể quả nấm gây bệnh nổi rõ hơn trên bề mặt lá (Hình 4.16).

62

Bào tử hữu tính có dạng nấm túi, tám bào tử đƣợc chứa trong 1 túi, kích thƣớc của túi bào tử: chiều dài 40,33μm chiều rộng 10 μm (Hình 4.17).

Hình 4.17. Túi bào tử và Bào tử hữu tính nấm gây bệnh đốm lá keo lai

Hệ sợi nấm phân lập và nuôi cấy trên môi trƣờng PDA có màu trắng ngà, sợi nấm mọc khoẻ và bông, độ dày tƣơng đối đồng đều (Hình 4.18).

Hình 4.18. Hệ sợi nấm gây bệnh đốm lá keo lai - Giám định nguyên nhân gây bệnh - Giám định nguyên nhân gây bệnh

Từ những triệu chứng của bệnh đã đƣợc mô tả và đặc điểm của bào tử hữu tính, đối chiếu với khóa phân loại nấm gây bệnh đƣợc xác định là:

63

+ Giai đoạn hữu tính:Tên loài:Glomerella sp., Họ Glomerellaceae, Bộ Ophiostomatales, Lớp nấm túi:Ascomycetes, Ngành: Nấm túi.

+ Giai đoạn vô tính: Không tìm thấy

4.1.2.5. Bệnh phấn trắng lá keo

- Mô tả triệu chứng và đặc điểm của nấm gây bệnh phấn trắng lá keo

Khi mới bị bệnh trên các lá và ngọn xuất hiện bột màu trắng rồi lan dần sang lá non và lá già, đốm bột trắng lan dần, không có hình dạng cố định (Hình 4.19). Khi cây bị bệnh nặng làm cho mép lá khô quăn lại, ngọn khô dần và chết.

Hình 4.19.Triệu chứng bệnh phấn trắng lá keo

Bào tử hình elip, hai đầu bằng. Chiều dài 27μm và rộng 12 μm (Hình 4.20).

64

- Giám định nguyên nhân gây bệnh

Từ những triệu chứng của bệnh đã đƣợc mô tả và đặc điểm của bào tử vô tính, đối chiếu với khoá định phân loại nấm gây bệnh phấn trắng lá keo lai đƣợc xác định là:

+ Giai đoạn vô tính: Tên loài: Oidium sp., Họ Erysiphaceae, Bộ Erysiphales, Lớp thể quả hình chén:Sordariomycetes, Ngành: Nấm túi.

+ Giai đoạn hữu tính: Không tìm thấy

4.1.2.6. Bệnh thối nhũn hom keo lai

- Mô tả triệu chứng và đặc điểm của nấm gây bệnh thối nhũn hom keo

Bệnh ban đầu xuất hiện ở phần gốc của hom, chân hom keo bị nhiễm nấm có màu vàng cánh dán sau nặng thành màu đen và lan dần cả hom. Bị bệnh nặng làm cho hom bị thối nhũn và chết (Hình 4.21).

Hình 4.21. Triệu chứng của bệnh thối nhũn hom

Bào tử vô tính có 2 dạng: macroconidia có dạng hình ca nô, 4-5 vách ngăn, chiều dài 15,3μm, chiều rộng 4,72 μm, dạng microconidia có 1 tế bào, hình trứng hơi dài (Hình 4.22).

65

Hình 4.22. Bào tử vô tính nấm gây bệnh thối nhũn hom

Hệ sợi nấm phân lập và nuôi cấy trên môi trƣờng PDA có màu trắng đục, có độ dày tƣơng đối đồng đều (Hình 4.23).

Hình 4.23. Hệ sợi nấm gây bệnh thối nhũn hom keo lai

Thực hiện thí nghiệm gây bệnh nhân tạo từ bào tử phân lập đƣợc kết quả cho thấy chủng nấm phân lập đƣợc đã gây bệnh thối nhũn hom keo sau 10 ngày, toàn bộ các lá keo ở công thức gây bệnh đã bị bệnh, trong khi đó đối chứng không bị bệnh (Hình 4.24).

66

Hình 4.24. Thí nghiệm gây bệnh nhân tạo đối với nấm - Giám định nguyên nhân gây bệnh

Từ những triệu chứng của bệnh đã đƣợc mô tả và đặc điểm của bào tử vô tính, đối chiếu với khoá định phân loại nấm gây bệnh thối nhũn hom keo lai đƣợc xác định là:

+ Giai đoạn vô tính: Tên loài: Fusarium moniliformae Sheld., Họ Nectriaceae, Bộ Hypoceales, Lớp:Sordariomycetes, Ngành: Nấm túi.

