Hệ thực vật.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục hồi tính đa dạng thực vật tại trạm đa dạng sinh học mê linh - vĩnh phúc .pdf (Trang 32 - 35)

C) 3,3 4 Lượng mưa bình quân năm ( mm) 1358,

3.3.2. Hệ thực vật.

Thảm thực vật ở đây thể hiện rõ nhất trong nền cảnh chung của rừng nhiệt đới gió mùa. Vào cuối thời cảnh tân và thời toàn tân, trên đất Vĩnh Phúc rừng rậm không chỉ phủ kín dãy Tam Đảo với nhiều loại gỗ quý hiếm, mà vùng đồi gò nhấp nhô, thậm chí cả vùng đồng bằng bao suốt từ Lập Thạch, Tam Dương đến Bình Xuyên, Mê Linh cũng là những cánh rừng bạt ngàn.

Qua hàng ngàn, hàng vạn năm bị khai thác, tàn phá nghiêm trọng, đồng bằng đã trở thành những làng trù phú, những cánh đồng xanh mướt, gò đồi trở nên trơ trụi bạc màu, còn vùng núi cao rừng sâu Tam Đảo bị chặt phá thảm hại. Thế mà ngày nay Tam Đảo vẫn được xem là vùng đa dạng sinh học lớn. Xem thế đủ biết, tiềm năng thực động vật thời tiền sơ sử phong phú biết bao.

Mới gần đây thôi và cũng chỉ mới qua khỏa sát bước đầu các nhà thực vật học đã thống kê trong vườn Quốc gia Tam Đảo có tới 130 họ, 344 chi,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

490 loài thực vật bậc cao. Trong đó, nhóm quyết thực vật có 21 họ, 32 chi, 53 loài, nhóm thực vật hạt kín có 102 họ, 305 chi, 426 loài. Xét về công dụng, có thể phân chia thực vật ở vùng Tam Đảo thành các nhóm sau:

- Nhóm cho gỗ: có 83 loài.

- Nhóm làm rau ăn: có 54 loài.

- Nhóm làm thuốc: có 214 loài.

- Nhóm cho quả ăn: có 62 loài.

Trong số đó, nhiều loài có giá trị cao như Pơmu, la hán, kim giao, sam pông, trầm hương. Những loại thực vật quý hiếm này tập trung ở đỉnh Rùng Rinh và phân bố ở độ cao trên 800m. Các loài gỗ tứ thiết đinh, lim, sến, táu, lát hoa, nhiều cây thuốc quý như sa nhân, ngũ gia bì, hà thủ ô… Và nhiều loài cây búng báng thường gặp trong rừng núi Tam Đảo.

Theo Giáo sư Nguyễn Tiến Bân, trạm đa dạng sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc nằm trong miền địa lí thực vật “ Đông Bắc và Bắc Trung Bộ”, trong đó chủ yếu tồn tại những nhân tố bản địa đặc hữu của khu hệ thực vật Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa với các ưu hợp thực vật họ Re ( Lauraceae), họ Dẻ ( Fagaceae), họ Dâu tằm ( Moraceae), họ Mộc lan ( Magnoliaceae), họ Đậu ( Fabaceae), họ Xoài ( Anacardiaceae), họ Trám ( Burseraceae), họ Bồ hòn ( Sapindaceae), họ Sau sau ( Hamamelidaceae), họ Gạo ( Bombacaceae)… Đây cũng là nơi có các yếu tố thức vật di cư từ phía Nam lên như các loài cây thuộc họ Dầu ( Dipterocarpaceae)…[3].

Theo số liệu điều tra năm 2000 – 2001, của phòng thực vật và phòng Sinh thái thực vật thuộc Viên sinh thái và Tài nguyên sinh vật, bước đầu đã thống kê tại Trạm đa dạng sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc có 166 họ thực vật, với 651 chi và khoảng 1.129 loài, thuộc 5 ngành sau:

- Ngành Thông đất ( Lycopodiophyta ): Có 2 họ, 3 chi, 6 loài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Ngành Dương xỉ ( Polipo ophyta ): Có 15 họ. 32 chi, 62 loài.

- Ngành Hạt trần ( Gymnospermae ): Có 3 họ, 3 chi, 5 loài.

- Ngành Mộc lan ( Magnoliophyta ): Có 147 họ, 612 chi, 1055 loài.

Trong đó: Lớp Mộc lan (Magnoliopsida): Có 120 họ, 487 chi, 823 loài. Lớp Hành (Liliopsida): Có 27 họ, 125 chi, 232 loài.

Những họ có số lượng loài nhiều gồm: Họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae) có 67 loài; họ Cà phê (Rubiaceae) 53 loài; họ Lan (Orchidaceae) 38 loài; họ Cói (Cyperaceae) 35 loài; họ Đậu (Fabaceae) 35 loài; Một số họ có từ 20 cho đến 30 loài là: họ Gừng (Zingiberaceae), họ Ráy (Araceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Dâu tằm (Moraceae).

Về giá trị tài nguyên thì ở khu vực này có 584 loài được sử dụng làm thuốc; 153 loài cho gỗ; 64 loài được sử dụng làm rau ăn và gia vị; 60 loài cho quả, hạt ăn được; 44 loài được trồng làm cảnh; 27 loài cho tinh dầu và dầu; 27 loài làm thức ăn cho gia súc; ngoài ra còn có 19 loài dùng cho đan lát, làm dây buộc, một số loài cho nhựa, cho củ ăn, làm phân xanh…

Ngoài ra còn có một số khu vực rừng trồng, được khoanh thành lô, thành khoảnh, nhưng mật độ cây trồng còn rất thưa như : Keo, Thông đuôi ngựa, Bồ đề, Bạch dàn…v.v. Trong khu vực Trạm có một số vườn cây mẫu trồng một số cây bản địa như: Lát hoa (Chukrasia tabularis), Sâng (Pometia pinnata), Lim xanh (Erythrophleum), Dẻ (Lithocarpus corneus), Sưa (Alstonia scholaris), Sấu (Dracontomelum dupereanum).

Nói một cách khách quan với diện tích gần 178 ha, hệ thực vật ở Trạm đa dạng sinh học Mê Linh – Vĩnh Phúc là tương đối phong phú về cả thành phần loài cũng như về mặt giá trị sử dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.3.3.Thảm thực vật

Nói đến Thảm thực vật thì Thảm thực vật tự nhiên hiện naytrong Trạm đa dạng sinh học Mê Linh là kết quả của quá trình khai thác gỗ củi thường xuyên, chặt phá đốt rừng lấy đất trồng trọt, chặt phá thảm thực vật tự nhiên để trồng rừng, chăn thả gia súc quá mức… Vì vậy đã phát sinh những trạng thái thảm thực vật khác nhau từ thảm cỏ đến rừng thứ sinh. Trên toàn khu vực có 4 lớp quần hệ với các kiểu thảm thực vật như sau:

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục hồi tính đa dạng thực vật tại trạm đa dạng sinh học mê linh - vĩnh phúc .pdf (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)