Thành phần dạng sống

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục hồi tính đa dạng thực vật tại trạm đa dạng sinh học mê linh - vĩnh phúc .pdf (Trang 56 - 61)

I. Lớp quần hệ (Formation class)

4.2.4. Thành phần dạng sống

Phân tích phổ dạng sống là một vấn đề vô cùng quan trọng trong nghiên cứu về Hệ thực vật . Vì, dạng sống là một đặc tính biểu hiện sự thích nghi của thực vật với điều kiện môi trường . Cho nên, việc nghiên cứu dạng sống sẽ cho thấy mối quan hệ chặt chẽ của cá c dạng sống với điều kiện tự nhiên của từng vùng và biểu hiện sự tác động của các điều kiện sinh thái với từng loài thực vật.

Trong phần thống kê này , chúng tôi áp dụng thang phân loại dạng sống cho khu vực nghiên cứu t heo thang phân loại của Raunkiaer (1934), Nguyễn Nghĩa Thìn (1999, có sửa đổi): Vị trí của chồi so với mặt đất ở mùa bất lợi cho sinh trưởng , gồm 5 nhóm dạng sống cơ bản :

1. Cây có chồi trên đất (Phanerophytes) – Ph. 2. Cây có chồi sát mặt đất (Chamerophytes) – Ch. 3. Cây có chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes) – He.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc- tnu.edu.vn

4. Cây chồi ẩn ( Cryptophytes) – Cr. 5. Cây sống 1 năm (Therophytes) –Th.

Trong nhóm cây chồi trên đất (Ph) có các nhóm phụ sau: + Cây có chồi trên đất lớn và vừ a (Cao > 8m)

(Megaphane’rophytes và Mesophane’rophytes ) – MM. + Cây có chồi nhỏ trên đất (Cao từ 2 – 8 m)

(Microphane’rophytes) – Mi

+ Cây có chồi lùn trên đất (Cao từ 0,25 – 2 m) (Nanophane’rophytes) – Na

+ Cây có chồi leo quấn (Lianes – Phne’rophytes) – Lp

+ Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Epiphytes- phane’rophytes) – Ep

+ Cây có chồi trên thân thảo (Phane’rophytes-Herbaces) – Hp Trong các điểm nghiên cứu trên có tất cả 5 nhóm dạng sống thực vật. Nhóm cây ch ồi trên đất (Ph) có số loài nhiều nhiều nhất 123 loài (Chiếm 75,4% tổng số loài của hệ thực vật ). Các nhóm dạng sống còn lại chiếm tỷ lệ thấp hơn , khoảng từ 5,4 đến 6,6 % tổng số loài : Có 10 cây chồi sát mặt đất (Ch), chiếm 6,3% tổng số loài ; 11 cây chồi nửa ẩn (He) (6,6%); 9 cây chồi ẩn (Cr) (5,4%); 10 cây sống 1 năm (Th) (6,3%). Như vậy, dạng sống thực vật ở đây đã thể hiện được tính chất nhiệt đới điển hình, trong đó nhóm cây chồi trên đấ t (Nhóm cây đại diện cho các vùng nhiệt đới – Ph ) chiếm ưu thế hoàn toàn so với các nhóm dạng sống còn lại (Là những nhóm đại diện cho các hệ thực vật vùng ôn đới , ôn đới bán hoang mạc – Ch, He, Cr, Th). Phổ dạng sống t hực vật trong các kiểu thảm trên của trạm ĐDSH Mê Linh - Vĩnh Phúc :

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc- tnu.edu.vn

SB = 7,54 Ph + 6,3 Ch + 6,6 He + 5,4 Cr + 6,3 Th

Tuy thời gian phục hồi của mỗi trạng thái nghiên cứu khác nhau nhưng nhóm cây chồi trên đất (Ph) trong mỗi kiểu thả m vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các nhóm dạng sống thực vật . Kiểu dạng sống có chồi nhỏ trên đất (Mi) chiếm tỷ trọng rất lớn (36,4% trong các kiểu dạng sống của nhóm Ph), chứng tỏ giai đoạn thảm thực vật các dạng cây gỗ nhỏ rất thích hợp sinh trưởng và phát triển .

Để thấy rõ ảnh hưởng qua lại giữa điều kiện tự nhiên với các dạng sống thực vật , chúng tôi sẽ đi sâu phân tích tính đa dạng loài trong từng nhóm dạng sống , thể hiện khả năng thích ngh i sống của chúng trong từng trạng thái thảm nghiên cứu .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.3. Sự phân bố dạng sống thực vật trong các trạng thái TTV.

Các kiểu dạng sống TTV thấp sau NR TTV cao sau NR TTV cao sau KTK Rừng non Tính chung cho tât cả các

trạng thái TTV Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%)

1. Cây có chồi trên đất (Ph) 34 58,6 59 67,7 53 72,7 43 82,7 123 75,4

+ Cây có chồi trên đất nhỡ và lớn (MM)

1 1,7 5 5,7 8 11,0 10 19,2 20 12,5

Cây có chồi nhỏ trên đất (Mi) 8 13,8 27 38,6 23 31,5 24 46,2 59 36,4 Cây có chồi lùn trên đất (Na) 11 19,0 17 19,5 12 16,4 4 7,7 24 14,4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cây có chồi leo quấn (Lp) 12 20,7 9 11,2 8 11,0 4 7,7 17 10,5 Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống

bám (Ep)

1 1,7 0 0 2 2,7 0 0 2 1,2

Cây có chồi trên thân thảo (Hp) 1 1,7 1 1,1 0 0 1 1,9 1 0,6

2. Cây có chồi sát mặt đất (Ch) 4 6,9 9 10,3 3 4,1 4 7,7 10 6,3

3. Cây có chồi nƣ̉a ẩn (He) 8 13,8 7 8,4 6 8,2 3 5,8 11 6,6

4. Cây chồi ẩn (Cr) 5 8,6 4 4,5 5 6,8 2 3,8 9 5,4

5. Cây sống 1 năm (Th) 7 12,1 8 9,1 6 8,2 0 0 10 6,3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc- tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục hồi tính đa dạng thực vật tại trạm đa dạng sinh học mê linh - vĩnh phúc .pdf (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)