+ Giai đoạn hữu tính: Không tìm thấy

4.1.2.7. Bệnh khô đầu hom keo lai

- Mô tả triệu chứng và đặc đặc điểm của nấm gây bệnh khô đầu hom keo

Bệnh chủ yếu là khô đầu hom, thối và đen ngọn. Ban đầu ở trên thân, nhất là ở đầu ngọn hình thành các đốm màu đen, sau đó lan dần ra và thối đen toàn ngọn. Chỗ vết bệnh thƣờng xuất hiện các sợi nấm. Cây bị bệnh có màu sắc không tƣơi nhƣ cây khoẻ. Khi bị bệnh nặng, vỏ khô dần, co thắt, nhăn nheo, mô vỏ bị bệnh teo lại làm cho ngọn bị thối dẫn đến cây bị cụt ngọn mất khả năng sinh trƣởng và phát triển. Bệnh nặng làm cho cây bị chết khô và đổ gục (Hình 4.25).

Đối chứng Hom keo nhiễm nấm

67

Hình 4.25. Triệu chứng bệnh khô đầu hom keo lai

Khi gặp điều kiện thuận lợi về độ ẩm trên mặt thân bị bệnh nổi lên các chấm hình tròn màu trắng ngà, đó là các khối bào tử vô tính của nấm (Hình 4.26).

Hình 4.26. Khối bào tử nấm gây bệnh chết khô hom

Bào tử vô tính có hình cong lƣỡi liềm, có hai râu đầu, ban đầu không màu sau đó chuyển sang màu vàng, Kích thƣớc: chiều dài 13,50 μm chiều rộng 3,0 μm (Hình 4.27).

68

Hình 4.27. Bào tử vô tính nấm gây bệnh khô đầu hom

Hệ sợi nấm khi phân lập và nuôi cấy trên môi trƣờng PDA có màu trắng kem, hệ sợi có nhiều khía và hệ sợi mọc ngắn, khuẩn lạc có độ dày tƣơng đối đồng đều (Hình 4.28).

Hinh 4.28. Hệ sợi nấm gây bệnh khô đầu hom

Thực hiện thí nghiệm gây bệnh nhân tạo từ bào tử phân lập đƣợc kết quả cho thấy chủng nấm phân lập đƣợc đã gây bệnh khô đầu hom keo sau 10 ngày, toàn bộ các hom keo ở công thức gây bệnh đã bị bệnh, trong khi đó đối chứng không bị bệnh (Hình 4.29).

69

Hình 4.29. Thí nghiệm gây bệnh nhân tạo - Giám định nguyên nhân gây bệnh - Giám định nguyên nhân gây bệnh

Từ những triệu chứng của bệnh đã đƣợc mô tả và đặc điểm của bào tử vô tính, đối chiếu với khoá định phân loại nấm gây bệnh khô đầu hom keo lai đƣợc xác định là:

+ Giai đoạn vô tính: Tên loài: Seimatosporium sp., Họ Amphisphaeriaceae, Bộ Xylariales, Lớp:Sordariomycetes, Ngành: Nấm túi.

+ Giai đoạn hữu tính: Không tìm thấy

4.2. ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ BỊ BỆNH VÀ MỨC ĐỘ BỊ BỆNH CỦA CÂY KEO LAI VÀ MỠ Ở VƢỜN ƢƠM

Điều tra đánh giá tỷ lệ và mức độ bị bệnh đối với keo lai và cây Mỡ ở 3 vƣờn ƣơm: Vƣờn ƣơm Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Vƣờn ƣơm Công ty giống cây trồng Bắc Nam, Vƣờn ƣơm Công ty ván dăm Thái Nguyên. Kết quả tính toán về tỷ lệ bị bệnh, chỉ số bị bệnh trung bình và mức độ bị hại của từng loại bệnh hại keo lai và Mỡ đƣợc thể hiện ở Bảng 4.2.

Đối chứng

70

Bảng 4.2. Tỷ lệ và mức độ bị bệnh của keo lai và Mỡ ở vƣờn ƣơm

TT Tên bệnh Nấm gây bệnh Tỷ lệ bị bệnh (%) Chỉ số bị bệnh Mức độ bị bệnh

1 Khô đen lá keo lai C. gloeosporioides 23,3 0,9 +

2 Khô lá keo lai P. acaciae 20,0 0,5 +

3 Đốm lá keo lai Gromerella sp. 38,0 0,8 +

4 Phấn trắng lá keo lai Oidium acaciae 40,0 1,0 +

5 Khô đầu hom keo lai Seimatosporium sp. 45,6 2,0 ++

6 Thối hom keo lai F. moniliformae 85,5 3,0 +++

7 Thán thƣ lá mỡ C. gloeosporioides 76,7 2,23 +++

Kết quả ở bảng trên cho thấy tỷ lệ, chỉ số bị bệnh và mức độ bị hại ở các loại bệnh là khác nhau, từ bị hại nhẹ cho đến bị hại nặng. Trong tổng số 7 loại bệnh thì 4 loại bệnh bị hại nhẹ không gây ảnh hƣởng đến thiệt hại về kinh tế đó là bệnh khô đen lá keo tỷ lệ bị bệnh 23,3% cây bị hại ở mức độ nhẹ, bệnh khô lá keo có tỷ lệ bị bệnh 20,0%, cây bị hại ở mức độ nhẹ và bệnh đốm lá keo với tỷ lệ bị bệnh 38,0 %, cũng ở mức độ bị hại nhẹ, bệnh phấn trắng có tỷ lệ bị bệnh là 40%. Mức độ hại nhẹ cây bị bệnh làm cho lá, thân khô và quăn lại không sinh trƣởng phát triển đƣợc. Còn lại 3 loại bệnh có tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị hại nặng hơn đó là: bệnh thán thƣ lá mỡ, bệnh thối hom keo, bệnh khô đầu hom keo. Trong đó, bệnh khô đầu hom keo với tỷ lệ bị bệnh 45,6 %, mức độ hại trung bình, tuy ở mức độ hại trung bình nhƣng đối với loại bệnh này khi cây bị nhiễm bệnh thƣờng làm cây bị cụt ngọn, nặng dẫn đến mất toàn bộ thân cây và chết nên khi bị loại bệnh cũng gây thiệt hại về kinh tế. Bệnh thối hom có tỷ lệ bị bệnh chiếm 85,5%, mức độ bị hại nặng, khi giâm hom cây thƣờng mắc loại bệnh này, bệnh làm cây thối nhũn và chết

71

toàn bộ. Bệnh thán thƣ lá mỡ có tỷ lệ bị bệnh chiếm 76,7%, mức độ bị hại nặng, lá bị bệnh nặng làm mất khả năng quang hợp, héo và rụng.

Qua kết qủa điều tra ngoài thực địa cho thấy bệnh chính đối với keo lai là: bệnh khô đầu hom, bệnh thối hom,Còn đối với bệnh cây Mỡ thì bệnh thán thƣ lá mỡ là chủ yếu. Nhƣ vậy, đề tài sẽ đi sâu vào nghiên cứu những loại bệnh chính trên để tìm ra giải pháp phòng trừ có hiệu quả nhất (Hình 4.30).

4.3. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI HỌC CỦA VẬT GÂY BỆNH CHÍNH CHO CÂY KEO LAI VÀ MỠ

4.3.1.Quá trình phát sinh, phát triển của bệnh trong năm

Theo dõi quá trình phát sinh, phát triển của bệnh đƣợc điến hành trong thời gian 6 tháng, từ tháng 1 đến tháng 6, chỉ tiêu theo dõi là tỷ lệ và chỉ số

Hình 4.30. Biểu đồ tỷ lệ và chỉ số bị bệnh keo lai và mỡ

23.3 20 38 40 45.6 85.5 76.7 0.9 0.5 0.18 1 2 3 2.23 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 C. g loeo spor ioid es P. a caci ae Gro mer ella sp. Oid ium aca ciae Seim atos poriu m s p. F. m onili form ae C. g loeo spor ioid es Nấm gây bệnh TL(%) Tỷ lệ bị bệnh (%) Chỉ số bị bệnh

72

bệnh của một số bệnh hại chính cây keo lai và cây mỡ, kết qủa điều đƣợc thể hiện ở Bảng 4.3.

Bảng 4.3. Quá trình phát sinh, phát triển của bệnh Tên bệnh cây Tháng điều tra Tỷ lệ bị bệnh % Chỉ số bị bệnh Mức độ bị hại Thối nhũn hom keo lai 1 76,7 2,21 +++ 2 70,0 2,1 +++ 3 86,5 3,4 ++++ 4 42,7 1,1 ++ 5 30,3 0,10 + 6 20,0 0,02 +

Khô đầu hom keo lai 1 25,0 1,1 ++ 2 30,0 1,5 ++ 3 52,5 2,0 +++ 4 10,0 0,03 + 5 20,0 0,02 + 6 16,0 0,01 + Thán thƣ lá mỡ 1 60,0 2,0 ++ 2 63,3 2,01 +++ 3 82,5 3,2 ++++ 4 50,3 1,2 ++ 5 25,0 0,16 + 6 16,0 0,07 +

Qua bảng trên cho thấy: tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị hại qua các tháng điều tra là khác nhau. Tháng đầu tiên bệnh hại ở mức trung bình theo từng đám do thời tiết khoảng thời gian đó ấm áp và không có mƣa, độ ẩm không khí thấp. Đến lần điều tra vào tháng 2 và tháng 3 bệnh tăng lên đột ngột nguyên nhân là do thời tiết mƣa phùn kéo dài, trời u ám, độ ẩm không khí cao, đặc biệt là tháng 3 độ ẩm không khí 90% số giờ nắng 13 giờ nên tạo điều kiện thuận lợi cho sự lây lan của bào tử cho nấm gây bệnh cây keo lai và Mỡ. Cho đến những lần điều tra vào những tháng sau

73

thì bệnh có sự giảm xuống, nguyên nhân là do nhiệt độ trong tháng 4 tháng 5 và tháng 6 đã tăng cao, cƣờng độ ánh sáng mạnh, số ngày mƣa trong tháng nhiều nhiệt độ trung bình là 26-290

C, thêm vào đó có sự kết hợp phun thuốc trị bệnh kịp thời làm cho cây thích nghi với điều kiện môi trƣờng, tạo điều kiện thuận cho cây sinh trƣởng phát triển tốt và hạn chế nấm bệnh phát triển.

3.3.2.Ảnh hƣởng của tuổi cây chủ đến tỷ lệ và mức độ bị bệnh

Tuổi cây chủ là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến sự sâm nhiễm, phát sinh, phát triển của VGB. Lập ODB ở các luống keo lai và Mỡ có độ tuổi khác nhau. Số liệu thu thập về tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị hại đƣợc thể hiện ở Bảng 4.4.

Bảng 4.4. Ảnh hƣởng của tuổi cây đến tỷ lệ và mức độ bị bệnh

Tên bệnh cây Tuổi Tỷ lệ bị bệnh %

Chỉ số bị bệnh

Mức độ bị bệnh

Thối nhũn hom keo lai 1 tháng tuổi 79,6 2,30 +++

2 tháng tuổi 9,0 0,05 +

3 tháng tuổi - - 0

4 tháng tuổi - - 0

Khô đầu hom keo lai 1 tháng tuổi 40,2 1,55 ++

2 tháng tuổi 39,5 1,20 ++ 3 tháng tuổi 30,3 0,11 + 4 tháng tuổi 20,0 0,09 + Thán thƣ lá mỡ 1 tháng tuổi 10 0,5 + 2 tháng tuổi 70,8 2,22 +++ 3 tháng tuổi 63,2 2,1 +++ 4 tháng tuổi 50,0 1,56 ++

Qua bảng trên ta thấy sự khác biệt rõ về tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị hại ở các tuổi cây khác nhau. Bệnh giảm dần theo lứa tuổi, ở giai đoạn cây còn non sức đề kháng kém nên tỷ lệ bị bệnh cao hơn so với những cây gần đến tuổi xuất vƣờn. Điều này cho thấy tuổi cây càng nhỏ thì tỷ lệ bị bệnh càng cao, đặc biệt là cây con giai đoạn mới cấy vào bầu. Riêng bệnh hại mỡ là do bệnh hại lá nên cây con ở 1 tháng tuổi do cây chƣa có nhiều lá nên bệnh hại lá tỷ lệ bị nhẹ.

74

4.3.3 Ảnh hƣởng của mật độ đến quá trình phát sinh phát triển của bệnh.

Lập các ODB ở các luống keo lai và Mỡ có mật độ xếp cây khác nhau, điều

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần bệnh hại cây con ở giai đoạn vườn ươm và đề xuất biện pháp phòng chống dịch hại tổng hợp tại thái nguyên .pdf (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)